Corvette/ Hộ Tống Hạm
Danh
từ Corvette xuất sứ từ Pháp. Anh lúc đầu thì gọi loại tầu này là sloop.
Trong
thế kỷ XVII (17), loại này dài từ 10 đến 12 m và lượng rẽ nước từ 40 đến 70 tấn.
Đến thế kỷ XIX (19), thì các con thuyền này đã dài hơn gấp đôi với độ dài 30 m
và lượng rẽ nước lớn gần gấp 10 lần, 600 tấn. Loại này nhỏ hơn frigate nhưng lớn
hơn tàu tuần duyên.
Mãi
cho đến khi Anh Pháp chiến tranh trong cuộc chiến Napoleon 1803-1815 thì Anh
làm quen với chữ corvette và sau đó gần hai thập niên thì họ mới chính thức chấp
nhận loại corvette. Lúc ấy, hải quân Hoàng Gia Anh mới chính thức đề ra loại
chiến thuyền một sàn, trang bị với 20 đến 24 súng là corvette. Với loại này thì
lớn hơn các sloop mà Anh đã dùng trước đó. Khi loại này ra đời thì người ta mới
biết rõ kích thước của nó hơn. Loại thuyền này có lượng rẽ nước khoảng 500 tấn,
như vậy nó chỉ bằng một nửa loại trên nó là frigate- khu trục hạm nhẹ.
Đến
thời kỳ máy hơi nước các hộ tống hạm- corvette trở nên linh hoạt và nhanh hơn
loại dùng buồm nhiều. Trong thời này, các tàu loại thiết giáp hạm hay tuần
dương hạm trở nên quá lớn, cồng kềnh cho các cuộc xâm lăng vào các nước Á Châu.
Các quốc gia Âu Châu dùng các loại chiến hạm nhỏ hơn như khu trục hạm và loại
corvette được dùng để hỗ trợ.
Trong
các năm kế tiếp việc chế tạo loại tàu này trở nên không quan trọng.
Đến
thế chiến II, việc làm các tàu loại này trở nên dễ dàng vì các nhà thiết kế dựa
vào các loại tàu đánh cá voi. Vì hiệu quả của máy chạy tàu, các tàu loại này lớn
hơn và có lượng rẽ nước tăng đến 1000 tấn, để có thể nhiều trang bị cho phù hợp
với chiến tranh. Đô Đốc Winston
Churchill, sau
này là thủ tứơng Anh, có trong tay một số thiết kế và ông đã nghiên cứu để đặt
lại loại corvette cho phù hợp với thời đại ấy. Lúc đầu, các mẫu design cho loại
tàu khá lớn làm lẫn lộn với loại Tribal-class destroyer,
với lượng rẽ nước lên đến 2500 tấn,
dài 115 m, vận tốc 67 km/h. Về
sau, làm nhỏ hơn và một loạt 267 chiếc corvette ra đời, năm 1939-1940. Đó là lớp
Floweer, mà lượng rẽ nước chỉ 950 tấn, dài 63 m, vận tốc 30 km/h. Quân đội rất
nhiều quốc gia của Đồng Minh được trang bị với lớp này, kể cả Mỹ cũng dùng loại
này trong lúc mới tham chiến.
Lớp
flower đã phục vụ hiệu quả để hộ tống các tàu hàng xuyên Địa Tây Dương và còn
đem tiếp liệu phẩm cho hồng quân Liên Xô qua ngả hải cảng Murmansk- Bắc Hải, cực
bắc Liên Xô, cạnh Phần Lan.
Chiến
tranh càng lúc càng mạnh, với sự hiện hiện của các U-boat mới. Lớp flower trở
nên quá nhẹ để chống lại tầu ngầm lẫn phi cơ. Việc hộ tống bây giờ được chuyển
lại cho loại frigate. Vì cường độ chiến tranh tăng quá lẹ, nên số frigate sản
xuất không kịp. Năm 1943, Anh lại cho ra lớp khác lớn hơn một chút. Đó là lớp
castle có lượng rẽ nước 1060, dài 77 m, vận tốc 31 km/h. Tất cả hải quân hoàng
gia Anh đặt mua 54 chiếc, Canada mua 48 chiếc và Hoàng gia Na Uy mua 1 chiếc.
Trong
khi ấy, Úc (Aus) cũng cho ra lò một lớp tương tự gồm 64 chiếc thuộc lớp Bathurst-class
corvettes. Úc dùng 60 chiếc còn 4 chiếc khác chuyển sang cho hải quân Ấn Độ.
Trong
thế chiến II, các loại tàu thả thủy lôi, vớt thủy lôi đều được gọi là corvette
vì cùng cỡ. Hải quân Tân Tây Lan (New Zealand-NZ) sử dụng loại này làm từ
Scottland. Đó là lớp Bird-class.
Vì
loại tàu này đảm nhiệm vai trò thứ yếu, nên các quốc gia không chú ý tới phát
triển nhiều, mà chỉ dùng nước khác đã làm.
Lớp
|
Quốc Gia
(Hạ thủy) |
Lượng rẽ
nước (tấn) |
Chiều dài
m |
Vận tốc
tối đa km/h |
Hoạt tầm
km |
số tàu
hạ thủy |
Bird-class
|
NZ/1941
|
930
|
51
|
24
|
|
45
|
Flower
|
UK/1939
|
950
|
63
|
31
|
|
267
|
Castle
|
UK/1943
|
1060
|
77
|
31
|
|
102
|
Bathurst
|
Aus/1943
|
1025
|
57
|
28
|
|
60
|
Ngày nay nhờ vào sự phát triển hỏa tiễn,
các tàu này trang bị rất mạnh và lần lần thay thế các loại tàu lớn như Thiết
Giáp Hạm (Battle Ship), hay Tuần Dương Hạm (Cruiser). Càng ngày các loại tàu
này càng được làm lớn hớn và có khả năng tự chiến đấu.
No comments:
Post a Comment