Thursday, October 4, 2012

Thăng Long


(Sau khi đi Lạng Sơn)

Sáng hôm sau, tôi đi quanh thành phố một mình mục đích định chụp hình hồ Hoàn Kiếm khi trời mờ sáng. Vì vậy tôi ra phố khu lúc trời còn tối đen. Hàng quán chưa cái nào mở mà xe tắc xi, Honda ôm cũng chưa hoạt động. Mãi hơn nửa giờ sau, tôi vớ được một chiếc xe ôm, thuê chạy ra hồ Hoàn Kiếm, đến hồ chưa tới 6 giờ sáng, với hy vọng chụp được Tháp Rùa trong sương mờ. Nhưng tiếc thay, hôm ấy mây phủ khắp trời, gió khá mạnh, làm mặt hồ gợn sóng, không có một chút sương mù.
 
Tháp Rùa
Đền Ngọc Sơn và cầu Thê Húc
 
Mấy năm trước, tôi đã có dịp ghé lại đây nên có dịp so sánh. Ven bờ hồ nay được canh tân đẹp đẽ, sạch sẽ hơn trước. Một pho tựơng vua Lý Thái Tổ, người dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long, cũng đã được dựng lên trong một công viên khang trang. Tất cả việc này là chuẩn bị cho ngày lễ 10-10-10, kỷ niệm Thăng Long đúng 1000 tuổi.

Vịnh THĂNG LONG


 

Ngàn năm văn vật đất Thăng Long.

Lịch sử bao năm đã đổi giòng.

Từ Lý dời đô, ngăn giặc Tống.

Đến Trần lập đế, chặn quân Mông.

Quân Tây chiếm đóng, làm sầu não.

Giặc Bắc xâm lăng, khiến mủi lòng.

Phố xá ngày nay nhìn tấp nập.

Cầu mong dân chúng thoát long đong.

 

                        VHKT 2009.

 

Vịnh THĂNG LONG

 
Ngàn năm văn vật đất Thăng Long.
Lịch sử bao năm đã đổi giòng.
Từ Lý dời đô, ngăn giặc Tống.
Đến Trần lập đế, chặn quân Mông.
Quân Tây chiếm đóng, làm sầu não.
Giặc Bắc xâm lăng, khiến mủi lòng.
Phố xá ngày nay nhìn tấp nập.
Cầu mong dân chúng thoát long đong.
 
                        VHKT 2009.

 

 

Sông Hồng

 
 
Hôm nay, ta lại đến sông Hồng.
Trời phủ mây đen với gió đông.
Nứơc cạn, lững lờ mùa giá lạnh.
Nước đầy, cuồn cuộn tiết oi nồng.                                                                     
Mấy phen, nơi đấy ngăn quân Pháp.
Bao độ, chốn này chống giặc Mông.
Sông ấy, muôn đời vào lịch sử.
Ghi lên thất bại lẫn thành công.
                VHKT ngày 17 tháng 12, 2009


Tôi đi quanh hồ ngắm cảnh. Lúc ấy, bên hồ vắng tanh chỉ có ít người ra tập thể dục buổu sáng.

Gần đền Ngọc Sơn và cầu Thê Húc có một bảng điện tử ghi bao nhiêu ngày giờ nữa sẽ khai mạc lễ 1000 năm cho Thăng Long Thành.

 
Tượng vua Lý Thái Tổ

Tôi lại đi ra sông Tô Lịch để xem going sôn này thây đổi như thế nào. Tha xưa tôi cũng đã từng đến đây thì còn hoang vắng quê mùa lắm. Tôi thấy sông đã tráng xi măng hai bên làm nhìn có vẻ khang trang hơn. Hai bên bờ nhà cửa mọc lên chi chít; phố xá tấp nập. Thủa xa xưa (1932) Vua Minh Mạng thấy thành Thăng Long nằm giữa hai con sông Nhị Hà và Tô Lịch nên đã đổi tên là Hà Nội. Hà Nội có nghĩa là giữa các sông.

Trên sông trống trơn, không có thuyền bè đi lại. Mãi một khúc tôi thấy một chiếc thuyền nằm cô đơn chẳng người chèo chống.
 

Tôi làm bài thơ:

Sông Tô Lịch


 

Tô Lịch, sông kia vẫn lững lờ.

Quanh co, uốn khúc tợ như mơ.

Thuyền ai yên lặng nằm bên bến ?

Thấy khách không quen, bỗng hững hờ.

                                        VHKT ngày 17 tháng 12, 2009

Phần cuối là ra sông Hồng với đê Yên Phụ. Ngày tôi còn bé, trước khi vào Nam, Tôi hay ra đây lấy củi vể nhà để bán. Ven đê trống trơn, chỉ có các đồng ruộng và ít mái nhà tranh. Mùa tôi ra cũng vào dịp này, thấy người dân nơi đây trồng rau đậu trên các đồng khô. Bây giờ ra đây không thấy đê điều gì cả, mà toàn là nhà lầu ba, bốn từng chi chít. Khó lắm mới thấy một lối ra sông. Nước sông thì I như cảnh cũ, nước rất ít làm các cồn đất nổi lên khắp nơi.
 

Sông Hồng

 
 
Hôm nay, ta lại đến sông Hồng.
Trời phủ mây đen với gió đông.
Nứơc cạn, lững lờ mùa giá lạnh.
Nước đầy, cuồn cuộn tiết oi nồng.                                                                     
Mấy phen, nơi đấy ngăn quân Pháp.
Bao độ, chốn này chống giặc Mông.
Sông ấy, muôn đời vào lịch sử.
Ghi lên thất bại lẫn thành công.
                VHKT ngày 17 tháng 12, 2009
Tôi chấm dứt chuyến tham quan Bắc Việt, lên chiếc Airbus A320 để quay về Sàigòn và cuối cùng đến Chợ Lách.

No comments:

Post a Comment