Nghệ thuật chiến tranh (tt)
2. Huấn Luyện
a- Huấn luyện chiến
đấu:
Sau khi tuyển chọn để đưa vào một binh chủng thích hợp thì
người lính phải trải qua một giai đoạn huấn luyện để trở thành thiện chiến
trong ngành của mình.
Gia Cát Lượng coi việc huấn luyện quân đội là quan trọng, có
luyện tập thì mới có thể trở nên tinh nhuệ. Ông nói: “Quân không tập luyện, trăm mgười không địch nổi một; tập luyện mà
dùng họ, một người có thể địch trăm người.”[1]
Trong khi ấy, Trọng Ni[2]
cũng nói: “Không dậy mà chiến đấu, đấy
gọi là bỏ dân… sau khi dậy dỗ huấn
luyện thì có thể chiến thắng”[3]
Người Mỹ cũng có câu: “No pain, no gain”
hàm ý không đổ mồ hôi, không rơi nứơc mắt thì khó thành công.
Vì lí do ấy, tất cả quân đội các nước đều phải lo luyện tập.
Quân đội nào càng cố gắng luyện tập bao nhiêu thì sức dẻo dai, chịu đựng càng
tăng bấy nhiêu, kỹ thuật tác chiến tăng lên cao và trở thành thiện chiến. Ngày
trước ở miền Nam, trong quân trường có câu: “Thao trường đổ mồ hôi; chiến trường bớt đổ máu.” Câu này đã nói lên
cần phải luyện tập thật chuyên cần và kham khổ. Ngoài sự luyện tập những kỹ
thuật cá nhân như dùng cung, thương, giáo, mác, côn, kiếm… cho thời trước hay
súng ngắn, súng dài, trung liên, đại liên, lựu đạn, mìn… cho thế hệ ngày nay,
các binh sĩ còn phải thực tập các di hành, chiến đấu theo đội ngũ. Vì sĩ quan,
binh sĩ có tập như đang ở trong một cuộc chiến đấu thật sự thì họ mới quen cách
chỉ huy hay cách đi, cách chạy, cách bò, cách núp của cả đơn vị; rồi lúc tiến
đơn vị nào yểm trợ đơn vị nào xung phong; khi thoái nhóm nào đảm nhiệm việc cản
địch nhóm nào tháo lui…Vì lý do ấy mà lâu lâu ta thấy quân đội các nước tập
trận giả với quân số lên tới vài sư đoàn bao gồm cả thủy, lục, không quân. Mục
đích của các cuộc tập trận này là làm các thao tác quen đi với thực tế và nhịp
nhàng trong di chuyển.
Trong kỳ Thế Vận Hội Mùa Hè vừa qua (2004), các đấu viên
trong đội bóng rổ của Mỹ là các đấu thủ thượng thặng trên thế giới, được tuyển
lựa từ các đội bóng nhà nghề hay nhất nước. Nếu bỏ ra một người đấu một người
thì phần thắng nghiêng về đội Hoa Kỳ. Thế mà lúc tranh tài, họ đã thua mấy đội
gồm các đấu thủ dứơi cơ. Tuy các đấu thủ này không giỏi như đấu thủ Mỹ, nhưng
tập luyện với nhau lâu hơn, nên hành động nhịp nhàng hơn, có “chiến thuật” hay
hơn và thông thạo “chiến thuật” nhiều hơn.
Ta đã xem qua cách luyện tập của quân đội Mông Cổ thời thế
kỉ XIII. Các quân đội khác không như vậy nhưng cũng trải qua những giai đoạn
khó khăn. Một người có võ nghệ cao siêu, cung tên xuất sắc không phải là thiện
chiến mà là một võ sĩ tài ba. Ngừơi này giỏi đánh nhau tay đôi chứ đưa vào một
đội quân thì không chắc đem phần thắng cho mình. Thiện chiến đương nhiên là
biết sử dụng vũ khí thông thạo mà còn phải biết kết hợp với những đồng bạn để
làm một việc rất ăn khớp. Chẳng hạn như một đội bóng mỗi người giữ một nhiệm
vụ, nhưng khi ra quân tất cả phải hành động như một cơ phận của một bộ máy. Khi
thấy bạn làm một việc thì mình phải biết làm gì để tấn công địch quân hữu hiệu.
Thí dụ câu chuyện lính La Mã đè bẹp được lính Boudica, một
lực lượng đông hơn 20 lần trên, một phần là do sự thiện chiến của binh sĩ La
Mã, trong khi Boudica không huấn luyện quân đội..
Nếu bạn đã xem truyện của Kim Dung, bạn sẽ thấy tác giả này cỹng đưa ra một nhận xét tương tự. Ông đã đề những nhân vật võ nghệ siêu quần như Quách Tỉnh, Dương Quá nói lên rằng tuy võ nghệ họ cao nhưng trong chốn thiên binh vạn mã họ không thể thắng được.
b/ Huấn luyện Tinh Thần.
Dù thời gian nào, khi ai muốn làm một việc gì mà thiếu tinh
thần thì công việc đó cũng khó lòng đạt được kết quả mong muốn. Chỉ nói đến
công việc làm vườn, làm ruộng, hay thương mại hoặc học hành, thi cử … cũng vậy.
Ta phải có lòng quyết tâm thì sẽ có kết quả mong muốn. Cho nên ông bà ta thường
nói “Có công mài sắt, có ngày nên kim.” Khi nói tới câu này chúng tôi nhớ lại
nhớ tới một câu chuyện về thi sỹ Lý Bạch mà chúng tôi đọc cách đây vài chục năm
trước, nên có thể bị lầm. Lúc đầu, ông học tại núi Hoa Sơn nhưng, thi cử nhưng
chẳng đỗ đạt gì, nên chán nản bỏ về. Dọc đường, ông gặp bà cụ già mài thanh
sắt, ông hỏi bà đang làm gì thì bà trả lời câu trên. Ông vỡ lẽ ra, nên quay lại
quyết tâm học hành và trở thành một thi sĩ lừng danh vậy.
Trong các tranh tài thể thao đội nào đánh ở sân nhà thường
chiếm ưu thế để thắng trận nhờ vào sự cổ
võ của dân chúng để nâng tinh thần lên cao. Ta xem kết quả tổng số huy chương
(hc) của hai nước Austrilia và Korea đã chiếm được trong vài kỳ Thế Vận (TV)
gần đây sẽ thấy rõ:
Kỳ TV 1988, tại Seoul (Korea)
|
Autralia chiếm 14 hc, Korea 33 hc.
|
Kỳ TV 1992 tại
Barcelona (Spain)
|
Autralia chiếm 27 hc, Korea 29 hc
|
Kỳ TV 1996 tại
Atlanta (US)
|
Autralia chiếm 41 hc, Korea 27 hc.
|
Kỳ TV 2000 tại Sydney (Australia)
|
Autralia 58 hc, Korea 28 hc .
|
Xem như vậy, lúc đánh tại Korea thì đội Korea đoạt nhiều huy
chương hơn đội Autralia, nhưng khi tranh tài tại Australia thì có kết quả ngược
lại. Đến lúc Thế Vận Hội được tổ chức ở một nước khác, số huy chương của cả hai
đội đều bị giảm đi.
Riêng đối với Trung Quốc thì năm 1996, họ đoạt được tổng số
là 50 hc, sau Mỹ (101), Nga (63) và Đức (65). Đến năm 2000 tại Úc, số huy
chương đạt được là 59 cái, sau Mỹ (91),
Nga (88). Năm 2004 tại Athens, họ đạt 63 huy
chương sau Mỹ (102), Nga (92). Đến thế vận Bắc Kinh 2008, họ đã đạt 100 huy
chương chỉ sau Hoa Kỳ 110 huy chương vượt cả Nga lẫn Đức. Đây là hai nước mà số
huy chương thường vượt Trung Quốc.
Nói như thế, tinh thần cao sẽ làm thêm sức mạnh và như vậy
về mặt quân sự có thể làm cho cán cân thay đổi được. Một bằng chứng cụ thể là
lúc quân Đức đánh sang Nga, họ đẩy lui quân Liên Xô liên tiếp, nhưng nhờ vào
tinh thần cao nên đã lật thế cờ. Còn Tại nước ta, Lê Lợi lui quân liên miên,
thiếu thốn lương thực, nhưng nhờ tinh thần cao mà không tan vỡ để rồi đuổi được
quân Minh quay về Trung Quốc.
Nói một cách chung chung, muốn cho tinh thần quân đội cao,
lãnh tụ và những tướng chỉ huy thường phải đem ra cái chính nghĩa và mục đích
của cuộc chiến cho binh lính thấy. Nếu toàn dân ủng hộ thì tinh thần binh sĩ
tăng lên rất nhiều.
Chúng ta khi xem một trận đấu thể thao thường thấy một đội A
đang thắng thế thì nhà dìu dắt (coach) đội B lại “Timeout”. Cái timeout này mang hai ý nghĩa. Một là tái phối hợp,
đổi chiến thuật. Hai là các cầu thủ đội A đang hăng tiết vì các thắng lợi mới
đạt, nhà dìu dắt làm như vậy để họ nguội máu xuống, tinh thần hết lên cao.
Dưới đây là câu chuyện lịch sử chứng minh về cái mạnh của
tinh thần trong trận đánh ngoài chiến địa.
Thời Đông
Châu Chiến Quốc, trong các nước lớn thì Tề
là một nước muốn làm bá chủ. Vua nước Tề là Tề Hoàn Công ỷ mình là nước mạnh binh lực hùng
cường, muốn đánh một nước yếu hơn là Lỗ ở phía tây nam.
Năm 684 TTL, Vua
Lỗ là Lỗ Trang Công quyết định kháng cự với Tề Hoàn Công. Một thường dân
Lỗ tên là Tào Quý tìm gặp Lỗ Trang Công. Sau một thời gian thuyết phục, Lỗ
Trang Công rất tin rồi cùng Tào Quý lên xe, dẫn quân ra trận.
Quân hai bên Tề,
Lỗ gặp nhau ở Trường Thược (thuộc tỉnh Vu-Sơn Đông ngày nay) rồi cùng bày trận chuẩn bị ứng
chiến. Theo thông thường tập tục ngày ấy, quân Tề dựa vào nhiều người,
đánh trống thách chiến. Lỗ Trang Công thấy vậy định ra lệnh ứng
chiến. Tào Quý cản lại. Thấy quân Lỗ
không giám khua trống ứng chiến, Tề Hoàn Công cho lệnh đánh trống thách
chiến lần thứ hai. Tào Quý nói với Lỗ Trang Công nên tiếp tục án binh
bất động. Quân tướng của Lỗ thấy thái độ quân Tề hùng hùng, hổ hổ làm như
muốn ăn tươi nuốt sống họ nên rất căm tức. Tuy nhiên, vì thấy chủ tướng chưa
cho lệnh đánh nên cắn răng chờ đợi.
Vua Tề thấy
quân Lỗ vẫn không dám đối địch lại nghĩ quân Lỗ yếu đuối nhát gan, liền ra
lệnh đánh trồng lần thứ ba. Hồi trống này là hồi trống quyết định, dù Lỗ
có ứng chiến hay không quân Tề vẫn cứ tiến tới mà không phạm vào quy luật đối
trận thời Chiến Quốc. Giả sử họ không đánh ba hồi trống mà tấn công thi xem như
là hèn nhát.
Khi hồi trống thứ
ba của Tề vừa dứt, Tào Quý nói với Lỗ Trang Công ra lệnh tấn công. Tiếng
trống của quân Lỗ nổi lên, lòng căm tức của họ dồn vào đó; tinh thần binh
lính tăng lên rất cao; khí thế tấn công thật mãnh liệt. Cùng khi ấy vì chủ
quan, quân Tề không lo đề phòng bị tấn công,
mà chỉ lo tấn công nên chống không nổi rồi thế trận bị vỡ.
Khi thấy quân Tề
thua chạy, Lỗ Trang Công ra lệnh truy kích ngay; Tào Quý lại can để ông
xem lại. Bây giờ thì Lỗ Trang Công rất tin vào Tào Quý, nên hạ lệnh dừng quân.
Tào Quý xuống quan sát dấu bước chân người, ngựa cùng vết xe quân Tề, thấy
dấu người xe loạn xạ nên nói với Lỗ Trang Công cho lệnh truy kích. Lệnh vừa
phát ra, tất cả binh sĩ hăng say đuổi giặc. Quân Tề thua to phải chạy về nước.
Sau này Lỗ Trang
Công hỏi Tào Quý lý do thì Tào Quý giải thích: Khi quân Tề cho đánh trống lần
một thì tinh thần họ rất cao, trong khi tinh binh Lỗ vừa phải. Đánh lần thứ hai
tinh thần địch quân đã sa sút vì hết hào hứng. Khi trống lần thứ ba, tinh thần
xuống hơn, mà chủ soái khinh địch, trận thế thiếu chuẩn bị. Trong khi ấy vì
lòng căm tức, tinh thần quân Lỗ sẽ lên cao, vậy ta tấn công thì địch phải vỡ
thế trận. Riêng việc ngừng xe lại để quan sát dấu vết thì Tào Quý giải thích
xem vết người, ngựa và xe rút lui loạn xạ là lui thật, còn lui trật tự thì đó
là kế giả thua.
Trong thời gian
gần đây quân đội Bắc Việt có chính trị viên. Người này còn quan trọng hơn cả
người chỉ huy đơn vị. Người này có nhiệm vụ nhồi vào đầu binh lính lý thuyết
Cộng Sản, và làm cho tinh thần cán binh tăng lên khi chiến đấu. Tất cả sĩ quan
hay cán binh thấp nhất cùng kham khổ như nhau, nên binh sĩ tin vào lời nói của
mấy người chính trị viên đó. Ngược lại, nếu cấp chỉ huy chỉ lo thu tiền của
lính ma, lính kiểng, buôn lậu, bán quân dụng cho giặc, về nhà thì hống hách với
cấp dưới, bắt đàn em tạp dịch, nói một đường làm một nẻo thì ai tin để mà có
tinh thần?
Trong tình trạng
thiếu hụt lương thực như vậy, nếu là quân lính có tinh thần thì cố gắng chịu
đựng để chờ cơ hội. Thí dụ như chuyện Bình Định Vương Lê Lợi khi rút về
Chí Linh, thiếu thốn đủ thứ, nhưng tinh
thần tướng sĩ không lung lay dù là ăn rau cỏ, thịt voi, thịt ngựa qua ngày.
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp cũng vậy. Dân quân ở các vùng kháng chiến khổ
sở biết mấy; cơm độn rau, đậu, khoai, sắn đã thế ăn không đủ no, áo không đủ
ấm, nhưng một lòng đánh giặc. Với tinh thần đó nên ta đã thành công.
Vì các lý do và
dẫn chứng nêu trên, khi huấn luyện các binh sĩ ta nên có sự huấn luyện tinh
thần cho họ, để họ nhìn thấy tại sao họ lại có mặt trong quân ngũ và nhiệm vụ
chính yếu của họ là gì? Nếu người cầm quyền thật lòng vì dân vì nước thì chuyện
này không mấy khó khăn vì các quân nhân sẽ nhận thấy điều này. Khi đã thấm
nhuần các lý thuyết vì nước vì nhân dân vì gia đình của chính bản thân họ thì
chắc chắn tinh thần chiến đấu sẽ lên rất cao.
Muốn nâng cao
tinh thần quân đội, huấn luyện tinh thần ở quân trường chưa đủ mà còn huấn
luyện tại đơn vị một cách thường xuyên là một điều cần thiết. Tuy nhiên, khi
nói về tinh thần và quân kỷ sẽ nhàm chán làm nhiều người ngủ gật. Muốn được mọi
người nghe, ta nên xen trong những bài nói về tinh thần bằng cách lấy thí dụ là
các câu chuyện lịch sử hào hứng, rồi có các chương trình ca nhạc giúp vui. Khổ
một cái nếu nhân dịp này mà vị chỉ huy đơn vị lại lợi dụng các cô ca sĩ xinh
đẹp để làm việc khác thì sẽ tạo ra các ảnh hưởng trái ngược.
[1] Chu Dịch với binh pháp, trang 52.
[3] Trích từ Chu Dịch với Binh Pháp, trang
52.
No comments:
Post a Comment