X- Nhật
Bản
Riêng đối với
Nhật Bản ta thấy đất nước này có nhiều may mắn.
A- Công Tâm.
Tuy rằng trong
thời gian này vai trò Nhật Hoàng bị các shogun lấn lướt, nhưng khi Mông Cổ tới,
Nhật Hoàng cũng vui lòng bỏ hết các uẩn khúc hô hào tòan dân cầu nguyện, diệt
giặc. Rồi từ các Shogun đến dân Nhật đều một lòng đánh ngoại xâm. Khi thắng lần
đầu thì các ngừơi có công đã được trọng thưởng. Điều này làm tăng tinh thần yêu
nước.
“Công Tâm” dân Nhật đã thắng với 2 điểm.
B- Công Lương
Khi vượt biển
khơi để chinh phục một nước thì vấn đề tải lương thực qua biển khơi là một yếu
điểm cho Mông Cổ, vì chỉ cần một chuyện không may mắn trong thời tiết hay bị
tấn công thì đường tiếp vận bị khó khăn liền. Trong Khi ấy vấn đề tiếp vận
lương cho quân Nhật thì dễ dàng.
Nói chung trong
mặt trận “Công Lương” thì phần ưu thế
nghiêng về phía Nhật. Nhật được 2 điểm.
C- Thiên thời
Thiên thời ở đây
là thời tiết. Chuyện vượt biển đi xâm lăng là phải phụ thuộc vào thời tiết.
Trên Thái Bình Dương các trận bão thường có từ cuối tháng tư đến đầu tháng 11.
Bão hay xẩy ra nhất vào các tháng 6, 7 và 8 âm lịch. Người Việt Nam ta có câu “Tháng ba bà già đi biển” ấy là vào
khoảng tháng 4 dương lịch. Dân ngư phủ Việt Nam gọi đó là mùa đồng chung.
Điều này cũng dễ
hiểu vì đã được giải thích theo khoa học. Nhiệt độ trái đất sẽ nóng nhất ở
những vùng nằm trên đường thẳng nối từ tâm trái đất đến tâm mặt trời. Ở vùng
này, ánh sáng mặt trời không bị bầu khí quyển làm lệch đi theo hiện tượng khúc
xạ. Từ ngày 20 tháng 3, mặt trời bắt đầu chi chuyển về bắc bán cầu, và ngày 23
tháng 9 lại di chuyển khỏi nơi đây. Khi mặt trời chiếu thẳng xuống khoảng từ
xích đạo đến 5 độ bắc (hay nam) vĩ tuyến thì nước hâm nóng ở quanh xích đạo và
nơi ấy hiện tượng lực quay trái đất Coriolis rất yếu nên không tạo ra bão. Đến
tháng 6, 7 và 8, mặt trời chiếu thẳng xuống biển, không bị hiện tượng khúc xạ
của bầu khí quyển cùng phản xạ. Năng lượng này tỏa phần lớn xuống bắc Thái Bình
Dương, hâm nóng nước biển từ vùng 5 độ bắc vĩ tuyến đến 15 độ bắc vĩ tuyến lên
đến 80 độ F khoảng 26.7 độ C hay hơn. Với nhiệt độ này nước biển bốc hơi dữ
dội, tạo ra mây dầy, chỉ cần một áp xuất thấp với các cơn dông, hợp với lực
quay Coriolis sẽ là nguồn một trận bão.
Quân Nguyên Mông
cũng đã ước tính thời gian ít có bão, nên hai lần xuất phát đều ở lúc ít có
bão. Lần đầu 21 tháng 10, 1274 thì hạm đội Nguyên Mông bị bão. Lần hai, mùa
xuân 1281 thì họ cũng bị bão. Vậy đây là một đại may mắn cho Nhật Bản. Phần “Thiên Thời” đã thuộc về con cháu Thái
Dương Thần Nữ. Nhật được 2 điểm.
D- Địa lợi.
Nhật là một quốc gia gồm các hòn đảo xa khơi,
nên được một ưu đãi của thiên nhiên làm chặn bước tiến của kẻ xâm lăng. Kể từ
nhà Tần thống nhất Trung Quốc, nước này cũng bị họ xâm lăng nhưng rất ít so với
Việt Nam và Cao Ly.
Vì quân Nguyên
Mông phải dùng thuyền tới, nên kẻ dưới nước lên bờ thật là hao tổn. Trong các
cuộc chiến chuyện đổ bộ phải trả một giá rất đắt lúc ban đầu. Trong lịch sử cận
đại, ta thấy nhiều cuộc đổ bộ lừng danh. Trận thứ nhất là cuộc đổ bộ lên
Normandi của Pháp bởi lực lượng Đồng Minh ngày 6 tháng 6 năm 1944. Cuộc đổ bộ
này gây tổn hại rất lớn cho phe Đồng Minh, tuy nhiên vì quân số đông gấp bội
lại hỏa pháo ưu việt nên đã thành công. Tiếp theo sau đó là các cuộc đổ bộ của
Mỹ lên các hải đảo trên Thái Bình Dương. Máu của lính Mỹ cũng đã nhuộm thắm các
bãi cát trắng, trước khi đem đến vinh quang.
Năm 1991, khi
cuộc chiến giữa Mỹ và Iraq sắp bùng nổ, ta thấy trên màn ảnh vô tuyến truyền
hình hàng ngày chiếu lên các cuộc bố trí của Irraq ven biển Kuwait, và các cuộc
chuẩn bị đổ bộ của thủy quân lục chiến Mỹ. Nhưng rồi khi cuộc chiến thật sự xảy
ra, thì không có cuộc đổ bộ nào cả. Mỹ cũng biết rằng nếu đổ bộ thì quân Mỹ
trước sau vẫn phải gánh một thiệt hại đáng kể. Đây chỉ là kế dương đông kích
tây mà thôi.
Đất Nhật lại
nhiều núi non, dễ phòng thủ khó tấn công.
Phần này Nhật
cũng chiếm ưu thế với 2 điểm.
E- Nhân hòa.
Quân Nguyên Mông
sang xâm lăng là quân ô hợp, gồm Mông Cổ, Cao Ly và Trung Quốc. Nhìn vào đó ta
thấy ngay không có thể có sự đồng lòng quyết chiến đánh Nhật Bản. Nếu đánh cũng
chỉ là vì bị đẩy ra chiến trường mà phải đánh. Ngay lúc người Cao Ly, hay Trung
Quốc được lệnh phải đóng ghe tàu để đánh Nhật cũng vậy, cách đóng không được
đúng tiêu chuẩn khi đóng tàu thuyền cho chính họ.
Mới đây, trên
History Channel đã cho chiếu một cuộn phim tài liệu của một nhóm khoa học gia
và kỹ thuật gia Nhật Bản. Nhóm này đã lặn xuống biển ngoài khơi Nhật nơi các
con tàu của Mông Cổ bị chìm vì hai trận bão. Họ vớt lên một số mảnh ván ghép
lại xem thử các con tàu này được đóng như thế nào. Kết quả họ thấy các mấu,
chốt, mộng của các con tầu không khít khao. Chỗ ráp nối của cột buồm với sàn
tàu cũng lỏng lẻo. Khi gió hơi lớn, sóng hơi mạnh, con tàu lắc lư các mấu chốt,
mộng sẽ có cơ bị gãy vỡ. Cột buồm dễ bị vặn xoắn làm sàn tàu bong ra hay cột
buồm bị gãy. Như vậy bão nhỏ có thể gây hư hại, bão trung bình thì đắm.
Như vậy người
Nhật đã thắng trong vấn đề “Nhân Hòa”
với 2 điểm.
F- Chiến Thuật.
Quân đội Nhật
bản giống như quân Âu Châu, không quen đánh tập thể cả vạn người một lượt. Xem
lại phần các trận đánh ta hẳn thấy lúc quân Nhật hô tên thách chiến theo kiểu
võ sĩ đạo thì thấy cả ngàn quân Nguyên Mông tràn lên. Tướng và quân Nhật không
có kinh nghiệm giao chiến trận địa này. Xin nhắc lại một phần quyển “The History of Japan” đã viết chương
trước viết về Mông Cổ.. dùng trận thế
phối hợp phức tạp giữa bộ binh và kị binh, trong khi người Nhật chỉ quen thuộc
với lối đánh cá nhân của samurai… (…
employing complex coordinated troop movements of a large infantry and cavalry
units, whereas the Japanese were more accustomed to fight individual samurai…)
Về “Chiến Thuật” thì quân Nguyên Mông thắng.
Nguyên Mông được 2 điểm.
G- Tổ chức quân đội.
Lúc đọc sử của
Nhật, ta thấy quốc gia này không bị nhiều cuộc xâm lăng từ Trung Quốc như Việt
Nam, hay Cao Ly (Đại Hàn). Cũng vì vậy mà quốc gia này không thường xuyên có
các đạo quân lớn để đối phó với các đạo quân khổng lồ. Đội binh của các Shogun
chỉ để đối phó với nhau, hay tiễu trừ cướp bóc.
So với đạo quân
Mông Cổ thì cách tổ chức quân đội Nhật thua xa. Mông Cổ được 2 điểm.
H- Huấn luyện.
Vì cách tổ chức
quân đội của Nhật như đã nói trên, nên quân đội không được huấn luyên theo phép
đánh tập thể. Dù rằng sự luyện tập cá nhân của quân đội Nhật rất công phu; các
hiệp sĩ Nhật võ thuật rất cao cường, nhưng thiếu phối hợp khi đánh tập thể, nên
về phương diện “Huấn Luyện” ưu thế
lại nghiêng về Mông Cổ với 2 điểm. Nhật được 1 điểm vì võ nghệ cao cường.
J- Tinh thần.
Kể
về điểm này, tinh thần yêu nước theo truyền thống rất cao. Với lòng yêu
nước, họ đã tham gia chống xâm lược Mông
Cổ rất hăng hái. Trong khi ấy, quân Nguyên Mông là một tổ chức hỗn hợp không
thể có tinh thần như vậy. Người Nhật đã thắng ở “Tinh Thần” với 2 điểm.
K- Vũ Khí.
Ta
xem lại phần viết ở phần Nguyên Mông đánh Nhật đã viết lại các đoạn Stephen
Turnbull như sau: “These mighty iron bom
were flung and rolled down the hills like cartwheels, sound like thunder and
looked like bolts of lightning.” (Những trái bom sắt cực mạnh được ném ra
và lăn xuống đồi như các bánh xe, ầm ầm như sấm động, nhìn giống như các ánh
sét). Tiếp theo, như ta dã biết quyển “The
History of Japan” từng bàn: Dưới sự chỉ huy của Hōjō Tokimune, người Nhật
đã chống cự mãnh liệt. Lực lượng quân Mông vượt hẳn về kỹ thuật. Quân Nguyên
Mông dùng các nỏ cực mạnh và catapult để bắn các trái ban lửa. Người Nhật vẫn còn
dùng gươm, giáo và cung dài.
Vậy Nguyên Mông
thắng về “Vũ Khí”. Nguyên Mông được 2
điểm.
L- Kỷ luật
Chẳng cần bàn
nhiều thì ai cũng biết dân Nhật là một dân tộc rất tôn trọng kỷ luật. Vì sự tôn
trọng này, mà họ đã tiến rất xa so với các nước khác ở Á châu.
Dân Nhật đã
thắng trong vấn đề kỷ luật. Điểm 2
M- Chọn Tướng.
Tướng Nhật chỉ
quen tác chiến với một số quân tương đối ít. Vì vậy khi đối trận với quân
Nguyên Mông với số quân vài vạn thì không biết phép dàn quân theo thế trận.
Trong các trận đánh lớn như vậy các tướng phải biết phối hợp, nhưng các tướng
Nhật không biết điều này. Nói như vậy, dù rằng các tướng quân Nhật rất tài năng
dũng cảm, nhưng không kinh nghiệm vế trận thế đông quân. Ngược lại tướng Nguyên
Mông biết cách đánh trận thế phối hợp, nhưng không có tinh thần cao như tướng
Nhật vì thế đã bỏ chạy sau khi bão tới. Mỗi bên được 1 điểm.
Kết Luận:
Nói chung, nhiều
yếu tố người Nhật nắm ưu thế, nhưng nhiều yếu tố khác lại do Nguyên Mông giữ.
Nếu gạt bỏ vấn đề thời tiết ra thì Nguyên Mông xem ra trội hơn. Vậy về lâu về
dài với con số 140000 ngàn quân, chưa biết số phận nước Nhật ra sao. Khi cơn
bão thứ hai tàn phá và 10 vạn quân Nguyên Mông bị kẹt cứng trên đảo Takashima
mà lương thực không có, vũ khí mất mát nên cái thắng của người Nhật chắc chắn
nằm trong tay.
No comments:
Post a Comment