Cầu Kinh Chợ Lách là huyết mạch lưu thông chính của dân nơi
đây(trước 2012). Cầu này nối hai bờ bắc nam của con kinh chính
chia huyện làm hai. Cầu chỉ có thể một xe đi qua, và trong trường hợp có hai xe
cùng lên cầu một lượt thì có nhiều nguy hiểm. Khi lên đến giữa cầu, hai xe mới
nhận ra nhau. Xe nào gần chính giữa nhất thì xe ấy có quyền ưu tiên. Vậy xe kia
chỉ có cách phải lùi lại.
Năm 2001, tôi đi xe về qua cầu và gặp trường hợp này.
Xe tôi không có quyền ưu tiên nên phải lùi. Vô phước thay, có một người đi xe đạp chở
hai thùng thật nặng ở sau xe tôi. Ngươì này lúng túng không tránh kịp. Tôi vội
hô tài xế ngừng xe lại, rồi xuống giúp người này.
Năm
2004, một hôm tôi đi cùng Huỳnh Văn Ngôn (dạy nhạc) lại nhà Út Nghị chơi thì gặp
Lưu (dạy công dân) cùng một tốp cựu học sinh trong đó có Nhạn, Huỳnh Trí Nghi, Huỳnh
Sanh, Mai Chí Hiếu và Nguyễn Phước Toàn (lâu quá tôi nhớ họ của em như vậy),
phó chủ tịch huyện Chợ Lách. Khi ngồi nói chuyện, tôi đem chuyện cây cầu bắc
qua kinh quá nguy hiểm.
Cầu Chợ Lách nhìn từ bến
đò ngang
Toàn
trả lời cầu này do sở cầu đường kiểm soát, ngoài tầm tay em. Tôi nói em đề
nghị với sở cầu đường làm một chuồng cu chính giữa cầu có người ngồi. Người này
điều khiển xe cộ lưu thông bằng một tấm bảng.
Ngày
tôi khởi hành chu du miền Tây, tôi nhận ra điều tôi đề nghị đã được thi hành.
Nhà Út Nghị (2004)
Cầu Chợ Lách có chuồng cu và người
chỉ đường(2009)
Theo
tin mới mà tôi nhận được từ Võ Hoàng Phi (Vĩnh Bình) thì một cây cầu mới lớn
hơn đang trong giai đoạn khởi công. Cầu này sẽ được xây bên ngoài cầu cũ và gần
vàm nối với sông Tiền Giang. Hy vọng khi cầu này xong thì những nguy hiểm sẽ
không còn nữa.
No comments:
Post a Comment