Friday, November 16, 2012

Du lịch miền Tây

Khoảng 10 giờ sáng, xe qua một thị trấn sầm uất, nhà cửa cao ráo, khang trang: Vị Thanh, tỉnh lị của tỉnh Hậu Giang. Trước năm 1975, Vị Thanh là tỉnh lỵ tỉnh Chương Thiện của Việt Nam Cộng Hòa. Thời gian ấy, Vị Thanh rất nhỏ bé, nhà cửa thưa thớt lụp sụp.
 
Thành Phố Vị Thanh (website) 
 Sau này, tỉnh giải tán và Vị Thanh chỉ là huyện lỵ tỉnh Hâu Giang mà Cần Thơ là tỉnh lỵ. Năm 2003, Cần Thơ được nâng cấp làm Thành Phố, Vị Thanh được chọn làm tỉnh lỵ của tỉnh Hậu Giang từ đó.
Khúc kinh Xà Nô nơi đây được lát ci măng hai bên bờ nên rất sạch sẽ, gọn gàng.
Một giờ sau, xe qua Vị Thủy và kinh Xà Nô càng lúc càng tấp nập hơn.
Vào gần giữa trưa, xe vào thành phố Cần Thơ. Nơi đây tôi đã ghé nhiều lần trước năm 1975 để chấm thi, gác thi nên biết đó là một thành phố dông dân và nhiều nhà cửa. Tuy nhiên lúc xe chạy quanh đây đó, tôi không còn nhận ra được một cái gì vì nhà cửa cao lớn hơn, phố xá đông đúc, tấp nập hơn trước nhiều.
Dĩ nhiên mỗi lần gác thi nơi đây là một lần ghi kỷ niệm, nhưng cái kỷ niệm mà khó quân nhất là lần đi vào trung tâm IV chuẩn bị đi học 9 tuần quân sự tại Chi Lăng- Thất Sơn. Tôi và một người bạn tên Đào Hữu Ngạn vì lên Vĩnh Long trễ nên bị nhốt cùng các thanh niên trốn quân dịch. Ngày hôm sau, viên sĩ quan phụ trách trung tâm Vĩnh Long quyết định để hai đứa tôi đi sang Cần Thơ tự túc vì chờ quân xa rất lâu tại chỉ có 2 người.
Hai thằng tôi lò mò sang đây trên một chuyến xe đò đầy bạn hàng và heo cùng cá. Lúc xuống xe thì đã 5 giờ rưỡi chiều; chúng tôi lại thuê xe lôi đi đến cổng trung tâm IV. Từ cổng đi vào trại là một con đường dài ven sông. Chúng tôi nghe vẳng vẳng từ trong đưa giọng ca của một nữ ca sĩ bài Diễm Xưa. Bài hát làm tôi nhớ tới người mà tôi đã từng yêu một thủa khi còn là Sinh Viên.
Một kỉ niệm khác là năm ấy gác thi tại trường Phan Thanh Giản. Tôi đem theo cô vợ mới cưới sang đây để nàng biết thêm một nơi đã được mênh danh là kinh đô miền Tây. Sau vài ngày công việc đẵ xong, tôi lại thăm một người bạn là Phạm Quang Vận trước khi quay về Chợ Lách. Lúc đến nơi trời tối, thấy vài bạn khác đang ở đó đánh phé. Tôi vào nhập cuộc đánh chơi vài bàn. Chơi được một chặp vội về khách sạn với cô vợ, sợ nàng trông.
Thấy trời còn sớm nên tôi lại lái xe Honda, đưa vợ đi đây đó quanh thành phố xem cảnh. Một lúc sau đến bến Ninh Kiều. Tôi dừng xe rồi cùng vợ ngồi xuống ngắm cảnh đêm. Vì lúc ấy là hè, khí trời nóng nực nên còn vài người lảng vảng dạo mát.
Khoảng 10 đêm, tôi quay về khách sạn ngủ để sáng sớm lên đường.
Sáng hôm sau, tôi chở cô vợ trên chiếc Honda ra bến phà để vượt sông Hậu sang Vĩng Long. Khi sang bên kia sông, tôi đưa nàng vào quán hủ tiếu ăn sáng. Vào ngồi bàn, gọi hai tô đề ăn. Tôi lôi ví ra để kiểm tiền vì tôi cũng thắng khá nhiều đêm trước. Tốt nhất là tiêu các tiền lẻ trước. Thò tay vào túi quần thì chẳng thấy ví đâu.
Tôi hỏi vợ:
- Em có giữ ví anh không?
Nàng nói:
- Đâu có! Em chẳng cầm ví anh từ đêm qua. Anh mất ví à?
Tôi gật đầu.
Nàng hoảng vía hỏi:
- Anh biết mất ở đâu không? Nếu bị mất trên phố hay vườn hoa Ninh Kiều thì chẳng biết còn không?
Tôi vội hủy ngay món ăn trước khi nhà hàng đem ra rồi lôi vợ đi lại Cần Thơ. Đứng trên phà tôi suy nghĩ bị mất ở đâu.
Tôi lái xe quay lạ nhà Vận.
Vận ngạc nhiên thấy tôi quay lại.
Hắn hỏi:
- Mày quay lại đây có việc gì?
Tôi trả lời:
- Tao lấy cái ví.
- Làm gì có ví viếc đâu? Tao chẳng thấy ví mày đây.
Tôi cười đi vào giường y, thò tay vào gầm giường lò mò một lúc rồi lôi lên cái ví.
Y giật mình hỏi:
- Sao mày biết nó ở đó.
Vợ tôi mừng húm.
Tôi giải thích:
- Đêm qua, tao lại sau cùng. Tụi mày nhét tao vào xó ngồi. Vì là mép giường nên tao khó chịu lâu lâu lại cựa quậy, nên làm rơi ví. Lúc nẫy tao dịnh ăn sáng, tìm không thấy ví thì biết rằng nó rơi xuống gầm giường mày.
Đó là một kỷ niệm mà cả vợ chồng tôi không quên được.
Tôi nói tài xế đưa xe ra bến Ninh Kiều ăn cơm trưa để vừa ăn vừa ngắm cảnh. Nhưng lúc đến nơi thì thấy bảng cấm đậu khắp nơi vì họ đang canh tân bến này. Cùng chẳng đã, chúng tôi phải đi nơi khác ăn cơm trưa.
Vào quán thấy cũng khá sạch, mỗi người hêu một món ăn cho hợp khẩu. Bà xã tôi thấy món bánh Khọt nên vội đặt ăn. Nhưng ăn xong bà bị đau bụng, ói vì bánh quá nhiều dầu và có lẽ là dầu chiên đi chiên lại nhiều lần. Âu cũng là một kỷ niêm để mà nhớ.
Ăn xong, chúng tôi lên xe qua phà. Ngày xưa, qua đây chúng tôi phải chờ khá lâu, bây giờ lại còn lâu hơn vì cầu chưa xong. Ở trên phà chúng tôi thấy cây cầu bắc qua sông Hậu đang xây nửa chừng. Cây cầu này vài năm trước đã xập làm chết một số nhân công. Theo nghiên cứu thì tại lòng tham của các đại gia làm thầu ăn cắp vật liệu nên cầu không đủ tiêu chuẩn. Chẳng biết bao giờ lòng tham của con người mới hết?
Từ bến phà này về thành phố Vĩnh Long không mấy khó khăn. Lúc còn chiến tranh, qua đây lắm khi cũng ngại vì sợ tai lây vạ gió.
Chiều xuống thì xe vào thành phố. Theo sự hẹn hò, chúng tôi ghé lại nhà Mỹ Công ăn cơm tối. Mỹ Công cũng là con ông thầy Hoa và là chị hai trong nhà. Khi gần đến nơi thì đã thấy Mỹ Công và Mỹ Vân em gái út đang chờ chúng tôi bên đường. Chẳng biết hai cô đứng đây từ lúc nào.
Chúng tôi vào đây rồi để tiện liên lạc, tôi thuê luôn một phòng của khách sạn đối diện.
Tối đến, cô Mai vợ người bạn trước cùng dạy trường- Vũ Đỗ Hải, ghé lại tham dự tiệc vui với chúng tôi.
Sáng hôm sau, chúng tôi lên đường về Sàigòn. Nhưng theo lời mời Mỹ Vân, chúng tôi lại ghé quán của cô ta ăn sáng. Quán này rất gần cuầ Mỹ Thuận, nên rất tiện cho chuyến đi.
Xe về đến khu Khánh Mỹ Hưng thì xế chiều.
Vậy là chấm dứt chuýên đi miền Tây.

No comments:

Post a Comment