Wednesday, October 31, 2012

Du lịch miền Tây



Trước đây nếu ai muốn đi từ Châu Đốc đến Hà Tiên thì chỉ có cách đi thuyền trên kinh Vĩnh Tế. Nhưng bây giờ thì có đường, cầu rất thuận tiện. Hai bên đường rất nhiều kinh rạch nhỏ đan chi chít trên các cánh đồng lúa. Thời gian chúng tôi đi học quân sự thì đây chỉ là các cánh đông hoang đầy tôm, cá. Nói chung, tất cả các đường đi ở miền nam đều khá tốt, không ổ gà.

.

Cầu vượt Hà Tiên- Rạch

Kinh Hà Tiên- Rạch Giá 
 
        Đến 10 giờ sáng, xe vượt kinh Hà Tiên- Rạch Giá đến Thuận Tiên, trên quốc lộ 80. Xe quẹo về phía tây của quốc lộ này để đến Hà Tiên. Từ đây quốc lộ 80 chạy cặp theo kinh Hà Tiên- Rạch Giá. Hơn nửa giờ sau, xe chạy qua Kiên Lương và nhà máy xi măng Hà Tiên. Một nhà máy sản xuất xi măng nổi tiếng dưới thời Việt Nam Cộng Hòa. Quanh khuôn viên có rất nhiều cơ sở sản xuất và vận chuyển. Đây cũng là điều thú vị để xem tận mắt nhà máy đã nghe tên từ lâu




Nhà máy xi măng Hà Tiên
 
 
Trên đường vào Hà Tiên
Gần trưa, chúng tôi đến công viên Mạc Cửu đầu thị xã Hà Tiên. Tại đây người ta đã cho dựng pho tượng Mạc Cửu năm 2008, để kỷ niệm vùng này thuộc vào lãnh thổ Việt Nam 300 năm. Cái tên Hà Tiên tạo ra bởi truyền thuyết người xưa thấy tiên hiện ra trên mặt sông.
 

Tôi nói tài xế cho xe ngừng lại để đến xem công viên. Đây là một công viên mới hoàn tất, nên tất cả đều mới, nhìn rất khang trang.

Về lịch sử của Mạc Cửu thì có nhiều tài liệu viết khác nhau. Nhưng đại để thì ta có thể nói rằng ông là người Quảng Đông, Trung Quốc đã sang Nam Vang lánh nạn Nhà Thanh sau năm 1680, khi nhà Minh hoàn toàn sụp đổ. Ông dùng tiền mua chức và được vua Cao Miên chấp nhận. Thấy ngay Nam Vang có nhiều bất ổn chính trị vì quân Thái Lan, ông tụ tập dân Việt, Hoa sống lang thang khắp nơi trên đất Miên quay về Hà Tiên khoảng năm 1700. Dân chúng nơi đây đã tạo ra một Hà Tiên phồn thịnh và cũng vì vậy mà quân Thái Lan đã sang bắt ông. Sau này, ông trốn thoát trở về và đem đất này quy thuận chúa Nguyễn Phúc Chu. Theo như ngày kỷ niệm 300 năm vừa nói trên thì câu chuyện quy thuận xẩy ra năm 1708.

No comments:

Post a Comment