Tôi quay lại khách sạn để cùng gia đình chuẩn bị rời đây về
Vĩnh Long.
Nhưng việc đầu
tiên là đi ăn sáng. Tài xế đua chúng tôi lại đường ven biển, uống cà phê, ăn
điểm tâm tại quán mà hồi tối đầy nhạc sống. Ban ngày thì thật tĩnh mịch, thưa
thớt. Vừa ăn, chúng tôi vừa ngắm cảnh.
Trước khi rời khỏi khỏi thành phố, tôi liên lạc với Mỹ Ngôn, một nữ
cựu học sinh của tôi cũng là con Thầy Lê Vinh Hoa hiệu trưởng trường tiểu học
xã Vĩnh Bình- Chợ Lách trước năm 1970. Ông Hoa tuổi lơn hơn tôi nhiều, nhưng
ông coi tôi là bạn vong niên. Một thời tôi đã ăn cơm tháng nhà ông, nên tôi và
các con ông có mối liên lạc gần gũi. Mỹ Ngôn và chồng tiếp đãi tôi rất đầm ấm.
Vợ chồng em nài nỉ giữ gia đình tôi lại, nhưng tôi phải về dự đám cưới cháu Lê
Minh Dương ở Sàigòn. Cậu này theo tôi vượt biên sang Mỹ, năm 1981, nhưng nay
quay về sinh sống ở Saigòn.
Đường phố Rạch Giá
Sau đó, tôi đưa vợ và hai cháu tới nơi mà không đến là chưa biết
Rạch Giá: công trường chính của tỉnh- công trường Nguyễn Trung Trực, vị anh
hùng chống Pháp thế kỷ 19. Ông quê ở Bình Định, là con trưởng trong một gia
đình. Nhưng khi người Pháp đánh phá các tỉnh Trung bộ, ông theo gia đình phiêu
dạt vào vùng Long An và sống bằng nghề đánh cá.
Lớn lên ông rất khỏe và giỏi võ. Ông
từng giữ chức quản cơ, và chiêu mộ dân đây chống Pháp. Thành tích vẻ vang nhất
của ông là đốt được chiếc tầu L’Espérance.
Ông được ông Huỳnh Mẫn Đạt khen chiến công này với hai câu thơ:
Hỏa hồng Nhựt Tảo oanh thiên địa
Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần.
Sau cùng ông bị Pháp bắt ở Phú Quốc và giết chết.
Ngày trước 75 và ngày nay, tại tỉnh có trường Trung Học nang tên ông.
Gia đình tôi dạo
quanh đây một lúc rồi lên xe rời khỏi thành phố lúc 9 giờ sáng.
No comments:
Post a Comment