Nhưng
rồi, phi cơ đã làm việc mà các tàu chiến khác làm không được. Vì lý do này mà
phần sau của thế chiến thứ II, vai trò của thiết giáp hạm bị phai mờ dần trước
hàng không mẫu hạm.
Ngay
từ năm 1914, khi thế giới chiến tranh I mới bộc phát, Đô đốc Anh Percy Scott đã
tiên đoán rằng thiết giáp hạm sẽ nhanh chóng bị máy bay loại bỏ không lâu. Ý kiến
này đã bị các nhà nghiên cứu và vẽ kiểu hải chiến phản đối kịch liệt. Lúc ấy,
máy bay mới trong giai đoạn phôi thai, nên không ai nghĩ một ngày nào đó các
con chim sắt có khả năng đem những quả trứng chứa thuốc nổ nặng cả tấn để đủ sức
làm chìm các pháo đài sắt, nổi khổng lồ.
Vào
cuối Thế Chiến I, quân đội Đồng Minh đã nghĩ tới việc dùng máy bay tấn công nhắm
vào hạm đội Đức đang buông neo vào năm 1918. Họ định cho sử dụng những chiếc
máy bay ném bom ngư lôi Sopwith Cuckoo xuất phát từ tàu sân bay. Bộ tham mưu Đồng Minh cân nhắc giải pháp này,
phân tích các ưu và khuyết điểm của cuộc tấn công và cuối cùng bị hủy bỏ.
Theo
History và Military channel, sau thế chiến thứ nhất, Mỹ đem con tầu khổng lồ
Ostfriesland của Đức ra làm con mồi thử sức mạnh của không quân. Trong những
năm 1920, Tướng Billy Mitchell thuộc không quân Quân đội Hoa Kỳ tin tưởng rằng
sức mạnh của không quân đã làm cho hải quân toàn thế giới trở nên lạc hậu. Trước Quốc Hội Hoa Kỳ, ông khẳng định rằng: "1.000
máy bay ném bom có thể được chế tạo và đưa vào hoạt động với cái giá của một
thiết giáp hạm, và một phi đội những máy bay ném bom như vậy có thể đánh chìm một
thiết giáp hạm dễ dàng, điều này cũng giúp cho việc giảm thiểu ngân sách.”
["1,000 bombardment airplanes can be built and operated for about the
price of one battleship" and that a squadron of these bombers could sink a
battleship, making for more efficient use of government funds”]
Lời
phát biểu trên đã làm tức giận các sĩ quan hàng đầu của Hải Quân Hoa Kỳ, nhưng
dù sao tướng Mitchell vẫn được quốc hội cho phép tiến hành một loạt các thử
nghiệm ném bom với các máy bay ném bom của Hải quân và Thủy quân Lục chiến. Năm
1921, ông đã ném bom và đánh chìm được nhiều tàu, bao gồm chiếc thiết giáp hạm
cũ "không thể chìm" thời Đệ Nhất thế chiến Ostfriesland của Đức và
thiết giáp hạm Mỹ tiền-dreadnought Alabama.
Cho
dù Mitchell yêu cầu khi thử nghiệm các con tàu phải ở trong những điều kiện thời
chiến, nói một cách khác các thiết giáp hạm phải có các đội trúc trực cách đó
khoảng an tòan để cứu hỏa hay bơm nước...Nhưng con tàu bị đánh chìm đã đứng yên
chịu trận, không được bảo vệ và không có những đội cứu hỏa như quy định... Các
phi công đã bất chấp các quy luật và đánh chìm con tàu trong vòng vài phút
trong một cuộc tấn công phối hợp. Phía hải quân cho rằng việc đánh chìm
Ostfriesland được hoàn tất là do vi phạm một thỏa thuận cho phép các kỹ sư hải
quân khảo sát ảnh hưởng gây hư hại của các vũ khí khác nhau.. Cuộc biểu diễn trở
thành tiêu đề nổi bật trên báo chí, và Mitchell tuyên bố: "Không con tàu nổi
nào có thể tồn tại nơi mà không lực có thể hoạt động từ các căn cứ trên đất liền
có khả năng tấn công chúng".
Trong
khi kết quả đạt được còn xa các mục đích đề ra, cuộc thử nghiệm của tướng Mitchell
thật đáng chú ý. Nó giúp những kẻ ủng hộ thiết giáp hạm ở vào thế đối nghịch với
sự phát triển không lực của Hải quân. Chuẩn Đô đốc William A. Moffett- anh hùng
của thế chiến II tại Thái Bình Dương- đã tận dụng các dư luận để mở đường cho việc phát triển
chương trình tàu hàng không mẫu hạm còn non trẻ của Hải quân Hoa Kỳ sau này.
Ông đã được mệnh danh là: " Air Admiral” (Đô Đốc Không Quân), khi nắm giữ vai trò lãnh đạo của
Navy's Bureau of Aeronautics vào năm 1921.
Cũng
là rủi ro cho số mạng các khối sắt ấy, khi các con tàu nổi hàng không mẫu hạm
mang cả bảy, tám chục phi cơ tung ra tấn công chúng. Các con tàu này lần lựơt
thi nhau chìm. Nguyên trong trận Pearl Harbor, Mỹ mất 4 thiết giáp hạm, bị hư hại
nặng nề 3 chiếc, và chiếc cuối cùng thì bị mắc cạn trong tổng số 8 chiếc đang
buông neo trong vịnh.
Khi
thế chiến II bắt đầu, Quân Nhật tràn chiếm các tỉnh phía đông TQ, rồi lan xuống
Đông Dương, Mã Lai. Ngày 25 tháng 10, 1941 Anh vội đưa hạm đội Z force gồm thiết
giáp hạm HMS Prince of Wales, tuần dương thiết giáp hạm HMS Repulse cùng 4 khu
trục hạm loại mới, tăng cường bởi một số khu trục hạm loại cũ sang bảo vệ vùng
này.
Nhưng
ngày 10 tháng 12 cùng năm, cả hai HMS Prince of Wales và HMS Repulse đều bị
không quân Nhận nhận chìm.
Kể
từ đây trở đi, nhiều khi một chiến hạm có thể được ghi bởi các chữ tắt phía trước
tên, chẳng hạn như USS Wasp, hay HMS Albion..Mỗi một quốc gia, chiến hạm được
ghi các chữ tắt phía bên trái để người khác biết con tàu của nước nào. Chỉ cần
đọc chữ ấy người ta biết xuất sứ con tàu. Dưới là một số chữ tắt ấy.
*
USS là United State Ship.
*
HMS là His/Her Majesty Ship có nghĩa như con tàu của hoàng đế hay nữ hoàng
trong tiếng Anh
*
SMS là Seiner Majestät Schiff, cũng có nghĩa như con tàu của hoàng đế hay nữ
hoàng trong tiếng Đức.
*
INS là India Navy Ship.
*
HMAS là His/Her Majesty Australia Ship có nghĩa như con tàu của hoàng đế hay nữ
hoàng thuộc hải quân Úc.
*
HMCS là His/Her Majesty Canada Ship có nghĩa như con tàu của hoàng đế hay nữ
hoàng thuộc hải quân Canada.
*
HQ là Hải Quân tàu chiến Việt Nam.
Đây
là hai chữ đã được dùng từ thời VNCH và bây giờ vẫn được áp dụng.
Kể
từ sau thế chiến thứ hai, trong thời kỳ chiến tranh lạnh, chỉ còn một số nước
duy trì thiết giáp hạm. Trong đó phải kể:
* Argentia giữ lại hai
chiếc thuộc lớp Rivadavia cho đến năm 1956.
* Chile giữ chiếc Almirante
Latorre (nguyên là chiếc HMS Canada) cho đến năm
1959.
* Liên Xô thì cho tháo gỡ các chiếc mà họ
đang đặt lườn năm 1950. Trong khi ấy,
họ đặt kế hoạch chế tạo một số tuần dương thiết giáp hạm mới thuộc lớp Stalingrad. Nó bị
hủy bỏ sau cái chết của
lãnh đạo độc tài két tiếng Joseph Stalin vào
năm 1953.
* Thụy Điển có nhiều thiết giáp hạm
phòng duyên cỡ nhỏ, một trong số chúng là Gustav V sống sót
cho đến năm 1970.
* Thổ Nhĩ Kỳ Yavuz
(nguyên là chiếc SMS Goeben hạ thủy năm
1911) bị tháo dỡ
vào năm 1776.
Kể
từ năm 1980 về sau, thì không còn quốc gia nào sử dụng thiết giáp hạm ngoại trừ
Mỹ. Mỹ cải tiến chiếc lớp Iowa gồm 4 chiếc: Iowa, New Jersey, Wisconsin và
Missouri với hệ thống hỏa lực điều kiển bởi máy vi tính cùng radar. Cả 4 chiếc
này đã tham gia các chiến cuộc tại Triều Tiên và Việt Nam. Chúng bây giờ chỉ
làm nhiệm vụ thứ yếu là hỗ trợ.
Riêng
chiếc New Jersey
trong chiến tranh Việt
Nam, nó sử
dụng chủ yếu là hỗ
trợ. Trong
suốt thời gian tham chiến nó đã bắn 6000 quả đạn pháo 406 mm (16 inch) và hơn 14000 pháo
127 mm (5 inch) vào bờ
biển, gấp bảy lần so với lượng pháo nó từng sử dụng trong Đệ Nhị thế chiến.
Năm
1980, khi Liên Xô đưa vào hoạt động tàu tuần dương Kirov, Hoa Kỳ cho
tái hoạt động cả bốn chiếc lớp Iowa. Chúng được trang bị với hỏa tiễn Tomahawk và sau đó,
chúng đã có dịp khạc lửa vào vùng vịnh trong cuộc chiến Iraq năm 1991. Tomahawk
là hỏa tiễn tự hành dài 5m 56, mang đầu đạn quy ước 415 kg hay có thể mang đầu
đạn nguyên tử.
Tomahawk
Ảnh hưởng của Thiết Giáp Hạm
Trong cuối thế kỷ XIX và đầu thế Kỷ XX, thiết giáp thiết là tàu
chiến tiêu biểu của các quốc gia. Nó nói lên tiềm năng phát triển sức mạnh hải quân. Sự hiện diện của thiết giáp hạm tại một vùng biển nào đó đã có một ảnh hưởng tâm lý và ngoại
giao. Vì thế, nhiều quốc gia hùng cường đã có hẳn một chính sách ngoại giao
dựa vào thiết giáp hạm, mà ta tạm gọi là Chính sách
ngoại giao thiết giáp hạm.
Ngay cả trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, ảnh hưởng tâm lý của một thiết giáp hạm vẫn còn
rất đáng kể. Năm 1945, chiếc USS Missouri đã
được làm nơi ký văn kiện đầu hàng cuả Nhật.
Cũng chính chiếc này đã được tách ra để đưa di hài của Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ về nước. Sự hiện diện của nó tại vùng biển Địa Trung Hải giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp đã ngăn chặn một đòn tấn công của Liên Xô có thể nhắm
vào vùng Balkan.
Vào tháng 9
năm 1983, lực lượng vũ trang người Druze
tại vùng núi Shouf của Liban nổ súng vào lực lượng Thủy quân
Lục chiến Mỹ gìn giữ hòa bình. Hoa kỳ gửi
chiếc USS New
Jersey đến đây. Sự hiện diện của nó đã làm im tiếng súng. Cuối cùng với hỏa lực của New
Jersey sau đó đã giết chết những người lãnh đạo của lực lượng vũ trang này.
Như đã viết trên, tầm quan trọng của thiết giáp hạm
dần dần lu mờ bởi các con tầu khổng lồ khác mạnh hơn. Đó là hàng không mẫu hạm.
Các tàu nhỏ hơn là khu trục hạm, thời trứơc trang bị nhẹ, không có khả năng đi
xa nay đã giảm bớt số lượng hải pháo và thay vào đó là các giàn tên lửa đạn
đạo tầm ngắn và tầm trung cùng các tên lửa hành trình. Các chiến hạm này đã thay thế vị trí của các thiết
giáp hạm.
No comments:
Post a Comment