Thấy trời còn
quá sớm, tôi nói với Đức đưa vợ cùng hai cháu đi du ngoạn vùng Tân Châu. Nơi
đây nổi tiếng ngành dệt lụa của của miền Nam ngày trước. Nghe thiên hạ đồn rằng
các cô gái Tân Châu rất đẹp và trắng vì làm ngành dệt lụa nên chỉ ở trong nhà. Chúng
tôi rời khách sạn, chạy quay lại Thị Xã Châu Đốc rồi chạy theo ven sông Hậu.
Con đường chính
nối từ Châu Đốc đến huyện lỵ Tân Châu đủ rộng cho hai xe tránh nhau lúc ngược
chiều. Đường này chạy cặp theo kinh Vĩnh An nối Tiền với Hậu giang. Dọc hai bên
đường, chúng tôi thấy rất nhiều cầu bắc qua con kinh này và đại đa số cầu là
cầu treo, làm bằng gỗ và sắt, dáng nhìn gần giống như cầu Kim Môn Kiều (Golden
Gate) ở San Francisco, nhưng chỉ rộng chừng 2m dài 20 m. Nhưng dù sao các cầu
này đủ dùng cho dân cư hai bên kinh với khách bộ hành cùng xe gắn máy.
Thị trấn Tân
Châu nằm trên bờ sông Tiền đối diện quận Hồng Ngự của tỉnh Kiến Phong ngày
trước hay tỉnh Đồng Tháp ngày nay. Bên cạnh bờ sông, một công viên khá đẹp,
sạch sẽ được thiết lập và lúc ấy có nhiều bố mẹ đem trẻ em ra chơi. Nơi đây,
cũng là chỗ mà chúng tôi có thể nhìn các làng mạc bên kia bờ thuộc Hồng Ngự mà
không biết khi nào mới đặt chân tới. Dưới sông cạnh công viên có một số thuyền
không đến đỗi xập xệ, neo ven bờ làm cảnh trở nên duyên dáng.
Tân Châu soi ánh nước
vàng.
Bên bờ giăt lụa mấy
nàng xinh xinh.
Lắm khi tôi cũng
ao ước chỗ tôi hiện đang sống là vùng Los Angeles, có một công viên tương tự để
chiều chiều ra đây tản bộ, ngắm sông. Nhưng rất tiếc hai con sông gần nhà tôi
là Los Angeles và San Grabriel đều cạn, nứơc chảy như một ngọn lạch, bề ngang
chừng bốn, năm thước tây vào mùa hạ đến mùa đông. Nước chảy cuồn cuộn, dục ngàu vào những
ngày mưa cuối đông và xuân. Hai bên bờ sông thì lấy các lều làm bằng giấy cạc
tong hay bao nilông của các người vô gia cư.
No comments:
Post a Comment