Ngoại ô thị xã Châu Đốc
Xe chạy một vòng lớn quay về gần thị xã rồi ngược lại Núi Sam. Tài xế rẽ sang khu mới phát triển. Tại đây, nhà cửa đa số mới xây, khá sạch sẽ và tương đối thưa thớt. Chúng tôi tìm thấy một khách sạn ba sao khá lớn, cách đền Ông chừng hơn nửa cây số. Giá cho mướn một phòng hai giường là 400000 đồng cho một đêm. Trong khi chúng tôi nói chuyện giá cả thuê phòng, hai cô cháu gái lôi các xe của trẻ em ra chơi đùa trong phòng tiếp tân. Phòng chúng tôi nhìn thẳng tới đền Ông và vài chùa khác.
Núi Sam
Vui đùa
Núi Sam là một núi
trong dãy Thất Sơn huyền bí, cao trên 280m. Nó còn có tên là Vĩnh Tế Sơn, một
tên do vua Minh Mạng đặt ra để ghi công Thoại Ngọc Hầu khi đào xong kinh Vĩnh
Tế. Trên núi ngoài một số chùa chiền, ta còn thấy một số nhà mà hầu hết là mái
tôn chen trong đá núi và cây rừng. Núi này còn là cao điểm chiến thuật phòng
thủ cho đất nước.
Phía tây của núi
này ta thấy con kinh thẳng tắp ấy là kinh Vĩnh Tế. Khi vua Gia Long mới lên
ngôi được vài năm, ông đã nhận thấy cần phải đào một con kinh nối Châu Đốc với
Hà Tiên và song song với biên giới Việt Miên. Con kinh này ngoài nhiệm vụ giao
thông buôn bán, nó còn giữ một vai trò chiến lược quan trọng. Nhưng mãi tới năm
1819, con kinh mới thực sự bắt đầu đào và năm sau vua Gia Long băng hà. Vua
Minh Mạng cho tiếp tục công việc dưới sự chỉ huy của ông Thoại Ngọc Hầu (瑞玉侯), một danh tướng, quê ở Quảng Nam .
Với sự hợp sức của gần 100000 dân Miên, Việt con kinh hoàn tất sau 5 năm với
chiều dài trên 90 km và rộng trên 25 m.
Không biết bao nhiêu người đã bỏ thây trong công việc đào con kinh này. Khi con
kinh được khánh thành, Thoại
Ngọc Hầu cho soạn theo lịnh vua bài Tế nghĩa trủng văn. Ông đọc bài này trong buổi lễ tế các chiến sĩ, các sưu dân đã bỏ
mình trong công tác đào kênh Vĩnh Tế.
Trích bản dịch:
...
Đào kênh trước, mấy kỳ khó nhớ
Khoác nhung y chống đỡ biên cương.
Xông pha máu nhuộm chiến trường
Bọc thây da ngựa, gửi xương xứ này
Quê cách trở, lấy ai hộ tống,
Sống làm binh, thác chống quỷ ma.
Than ôi, ai cũng người ta,
Mà sao người lại thân ra thế này?
...
Kinh Vĩnh Tế
Ngoài núi Sam,
An Giang còn nổi tiếng với núi Cấm, cao nhất trong dãy Thất Sơn của huyện Tịnh
Biên với độ cao 750 m. Trên đỉnh núi này có một pho thượng Phật Di Lạc to nhất
Việt Nam thời ấy.
No comments:
Post a Comment