Vẫn theo quốc lộ
80, một nửa giờ sau chúng tôi đi qua thị xã Sa Đéc và tiếp theo các thị trấn
khác của tỉnh này như Nha Mân, Lai Vung, Lấp Vò.
Thị xã Sa Đéc
Kinh Lấp Vò
Bạn có dịp ghé qua Sa Đéc.
Chợ nơi này nhiều nét khác nhau.
Chuột đồng được bán từng thau.
Đem về mà nhậu thì đâu cần nhà.
Đến 10 giờ sáng,
xe lại vượt qua sông Hậu Giang ở phà Vàm Cống để sang địa phận tỉnh An Giang.
Thật ra phà Vàm Cống nằm ráp gianh với ba huyện, Lấp Vò của Đồng Tháp và Chợ
Mới cùng Châu Thành của An Giang.
Phà Vàm Cống - Hậu Giang
Ở Chợ Mới có đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh, quan
Chưởng Cơ đời chúa Nguyễn Phúc Chu. Ông này người dòng dõi Nguyễn Hữu[1]-
Thanh Hóa, sinh tại Quảng Bình, được coi là người khai phá Miền Nam .
Ông lập Biên Trấn (Biên Hòa- Gia Định) 1698 và đặc biệt là vùng Tiền cùng Hậu
Giang. Các vùng này có rất nhiều địa danh mang tên ông Chưởng (Chưởng Cơ) như
cù lao ông Chưởng, đền ông Chưởng, dinh ông Chưởng… Người dân của Đồng Tháp có
câu ca dao:
Chiều chiều quạ lại rủ diều.
Cù lao ông Chưởng có nhiều cá tôm.
Tỉnh An Giang có
diện tích trên 3,400 km² và dân số trên 2 triệu.
Tỉnh đứng đầu về sản xuất lúa gạo. Trên phương diện chính trị, tỉnh là quê
hương của các ông Nguyễn Ngọc Thơ, một thời làm phó tổng thống của miền Nam ; Tôn Đức Thắng cựu chủ tịch nước Việt Nam .
Ngoài ra nơi đây cũng còn là quê hương của ông Huỳnh Phú Sổ, người sáng lập ra
đạo Hòa Hảo.
No comments:
Post a Comment