Trong thời gian
người Pháp sang đô hộ Đông Dương, họ làm lắm việc không tốt, nhưng ngược lại họ
cũng làm nhiều diều mà dân ta cũng phải cám ơn họ. Trong các việc mà ta cám ơn
là hệ thống đường xá khắp Việt Nam. Trước khi họ sang đây ta chỉ theo gương
nước Tàu vĩ đại đường toàn là đường đất cầu gỗ tối đa. Khi đô hộ nước mình họ
đã làm các con đường tráng nhựa các cầu sắt, đường xe hơi xe lửa. Đặc biệt là
làm nhiều đường hầm cho xe lửa chạy qua cắt ngắn thời gian rất nhiều.
Một trong các
đường hầm ấy còn tồn tại cho đến trước 75 là đường hầm đèo Rù Rì ở phía bắc Nha
Trang. Trong năm 1973, tôi dắt một toán học sinh ra chơi Nha Trang, và một hôm
đưa các cô các cậu đi Ninh Hòa bằng đường xe lửa. Các cô các cậu rất hứng thú
khi được có dịp ngồi xe lửa xuyên qua đường hầm tối đen như mực.
Tuy nhiên, tại
đèo Hải Vân xe cộ vẫn phải leo đèo mãi cho tới trước năm 2000. Lên đèo nhìn, cảnh
thì đẹp ngưng cũng rất nguy hiểm. Vì cái nguy hiểm và rất cao ngay cạnh bờ biển
mà vua Lê Thánh Tông đã cho ghi ở cửa
trông về phủ Thừa Thiên ba chữ "Hải Vân Quan", cửa trông xuống Quảng
Nam đề "Thiên hạ đệ nhất hùng quan" vào năm
1470.
Ta cũng nên
nhắc lại lịch sử của dân Việt một chút.
Nước Việt ta
khởi đầu từ thời độc lập của Ngô Quyền (939) chỉ vỏn vẹn từ đồng bằng Bắc bộ
đến Hả Tĩnh và nhận biên giới đèo Ngang. Lúc triều Lý cực thịnh Lý Thường Kiệt
đánh Lâm ấp lấy phần Quảng Bình. Sau khi
nhà Trần đánh bại Nguyên Mông, năm 1301, vua Trần Nhân Tông du ngoạn Chiêm
Thành và gã Huyền Trân cho Chế Mân. Và
ông vua nước này đã hồi môn hau châu ô, Lý tức Quảng Trị, Thừa Thiên. Biên giới
nước ta đến đèo Hải Vân. Cứ nhìn vào lịch sử và địa lý ta thấy ngay ngày xưa,
ông cha cứ lấy các quả núi ngăn cách làm biên giới để ngăn bớt bước chân xâm
lược.
Trong cuộc hôn
nhân Chiêm Việt thắm thiết được thời gian ngắn thì vua Chiêm qua đời. Theo tục
lệ Chiêm thì Huyền Trân công chúa cũng bị thiêu sống theo vua Chế Mân. Lúc ấy
là đại Việt dưới triều vua Anh Tông. Vua ta hoảng quá sai Trần Khắc Chung vào
viếng tang, nhưng thật ra âm mưu cứu nàng công chúa về.
Vì vụ án này,
mà Chiêm Việt lại hục hặc và người xưa đã có bài thơ:
Đổi chác xưa
nay kéo nực cười.
Vốn đà không lỗ
lại thêm lời.
Hai châu Ô, Lý
vuông ngàn dặm.
Một gái Huyền
Trân đáng mấy mươi.
Lòng đỏ, khen
ai lo việc nước.
Môi son, phải
giống mãi trên đời.
Châu đi, rồi laị
châu về đó.
Ngơ ngẩn nhìn
nhau một lũ Hời.
Xem ra thấy
chua chắt cho thân p[hận một nước nhỏ bé quá. Chữ lũ Hời lại có phần khinh miệt
Năm 1470 là năm
vua Lê Thánh Tông, một trong các vì vua tài ba nhất trong lịch sử Việt Nam, đem
quân đánh chiêm ở vùng Quảng Nam, Quảng Ngãi. Rồi từ chiến cuộc ấy, nước ta đã
mở rộng biên cương cho đến Phú Yên.
Mãi đến cuối
tháng 8, năm 2000, VN khởi công xây đường hầm qua chân núi Bạch Mã và hoàn tất
vào tháng 6, 2005. Đây là con đường hầm trên bộ dài nhất Đông Nam Á.
Cuối năm ấy anh
em chúng tôi có dịp đi xe xuyên qua đây. Nếu lấy công tâm mà nói, tôi thầm mừng
cho dân ta đã có một phương tiện lưu thông an toàn, xuyên qua dãy núi Bạch Mã,
nhất là vào các ngày mưa gió, đường xá trơn trựot.
Hệ thống đường
hầm gồm hai ống lưu thông: một xuống nam, một lên bắc để tránh tai nạn hai xe
húc nhau đối đầu. Bên trong có những quạt gió lớn gắn trên đỉnh ống để đem
không khí mới mẻ, trong lành cho hành khách cùng sự lưu thông an toàn. Sở dĩ
đường hầm này cũng như các đường hầm tân kỳ được xây theo hình ống tròn là vì
hai lý do:
1- Máy
khoan đường hầm là một máy có đầu hình tròn để khoan đá.
2- Ống
lưu thông sau đó được xây bên trong cũng thiết hình diện hình tròn thì sẽ chịu
đựng manh hơn vách thẳng đứng.
Theo Wikipedia
thì đường này có các con số sau đây:
- Đường hầm chính:
dài 6.280 m, rộng 10 m, độ cao xe
cho phép đi qua là 7,5 m.
- Đường hầm thoát
hiểm: dài 6.280 m, rộng 4,7 m, cao 3,8 m.
- Đường hầm thông
gió: dài 1.810 m, rộng 8,2 m, cao 5,3 m.
Cửa đường hầm đèo Hải Vân
Theo vài nguồn
tin thì VN đang chuẩn bị làm thêm vài đường hầm trong đó có hầm xuyên qua đèo
Cả. Nhưng dù sao, đây cũng chỉ là một đường hầm có kích thước kiêm tốn so với
các đường hầm khác.
Để rồi ta sẽ
tìm hiểu tiếp sau này.
No comments:
Post a Comment