Như chúng tôi đã
đề cập tới chiến thuật thiên biến vạn hóa. Nên nhiều khi đánh như nhau, nhưng
có người thắng kẻ bại. Việc quân Nguyên Mông muốn chiến thắng gấp Đại Việt thì
bại, nhưng quân Mông đánh các nước phương tây một cách nhanh chóng thì thắng.
Có lúc đánh liên quân chọn yếu đánh trước, như Bạch Khởi đánh Hàn Triệu, lại có
khi phải đánh kẻ mạnh trước. Như vậy chiến thuật chậm chạp hay nhanh
nhẹn, mạnh mẽ đẽ tùy thuộc vào thời tiết, địa hình.
Dưới đây lại một
thí dụ cho ta thấy đánh lẹ, và chọn kẻ mạnh thì thắng.
Tháng 5, năm
1967, tổng thống Ai Cập là Gamal Abdel Nasser trục xuất lính của LHQ ra khỏi
bán đảo Sinai. Đây là đơn vị chống phiến loạn, duy trì hòa bình giữa Ai Cập và Do Thái. Sau đó, Ai Cập tung
100000 quân trong tổng số 160000, cùng 1000 chiến xa và 1100 xe thiết vận xa
tiến sang chiếm bán đảo này, giáp với phía nam Do Thái. Cùng lúc 75000 quân
Syria, 55000 quân Jordan và một số quân các nước Á Rập cũng trong tình trạng
ứng chiến. Do Thái thấy bị đe dọa nên tướng Moshe Dayan chủ ý tiên hạ thủ vi
cường. Nhìn vào lực lượng
liên quân Á Rập tướng Moshe Dayan thấy quân Ai Cập mạnh nhất. Ngoài số quân
trên họ còn có khoảng 450 máy bay có cả Mig 21, hiện đại nhất. Máy bay hai nước
Jordan và Syria thì ít hơn nhiều. Do Thái lúc ấy có khoảng 55000 quân chính
quy, 700 chiến xa và 220 máy bay. Do Thái lập tức tổng động viên, kể cả phụ nữ
nâng quân số lên 240000 người.
Sáng ngày 5 tháng
6, 1967. Còi báo động hụ khắp nơi trên đất Do Thái. Tất cả 200 máy bay Do Thái cất cánh nhắm Địa
Trung Hải. Cùng lúc ấy 70000 bộ binh và thiết kị vượt biên giới đánh vào Sinai.
Các phi cơ Do Thái, bay ra Địa
Trung Hải một đoạn thì bất ngờ hạ xuống thấp, tránh ra đa, đồng thời chuyển hướng xuống phía nam,
tấn công các sân bay Ai Cập- Đạo quân mạnh nhất. Việc đầu tiên là phá các phi
đạo để máy bay đối phương không thể cất cánh. Mục tiêu kế tiếp là các máy bay
ném bom tầm trung TU-16. Các Phi công Do Thái đã được huấn luyện, có thể cất
cánh 4 chuyến một ngày. Chỉ từ sáng đến trưa, họ đã làm tê liệt không quân đối
phương. Chiều tối họ tấn công không quân hai nước còn lại. Cho đến khi màn đêm
buông xuống, Do Thái đã tiêu hủy 450 phi cơ liên quân Á Rập, trong khi họ mất
26 cái.
Một yếu khác đóng góp vào sự thất bại trên là lúc không quân
Do Thái bắt đầu tấn công thì cùng lúc nguyên soái Ai Cập Abdel Hakim Amer đang thanh tra chiến trường bằng
máy bay. Tất cả các đội phòng không của Ai Cập không được phép bắn nếu chưa có
lệnh từ trung ương.
Tôi chưa được xem bài viết nào về kế hoạch tấn công bằng
không lực của Do Thái, nhưng lẽ dĩ nhiên, họ phải tính tất cả các phi cơ cất cánh một lượt và cùng
quay về phía Ai Cập một lượt. Như vậy sự tấn công mới tạo ra sự bất ngờ và các
mục tiêu mới bị thanh toán một lúc. Nếu chỉ một vài căn cứ bị phá hủy trước
thì các căn cứ khác có thì giờ báo động. Muốn như vậy tùy theo điểm khởi hành
các phi cơ tấn công phải bay một tầm xa như nhau.
Cùng trong sáng
sớm ngày đầu tiên, bộ binh thiết kị Do Thái chia làm 2 cánh:
Cánh phía bắc
đánh sang dải Gaza, rồi vòng xuống đánh El Arish.Cánh thứ hai, trung ương, đánh xuống phòng tuyến Abu-Ageila.
Ngày 6-6, Do Thái
lại cho một cánh quân thứ ba xuất phát từ phương nam đánh xuống chặn đường của
phòng tuyến Abu-Ageila. Và quân nhảy dù được lệnh đánh các cao điểm đặt súng
đại bác. Đồng thời hải quân, Do Thái xuống chiến eo biển Tiran. Đây là eo biển
ở cuối cùng bán đảo sa mạc Sinai và bên đối diện là Cộng Hòa Á Rập Thống Nhất
(Saudi-Arabia). Nó là cửa kiểm soát vịnh Aqaba với biển Hồng Hải. Rồi từ đó
thủy quân lục chiến đánh thốc lên kênh Suez.
Vì không quân liên quân đã bị xóa sổ, nên quân
phòng tuyến của Ai Cập tại Abu Ageila bị chọc thủng. Khi nghe tin này nguyên
soái Ai Cập Abdel Hakim Amer ra lệnh rút lui. Đây là một lỗi lầm, vì nhiều đơn
vị Ai Cập khác vẫn còn nguyên vẹn và có khả năng đánh lại quân Do Thái. Khi
nhận lệnh này quân đội Ai Cập rút chạy thật lẹ không chuẩn bị nên nhiều xe cơ
giới chưa kịp lấy nhiên liệu, nên bị bỏ rơi giữa đường.
Quân Do Thái
không đuổi theo quân Ai Cập, mà chạy thật lẹ đến các đèo ở các quả núi trơ trọi
trên sa mạc Sinai, để đợi quân Ai Cập đến.
. Chỉ trong 4
ngày đầu cuộc chiến, quân Do Thái đã đánh tan đạo quân lớn nhất của liên quân Á
Rập. Hai ngày kế tiếp họ cũng đánh bại quân Jordan và Syria.
Qua các câu
chuyện vừa kể chắc quý vị cũng thấy rõ vai trò quan trọng của chiến thuật trong
một trận đánh.
Một trong các chiến thuật mà ta nghe nói nhiều là dương đông
kích tây hay nói một cách khác hư hư thực thực khiến địch không biết lúc nào
đánh thật và đâu là mục tiêu. Về điểm này chẳng khác gì trong võ thuật, khi hai
võ sĩ dao đấu thì thường làm bộ. Chân một võ sĩ cứ nhấp lên hạ xuống để đối
phương lo tránh một cú đá, thì người này lập tức phóng lẹ đến đấm ngay vào mặt.
No comments:
Post a Comment