DESTROYER
-KHU TRỤC HẠM.
Với
sự hiện diện của tầu ngầm cùng torpedo là một mối đe dọa cho tàu nổi. Rồi Anh
quốc cho ra đời chiếc thiếp giáp hạm Dreadnough, các nước khác nối đuôi làm các
chiến hạm không chìm. Dù sao chăng nữa các thiếp giáp hạm mới vẫn bị đe dọa khi
nhiều chiếc torpedo boat đồng loạt xuất hiện
Ngay
lúc các chiếc loại Dreadnought ra đời thì các đối phương phải nghiên cứu cách
trị lại các con quái vật này cùng các tuần dương hạm chẳng kém phần vĩ đại. Các
nước ấy đã cho ra đời loại tàu nhỏ nhanh, mang ống phóng ngư lôi, nguy hiểm.
Anh thì cho ra motor torpedo boat (MTB); Mỹ hạ thủy Patrol Torpedo (PT); còn Đức
cho ra đời lọai Schnellboot, hay S-Boot như đã viết phần trước.
Để
bảo vệ các pháo đài sắt thiếp giáp hạm, tuần dương hạm, chống lại totpedo boat,
ngừoi ta lại chế ra chiến thuyền mới. Loại tầu này to hơn đối thủ nhưng nhỏ hơn
thiếp giáp hạm và tuần dương hạm. Loại tàu này di chuyển thật nhanh, trang bị
súng khá lớn, bắn xa. Khi mới ra đời,
các tàu loại này được gọi là "Catchers" có nghĩa là đi bắt. Bắt đây có nghĩa là bắt các các phóng lôi hạm.
Sau
nhiều lần thay đổi cách gọi, cuối cùng hải quân Anh gọi là Torpedo Boat
Destoyer, loại tàu thiết kế để truy lùng, tiêu diệt các tàu phóng ngư lôi
(Motor Torpedo Boat- MTB). Nhưng dần dần được đơn giản hóa khi đối thoại hay viết
lách, người ta bỏ bớt hai chữ đầu và chỉ còn chữ destroyer mà ta dịch là KHU TRỤC
HẠM.
Câu
chuyện phát sinh loại chiến thuyền này là từ nước Nhật. Vào năm 1885, Nhật thấy
họ phải có một loại MTB lớn hơn các đối thủ. Họ bèn đặt hàng ở hãng Yarrow
shipyards- London, vì ngày ấy chỉ ở nước Anh là có khả năng đủ loại tàu chiến.
Các nhà hải chiến học cùng kỹ sư Nhật vẽ ra kích thước cùng sự hoạt động cần
thiết. Con tàu này dài 50 m, lượng rẽ nước 203 tấn (gấp đôi các MTB khác),
trang bị súng 37 mm tốc độ nhanh, cùng 6 ống phóng ngư lôi, và chạy nhanh với vận
tốc 35 km/h. Con tàu này được đặt tên là Kotaba. Hãng Yarrow shipyards làm tất
cả các bộ phận rồi được chuyển về Nhật để ráp nối và hoàn tất năm 1887.
Khi
mang ra hoạt động, người ta thấy con tàu này đã vượt qua khỏi sự mong muốn là
chỉ phòng vệ bờ biển mà có thể hộ tống các hạm đội vượt trùng dương. Hãng
Yarrow shipyards đã công nhận, Nhật là nước có ý phát minh ra khu trục hạm đầu
tiên.
Thấy
được kết quả tốt đẹp này, Tây Ban Nha nối tiếp đặt hàng. Lúc ấy, phụ tá của hải
quân nước này là Fernando Villaamil đặt hãng James and George Thompson cũng của
Anh làm 1 chiếc với tên là Destructor (phá hủy). Destructor có lượng rẽ nước gần
gấp đôi chiếc Kotaba và trang bị 1 súng 90 mm, 4 khẩu 57 mm, 2 khẩu 37 mm cùng
3 ống phóng ngư lôi.
Chiếc
này được đặt lườn năm 1886 và hạ thủy năm 1887. Chiếc này cần điều hành bởi một
thủy thủ đoàn gồm 60 người. Khi chạy thử nó đã đạt vận tốc 41 km/h. Hiển nhiên,
nó không còn là loại MTB nữa và được coi như là chiếc khu trục hạm đầu tiên của
thế giới.
Một
điều nực cười là các chiến hạm này mang danh là tiêu diệt các tàu phóng ngư
lôi, nhưng chính chúng lại mang vũ khí này. Cả Nhật lẫn Tây Ban Nha đều chưa biết
nên đặt tên loại tầu của họ là loại gì mà cứ chấp nhận chúng là phóng lôi hạm-
MTB.
Khởi
đầu, hải quân Anh đóng thử loại catcher với chiếc HMS Rattlesnake. Khi thấy khả
dĩ lập ra một loại tàu này, họ đã làm hai chiếc thộc lớp Daring đó là HMS Havock
và HMS Hornet. Từ đó danh từ
destroyer đã được gán cho hai chiếc ấy vào
năm 1894.
Dần
dần người ta biến thể ứng dụng và đây là loại tầu nhẹ, di chuyển lanh lẹ dùng để
hộ tống các đòan tàu chiến, thương thuyền hay tiếp vận. Chúng có nhiệm vụ bảo vệ
các tàu lớn hơn, chống lại tất cả các tàu nhỏ đi chuyển nhanh, nhất là các tàu
phóng ngư lôi. Trong và trước thế chiến II, loại tàu này không có khả năng chịu
đựng lâu dài, nên không thể tự chiến đấu. Sở dĩ có việc này là vì tàu khá lớn,
cùng với súng nặng, lại chạy thật nhanh, nên nhiệu liệu tiêu thụ nhiều, làm
năng lượng dự trữ mau cạn. Muốn hoạt động lâu với đoàn tàu, thì nó cần tiếp liệu
từ 1 tàu chở tiếp liệu phẩm của đoàn.
Đối
với Nga, chiếc khu trục hạm đầu tiên cũng được đóng bởi hãng Yarrow
Shipbuilders. Đó là chiếc Sokol. Chiếc này được khởi công năm 1894 và hoàn tất
năm sau 1895. Sokol có lượng rẽ nước 220 tấn, dài 58 m; và đạt được vận tốc 55
km/h. Theo sau chiếc Sokol, Nga đóng thêm 26 chiếc nữa.
Pháp
thấy các nước đua nhau làm khu trục hạm, bèn tự đóng lớp Durandal và gọi loại
tàu này là 'torpilleur d'escadre'.
Lớp
này gồm 4 chiếc, có lượng rẽ nước là 300 tấn, dài 60 m, đạt vận tốc 48 km/h. Về
vũ khí chúng được trang bị 1 khẩu 65 mm, 6 khẩu 47 mm và 2 ống phóng ngư lôi.
Những
chiếc khu trục hạm đầu tiên của Mỹ là những chiếc thuộc lớp Bainbridge, hạ thủy
năm 1901 với lượng rẽ nước 600 tấn dài 76 m và vận tốc 53 km/h, trang bị với 2 súng
76 mm, 6 súng 57 mm và 2 ống phóng ngư lôi.
Càng
ngày các chiến thuyền lọai này càng trở nên lớn hơn, tân kỳ hơn.
Trong
vùng Địa Trung Hải, trong những năm 1873 đến năm 1882 hải quân Ý cho ra lớp
Caio Duilio, thuyền gỗ nhưng bọc sắt bên ngoải, có lượng rẽ nước tới 12500 tấn,
dài 109 m, hơi nước chạy than, vận tốc 28 km/h. Thời gian của thập niên 20 của
thế kỷ XX, Ý có lớp Condottieri. Tiêu biểu trong lớp này là chiếc Montecuccoli.
Sau đây là phần kích thước và trang bị của chiếc Montecuccoli. Lượng rẽ nước 11500
tấn, dài 187 m, vận tốc nhanh đến 69 km/h. Về vũ khí trang bị, gồm: 8 khẩu 152
mm. Ngoài ra, nó còn có chỗ chứa hai thủy phi cơ.
Với
sự xuất hiện tàu có lớp Condottieri, Pháp chẳng ngần ngại thiết kế một lớp khu
trục hạm Fantasque, gồm 6 chiếc. Chiếc đầu tiên mang tên của lớp Fantasque được
hạ thủy năm 1931 có lượng rẽ nước 2570 tấn, dài 132 m, vận tốc nhanh đến 83
km/h. Đây là tầu chiến nhanh nhất thế giới với loại máy hơi nước. Về vũ khí
trang bị, gồm: 5 khẩu 138 mm, 4 khẩu 37 mm, 8 khẩu 40 mm, 10 khẩu 20mm và 9 ống
phóng ngư lôi.
Nước
Đức vì thua trận trong thế chiến I, nên bị hiệp ước Versailles ngăn cản, nên họ
chỉ có các tầu dưới 600 tấn. Nhưng khi
Hittle nắm quyền và chủ trương chiến tranh, họ đã làm các tàu loại này khá lớn.
Lớp đầu tiên là lớp 1934, khởi đầu trong thập niên 1930 với lượng rẽ nước trên
3000 tấn, nhưng trang bị nhe. Đến năm 1936 trở đi thì khu trục hạm của họ trang
bị với các súng 155 mm. Ngoài ra nước này cũng dùng động cơ mới sáng chế gọi là
high-pressure steam machinery (động cơ hơi nước có sức ép cao), vận tốc nhanh đến
67 km/h. Loại động cơ này giúp cho tăng thêm hiệu quả, nhưng vì quá mới, chưa
được trắc nghiệm nhiều, nên thường bị nghẽn máy.
Trong
thập niên 30, khi nhận thấy Đức, Ý và Nhật xây dựng những khu trục hạm lớn, Anh
và Mỹ cho ra một số lớp với lượng rẽ nước ít hơn đối phương chỉ vào khoảng dưới
2000 tấn nhưng số lượng nhiều.
Cùng
thời gian này mối nguy của tầu ngầm gia tăng, nhất là hậu quả của U-boat trong
thế chiến I. Các khu trục hạm nay được tăng cường máy dò tầu ngầm, và thủy lôi
chống loại tầu ấy. Vì tầu ngầm không thể thấy khi chúng lặn, nhưng khi di động
thì tiếng máy truyền đi rất xa và rõ. Theo luật âm thanh vật càng cứng thì anh
thanh tuyền đi càng dễ. So với không khí thì nước cứng hơn nên âm thành truyền
đi dễ hơn.
Máy
dò tầu ngầm được gọi là ASDIC hay SONAR.
Năm
1916, một khoa học gia người Canada, đã mộp bằng phát minh cái mẫu khái niệm
(prototype) dò âm thanh. Hải quân Anh thấy nó có hiệu quả và đặt tên máy là
ASDIC. Đây là chử tắt cảu hợp chất chính sử dụng làm máy này, nhưng về sau người
ta đã sáng chế ra một từ và nói đây là chữ viết tắt của tổ hợp nghiên cứu dò
sét tầu ngầm 'Allied
Submarine
Detection
Investigation
Committee'.
Ủy Ban Anti-Submarine Division of the British Naval Staff lập tức đưa ra một
chương trình tối mật để làm máy này một cách thật hiệu quả.
Nắm
1918, Pháp và Anh làm chiếc máy đầu tiên và cho thử trên chiên ham Anh HMS
Antrim. Nhưng chiến tranh cũng đã chấm dứt.
Trong
thập niên 30, các kỹ sư Mỹ nghiên cứu và sản xuất ra máy dò tầu ngầm bằng âm
thanh. Họ đặt tên máy là SONAR đây là chữ viết tắt của SOund Navigation
And Ranging.
Các khu trục hạm Đồng Minh đã được trang bị
máy này trong thế chiến II, kèm với loại thủy lôi AUS làm cho Đức Nhật thiệt hại
nặng nề.
So sánh Khu trục hạm thế
chiến II
|
||||||
Lớp
|
Quốc Gia
(Hạ thủy) |
Lượng rẽ
nước (tấn) |
Chiều dài
m |
Vận tốc
tối đa km/h |
Hoạt tầm
km |
số tàu
hạ thủy |
Evarts
|
US/1943
|
1450
|
88
|
39
|
7690
|
97
|
Buckley
|
US/1943
|
1700
|
93
|
49
|
10000
|
102
|
Edsall
|
US/1943
|
1600
|
93
|
38
|
20000
|
85
|
O & P
|
UK/1939
|
1600
|
105
|
68
|
7000
|
16
|
C class
|
UK/1943
|
2560
|
110
|
67
|
9000
|
32
|
Battle
|
UK/1944
|
3400
|
116
|
66
|
8000
|
26
|
Momi
|
Jap/1923
|
1020
|
85
|
67
|
5600
|
21
|
Fubuki
|
Jap/1933
|
2000
|
118
|
70
|
9300
|
24
|
Kagerō
|
Jap/1940
|
2500
|
118
|
66
|
-
|
19
|
1934
|
Ger/1934
|
3000
|
119
|
67
|
3500
|
325
|
1936
|
Ger/1936
|
2600
|
125
|
67
|
3800
|
6
|
1936A
|
Ger/1941
|
3600
|
127
|
68
|
4500
|
3
|
Turbine
|
Italy/1927
|
1600
|
93
|
67
|
5900
|
8
|
Condottieri
|
Italy/1928
|
11500
|
187
|
69
|
-
|
12
|
Vauquelin
|
Fr/1931
|
2500
|
129
|
67
|
6700
|
6
|
Fantasque
|
FR/1933
|
3400
|
132
|
74
|
1200
|
6
|
Le Hardi
|
Fr/1940
|
1770
|
117
|
69
|
5000
|
8
|
Nhìn
vào bảng trên ta nhận ra rằng Tàu chạy nhanh nhất là của Pháp (Fr). Tầu có trọng
tải lớn nhất là Ý (Italy). Tầu chậm nhất là cuả Mỹ. Tầu hoạt tầm xa nhất là Mỹ.
Tàu cảu Anh (UK) thì có vận tốc khá cao và hoạt tầm cũng khá cao. Các tầu chạy
nhanh như Pháp, Ý có tầm hoạt động ngắn. Vậy ta có kết luận gì? Ta thấy quan điểm
design các tàu này của mỗi nước khác nhau. Các tầu chạy vùng Địa Trung Hải
không cần chạy xa nên hoạt tầm ngắn, và có tốc độ cao. Các nước Mỹ, Anh và Nhật
hoạt động trên Đại Tây Dương và Thái Bình Dương rộng lớn bao la nên cần có tầm
hoạt động xa. Tầu có tầm hoạt động xa thì vận tốc chậm, vì để bảo toàn nhiên liệu
và nhu yếu phẩm. Mỗi cách chọn lựa đều có lợi hại khác nhau. Khi đuổi bắt thì vận
tốc cao có lợi. Nhưng phải chạy dường trường thì những chiếc có tầm hoạt động lớn
lại có ưu thế.
Trong
trận Hoàng Sa, quân đội Việt Nam Cộng Hòa có các tàu lớn với các khu trục hạm
Trần Hưng Đạo, Trần Khánh Dư thuộc lớp Edsall, thiết kế từ năm 1943. Lớp này vận
tốc thấp chỉ 38km/h. trong khi tàu TQ nhỏ hơn nhưng vận tốc cao hơn nên mình bị
lép vế. Từ Dà Nẵng ra đến Hoàng Sa chỉ trên 200 km đâu cần tới tàu chạy đường
dài. Giả sử lúc ấy, mình được trang bị với các tàu của Pháp, Anh lớp Le Hardi hay
Battle, thì có lẽ cuộc chiến may ra đổi chiều.
No comments:
Post a Comment