Thursday, October 25, 2012

Du lịch miền Tây


          Cuối năm 1968, chúng tôi- tất cả giáo chức trung học để nhị cấp (cấp ba ngày nay) phải tham gia một khóa học quân sự. Các giáo chức vùng IV đểu được đưa đến trại Chi Lăng, gần núi Dài để học trong ba tháng. Tôi là một trong mấy trăm khóa sinh thời ấy.

Chiều tối, chúng tôi xuống một nhà hàng nổi ngay ở ngã ba sông, nơi con sông Ta Keo chảy từ đất Campuchia vào sông Hậu. Nơi này khá đẹp để ngắm cảnh trong khi ăn. An Giang có hai món đặc sản: dừa thốt nốt và bò cạp núi nướng, tuy nhiên bà xã thì không chịu ăn món lạ này, nên lại đặt canh chua sườn nướng còn dừa thốt nốt thì không có. Canh chua cá lóc tươi ăn rất ngon miệng. Trên sông, chúng tôi thấy một số thuyền máy du lịch chạy ngược chạy suôi. Khách có thể lên đó, gọi món ăn trong khi thuyền di chuyển trên sông cho khách ngắm cảnh.
Trên sông Hậu

Bên bờ

Nhà hàng nổi.
Bên hàng nổi
Âu yếm
Sáng hôm sau, chúng tôi chuẩn bị đi coi thêm vài địa danh trước khi đi Hà Tiên. Đức đưa chúng tôi theo quốc lộ 91, xuôi về phương nam. Hai bên đường, chúng tôi thấy rất nhiều cây thốt nốt. Tiếng này là tiếng mà người Việt phiên âm từ tiếng Miên th'not ra.
Cây thốt nốt
 Xe chạy khoảng 20 km kể từ núi Sam thì vựơt kinh Vĩnh Tế đến biên giới Việt Miên ở thị trấn Tịnh Biên. Nơi đây rất phồn thịnh, và có một ngôi nhà lồng chợ to lớn. Cách chợ Tinh Biên độ 1 km thì có một cây cầu dài, băng qua một cánh đồng cạn. Ngay bên kia cầu là cửa khẩu và cũng có tên Hữu Nghị, nói lên tình bạn bè giữa hai nước.
Kinh Vĩnh Tế
Chợ TinhBiên

Cầu biên giới
 

Vịnh Châu Đốc

 
Chiều đến bên bờ của Hậu Giang.
Bèo xanh lờ lững, nước mang mang.
Tân Châu bên ấy, lòng vời vợi.
Châu Đốc phía này, dạ ngổn ngang.
Vĩnh Tế rộn ràng, thuyền với bản.
Thất Sơn huyền hoặc, nến cùng nhang.
Thủa xưa, súng ống  ta đi học.
Trại ấy, Chi Lăng hẳn phế tàn.
                        VHKT 2009.

No comments:

Post a Comment