Wednesday, November 28, 2012

Vũng Tàu – nơi đầy kỉ niệm.


Xưa khia muốn xuống Vũng Tàu thì chúng ta phải cho xe chạy qua thị xã Bà Rịa, nhưng nay có một con đường chạy vòng bên ngoài ở phía đông. Tất cả con đường từ Saigòn về Vũng Tầu đều tương đối lớn dễ đi.

Một thành viên trong đoàn đã móc nối với một nhóm địa phương hướng dẫn xe chúng tôi vào một con đường tráng nhựa khá tốt vượt qua cánh đồng nước mặn của khu rừng sát giữa Bà Rịa- Vũng Tàu.
 

Một lúc sau, xe vượt một cây cầu xi măng uốn cong đẹp bắc qua một con sông rồi vào một làng chài khá phồn thịnh. Tôi thấy một bảng ghi “Xã Long Sơn”.

Tôi không thể tưởng tượng nổi đây là xã mà anh em chúng tôi đã đến vào khoảng năm 1958-1959. Long Sơn là một hòn đảo nằm trong khu rừng sát của vĩnh Cần Giờ với một hòn núi cao nhất trong nhóm các đảo của vịnh này. Hồi ấy, bố làm việc cho tòa hành chánh Vũng Tàu, nên phải qua đây công tác nhiều lần. Mot bận ông dắt mấy đứa tôi sang đây. Muốn đến xã này ngày ấy, chúng tôi phải lên đò ở Cầu Đá- cạnh Bãi Trước- Vũng Tàu. Đò máy chạy vài tiếng băng qua vịnh Cần Giờ, rồi len lỏi qua các con sông nhánh của của sông Lòng Tàu và đến đây.

Xã Long Sơn ngày ấy nghèo nàn, cả xã chỉ có một ngôi nhà làng khang trang nhất lợp tôn, có một bộ ván cho bố con tôi ngủ. Hầu hết dân nơi đây theo một nhánh đạo Phật riêng biệt gọi là đạo ông Trần. Đường đi trong xã là các con đường đất. Phải nói chính xác đó là các lối mòn, ngoằn ngheò trong rừng cây hay đồng tranh hoang.

Một buổi sáng, bố dắt chúng tôi lên đỉnh núi duy nhất của xã. Núi không cao lắm; chỉ khoảng 70, hay 80 m mà thôi. Phải gọi đó là đồi thì đúng hơn. Vì đảo khó vào từ con đường Bà Rịa- Vũng Tầu, nên nơi đây hầu như ngăn cách với văn minh. Người giàu nhất nơi đây có một cái xe đạp xọc xạch.

Bây giờ đường chạy quanh xã là các đường tráng nhựa sạch sẽ; xe cộ tấp nập; hàng quán la liệt. Mừng cho dân ta có đời sống khá hơn xưa nhiều. Cảnh này làm tôi nhớ tới một ông MC của chương trình nhạc ở Mỹ đã nói: “Cả nước điêu tàn nên đời nó khổ.” Ta nên nhìn thẳng vào thực tế đừng mù quáng nói láo. Tôi cũng chẳng phủ nhận bên Việt Nam vẫn còn hối lộ, thối nát, tham nhũng. Nhưng không phải ai cũng vậy.
 

No comments:

Post a Comment