(tt)
Thế trận khởi động, các bè nơi phục kích tiến ra.
Khi thuyền giặc đi qua, các bè được chống giữa sông, giăng ngang. Các thủy thủ
đoàn lính hỏa công này ở phía trên các thuyền giặc đến hơn 100 trượng (nửa cây
số), nên làm việc không nguy hiểm. Lính ta nối ba, bốn bè với nhau, cách nhau độ
một bộ đến ba bộ (1,5 m – 3 m). Các sợi dây nối này không theo lối thường mà cột
ngầm dưới nước để tránh lửa cháy đứt dây. Sau đó họ đốt lửa, và đợi lửa bén thật
sự thì họ sang đò nhỏ cột bên cạnh. Các bè lửa lù lù xuôi dòng. Vì rơm bên dưới
được cột chặt nên sự cháy chưa bùng. Khi các dây cột đứt thì sự cháy bộc phát mạnh
hơn.
Các lính trên đò vẫn chống sào chờ đợi. Lớp bè kế tiếp
của một con sông nhỏ khác ra là tà trôi xuống. Khi ngang chỗ ấy các lính thủy lại
làm công việc tương tự lớp vừa rồi, Họ nối bè với nhau rồi sang thuyền chờ đợt
bè khác sắp tới. Số lính mỗi lúc tích tụ nơi đây càng đông, nên công việc nhanh
hơn. Giờ này, trên mặt sông Bạch Đằng có cả ngàn cái bè lửa, nóng bỏng vô tình
lãng đãng, lan man trôi xuống dưới.
Cờ hiệu trên núi Tràng Kênh lại đổi màu, toán thủy
binh phía trên đã chiến đấu từ sáng đến giờ liền lập tức chèo thuyền vào bờ.
Quân Nguyên thấy lính ta đột nhiên chèo thuyền đi
thì chúng nghĩ ta đã thua. Nhưng phía xa xa bên trên, chúng thấy khói rồi lửa.
Lửa lúc đầu thì nhỏ và càng đến gần thì cháy càng mạnh. Lúc này, chúng kinh hãi
khủng khiếp. Chèo thuyền đi đâu? Phía trên thì lửa, bên dưới thì cả đám thuyển
đang nửa nổi, nửa chìm la hét vang trời.
Chỉ huy thuyền ra lệnh lấy giáo chống các bè lửa
trôi sang bên cạnh. Nhưng các bè này nặng quá! Đã thế chống được bè này thì bè
kia lại ập vào hông phía khác. Rút cục hai bên lửa cháy cao vời vợi, làm buồm
chúng cháy rụi. Đây chẳng qua là vì dây cột ngầm, bè này kéo bè kia.
Một số nhảy xuống biển định cắt dây nối nhưng tìm
mãi mà chẳng thấy dây. Vì dây bây giờ đã nằm dưới gầm thuyền khổng lồ của
chúng.
Đến phút này, các cây, tre, luồng mặt trên bè đã
thoát hết hơi nước, nên trở thành khô và bốc cháy. Trong mỗi ống tre, luồng khí
bị giãn nở tối đa, nên phát nổ ầm ầm, như sét đánh, tung các mảng rơm củi đang
cháy lên trời. Nhiều mảng lửa rơi xuống thuyền quân Nguyên làm chúng bị phỏng.
Đám bè này chưa trôi đi hết thuyền thì đợt bè kế tiếp
lại đến. Các thuyền gỗ cũng bắt đầu bén lửa. Tàn một phần ba cây nhang, các bè
lửa trôi xuống đền bãi cọc. Đám thuyền này đang chết đuối nay lại chết cháy.
Các lớp thuyền phía sau rút sào cho thuyền trôi
nhưng chúng đụng đám thuyền mắc kẹt, trên bãi cọc, nên đùn cục. Mà làm sao
chúng lên bờ nổi? Nhảy xuống sông thì cung nỏ hai bên bờ bắn ra như mưa.
Thật nực cười cho giặc xâm lăng. Chúng ở giữa sông
nước mà chết vì lửa.
Sau cả canh giờ thì đám bè cặp bên các sông đã tới
nơi. Lính ta vẫn tiếp tục vở kịch đốt lửa nhìn quân Nguyên đền nợ máu.
Lúc cả đoàn thuyền quân Nguyên Mông chìm trong biển
lửa, thì đội quân này mới nhổ sào xuôi dòng. Họ không cần đến gần mà vừa tầm bắn
cung, phóng lao.
Sào cắm thuyền bây giờ cũng cháy rụi, nên các thuyền
lửa này tự động trôi xuống bãi cọc, càng làm hạm đội chu sư của Ô Mã Nhi thêm rối
loạn.
Đám lính Nguyên trên thuyền bây giờ, bỗng đâu thấy
tên, giáo xuyên qua thân hình chúng mà địch quân bên kia màn lửa nên chẳng thấy
được.
Thấy hết các lựa chọn, họ Ô ra lệnh cho thuyền đâm
vào hai bên bờ, đồng thời cho đội cảm tử mở đường máu xin đại quân Thóat Hoan
tiếp viện. Số sáu vạn quân của y bây giờ chỉ còn bốn chia làm 2, nên mỗi bên có
20000 quân. Hai đạo này bị lép vế so với quân Đại Việt do hai tướng Tần Quốc Tảng
và Trần Quốc Hiện là 60000 chưa kể 35000 hỗ trợ do chính Hưng Đạo Vương chỉ
huy. Tuy nhiên, dưới con mắt của các tướng Mông thì lại khác. Chúng thấy trên
hai bờ sông, mỗi bên có khoảng 4 hay 5 ngàn binh trải dài trên bãi dài khoảng
trên 2 dặm (1 km). Theo Hưng Đạo Vương thì số quân này vừa đù để đánh địch. Nếu
đông hơn chỉ làm khó khăn khi tấn công cũng như khi rút lui chiến thuật.
Một điểm mà Ô Mã Nhi không biết là toán cảm tử cầu
viện của y bị quân Trần Nhật Duật tiêu diệt ở Đông Triều.
Bây giờ lại quay sang 40000 quân Nguyên đổ bộ lên bờ.
Vì thuyền chở chúng quá lớn, không thể vào sát bờ nên lính phải nhảy từ thuyền
xuống sông khi đáy thuyền chạm đất. Lúc ấy sàn thuyền cách mặt nước tới hơn 1
trượng (4 m), làm nhiều lính bị thương.
Lính Việt trên hai bãi chống cự mãnh liệt. Tuy
nhiên, lính Nguyên Mông to hơn, khỏe hơn đánh giỏi hơn, nên cuối cùng chúng vẫn
tiến lên bờ sông được. Vùng này bờ sông thoai thoải và rộng làm chúng có thể
lên đây rất đông cùng một lúc. Vì vậy 4 ngàn quân Việt yếu thế nên rút chạy vào
rừng cây thưa bên bờ sông nước mặn. Lúc đám lính Nguyên đầu tiên chạy lên bờ khoảng hơn 40 trượng
(120 m) thì thấy một bãi chông dày đặc, khổng lồ bao quanh, cắm ngược về hướng
chúng. Các chông này không lớn lắm chỉ khoảng cán dao cao ngang bắp vế. Giữa
các bãi chông là con đường rộng độ 1 trượng, trống trơn mà quân Việt đã theo
các con đường ấy rút lui. Lính Nguyên lập tức theo các con đường này chạy, truy
kích và cũng là con đường sống của chúng.
Thật ra bãi chông do Hưng Đạo Vương cho cắm theo một
trận thế gồm nhiều khung. Một khung rộng 5 trượng sâu 100 trượng, cách nhau bởi
một lối rộng 1 trượng. Bên ngoài bãi chông, chỗ luôn luôn khô vì nước không lên
đến, ngài dặn binh sĩ mang cỏ khô, rơm khô tẩm dầu trải ra khắp bãi. Như vậy
trên toàn bãi dài trên 2 dặm có tới 50 lối để quân ta rút. Lính ta lúc đánh
nhau thì ra phía trước bãi này mà dùng nỏ để bắn. Lúc giặc tràn vào cố đánh thật
hăng dụ địch lên thật nhiều.
Quân Nguyên theo lối quân ta rút đuổi theo cả mấy
trăm quân vào lối. Vào đến nơi và khi quân Việt mất hút, chúng mới nhận ra trước
mặt là một dốc gỗ rộng hơn lối ngăn bãi chông, và phía gần cuối dốc có một vật
kỳ lạ với các sợi dây chão cuốn quanh. Đột nhiên, chúng nghe lách cách, rồi trong
cánh rừng thưa đối diện, một chiếc khổng lồ bề ngang gần bằng lối đi xe mà phía
trước là một bàn chông tạo ra bởi các ngọn giáo hay tre, luồng vát nhọn hoắt, tự
động chạy ra đâm sầm vào đám lính chạy đầu đoàn. Đám này chưa ra hết lối của bải
chông, nên chạy lui không được vì đồng bọn phía sau đang xông lên, mà chạy tới
thì chịu bị giáo đâm.
Xe này quá nhanh và quá mạnh. Khi đâm hết lớp giặc ở
hàng đầu, xe tiếp tục chạy qua xác chết đâm lớp thứ hai...Cuối cùng hết trớn xe
bất thần ngừng lại và các tung ra cục các cục đá nặng cả tạ (trên 60 kg) làm chết
và bị thương một số khác.
Lúc này, nỏ Đại Việt bắn tên ra như mưa.
Chúng không thể rút ra xa vì đám lính đàng sau cứ ùn
tới.
Hàng chông đầu tiên nằm trong tầm của các nỏ mạnh,
nên chúng không thể nhổ các chông đi. Khi toán tiên phong Nguyên Mông bị kẹp tại
hàng chông, lính ta mới tiến ra gần hàng chông đề bắn tên lửa, phóng lao vào
các lớp giặc phía sau. Một số lính trúng tên, một số khác tên bị bắn hụt, nhưng
rơi xuống đám cỏ rơm tẩm dầu, bốc cháy ngùn ngụt. Bây giờ đám lính này bị phỏng
nên rối loạn vô cùng.
Tiến thối lưỡng nan, quân Nguyên được lệnh dùng giáo
đẩy xe ngược lại để tìm đường sống. Nhưng các xe này quá nặng và bánh xe đã bị
khóa cứng không quay ngược chiều được. Rốt cục cả đám bị chông vây ba phía.
Nếu nước thủy triều lên thì cả đám 40000 quân này sẽ
làm mồi cho cá.
Cánh quân Đại Việt do Trần Khánh Dư ở trên tràn xuống
đánh vào ngang sườn. Chúng bị 2 mặt tấn công, thây chất đầy bãi.
Khi nước triều dừng lại, tướng Đỗ Hoành cho quân
cánh hạ của ta quay ngược lại tấn công các thuyền đang mắc cạn.
Phàn Tiếp là tướng chỉ huy cánh tiên phong nên bị kẹt
trong đám thuyền đầu tiên bị cọc đâm chìm. Y rất vất vả chống đỡ khi thuyền y
nghiêng ngả. Khi đang lúng túng thì bị quân ta đánh văng xuống sông. Tướng Đỗ
Hành cho lính lấy cây thương có móc, móc y lên trói lại.
Nhờ thuyền nhỏ nên thủy binh ta len lỏi qua các cọc,
thuyền chìm, thuyền cháy trong lúc quân Mông đang chống với lửa và các binh
cánh thượng. Rút cục binh ta đánh úp sau lưng mà chúng không ngờ. Ô mã nhi thấy
quân mình đổ bộ lên bờ cũng không xong, nên bồn chồn lo lắng. Trên thuyền y nay
chỉ còn hơn mươi lính hộ vệ, khỏe mạnh. Số còn lại đã bị thương bị bỏng, hay
văng xuống sông. Bỗng đâu, bên mạn thuyền nhô lên một đám lính Đại Việt cầm toàn
đoản đao, phóng lên thuyền, đánh sáp lá cà.
Khi ấy lính Mông tay còn cầm cung, thương để lo chống
với lính phía kia. Các loaị vũ khí này bị bất lơi lúc cận chiến. Một chút sau,
lính Đại Việt lên thuyền càng lúc càng đông. Một số binh sĩ hắn lại bị loại khỏi
vòng chiến. Y đang lúng túng thì bị một cái móc giật xuống, mà sàn thuyền
nghiêng nghiêng nên ngã bổ nhào. Năm sáu lính ta chồm tới ôm cứng, rồi trói y lại.
Số lính Nguyên còn lại, thấy vậy xin hàng.
Nước lại bắt đầu lớn khi ác vàng ngả bóng.
Tích Lê Cơ đang chiến đấu ở hàng hậu vệ, bỗng thấy
đòan thuyền Đại Việt tiến lên. Trong một trong các chiếc này thấy chủ tướng y bị
cột như một đòn bánh tét, y đành buông đao chịu trói.
Thiên phu trưởng Phạm Nhan thì hăng máu hơn, đánh
chém quân ta tơi bời. Mãi đến khi quân ta lấy câu liêm giựt y té xuống sông và
bị bắt mới xong. Khi lên thuyền ta y còn đạp một lính ta văng xuống sông. Thấy
vậy lính ta trói y từ đầu đến chân. Sau đó gánh y như gánh heo lên trình cho
Hưng Đạo Vương.
Lúc tụ quân kiểm điểm chiến công, người lính thoát
chết khi bị bắt báo cáo cho Hưng Đạo Vương biết về việc tàn ác của tên này lúc
tra tấn năm lính ta ở vàm sông Kinh Môn. Ngài liền ra lệnh chém đầu để tế oan hồn
tử sĩ trong cuộc chiến.
***
Bây giờ ta tìm hiểu chuyện cái xe bàn chông.
Trước hết, Hưng Đạo Vương cho làm một thân xe đáy thật
dày.
Ngài cho lấy sắt rèn thành các mũi chông nhọn to bằng
cán đao lớn, dài trên 1 xích (khoảng 40 cm). Cắm các chông này ra ở trước. Hai
bên hông, ngay phía sau trục bánh xe có một khối gỗ vuông làm cục chặn chốt và
một thỏi sắt to như cán cuốc (xem hình vẽ) làm trục quay của chốt (trục chốt).
Chốt
cũng là một thỏi sắt đươc rèn, uốn có đường kính lớn hơn trục chốt. Thỏi này
dài hơn khoảng cách từ trục chốt tới cục chặn.
Bên
dưới gầm xe có một hệ thống ròng rọc đặt ngay chính giữa để dây chão kéo xe chạy
qua.
Làm bánh xe, có các cọc sắt phân đều trên một hình
tròn đồng tâm với bánh xe.
Làm giáo cán thật dài và lấy tre cứng rồi vát nhọn đầu.
Lấy giáo, tre nhọn đầu cột lên xe ngang, dọc và ráp
các chốt chặn cùng bánh xe như hình dưới đây:
Hình xe chông sau khi ráp.
Khi đã xong việc chất giáo, tre chông, lấy líp tre
đan bao quanh xe; líp tre phía trước thấp hơn các phía khác. Sau đó, các binh
lính được lênh bỏ thật nhiều đá lên xe.
Hình xe chông & líp tre đan
Bên trên cùng của lớp giáo, tre cũng để một líp tre
phủ và chất 1 lớp đá. Đá trên cùng này
to như một cái cối xay bột.
Tại các lối rút trên bãi, ngài cho làm các dốc gỗ chạy
vào rừng.
Gần cuối dốc là các ròng rọc thật vững. Phần chính giữa
các ròng rọc có một ống luồng thật to bên ngoài trục. Bộ phận này giúp nó quay
mà giảm đi sự ma sát.
Để tránh việc xe chạy không kiểm soát, ngài cho đặt
phía sau xe một trục ròng rọc nữa. Cả hai trục ròng rọc phải thật ngay chính giữa
lối của bãi chông. Cái ròng rọc thứ hai sẽ làm xe chạy thẳng dù là người ngựa
chạy không đúng lúc kéo xe xuống dốc.
Khi
xe vừa qua ròng rọc 1, toán kéo xe buông dây. Vì gầm xe cao hơn ròng rọc này,
nên xe sẽ chạy qua và tiếp tục đâm xuống cuối dốc và chạy cả trên cát.
Cả hệ thống xe cùng dây chão trên dốc của bãi chông.
Một giây chão nối vào xe chông, đi vòng quanh ròng rọc,
rồi quay ngược vào rừng để ngựa và người kéo. Lúc đầu ngài định dùng voi, nhưng
khi qua sông Hương Hóa voi bị sa lầy chết, nên ngài phải thay bằng ngựa.
Các chiếc xe chông này dấu trong rừng ngụy trang với
cành lá.
Khi giặc chạy gần đến cuối dốc, ngựa và người kéo đầu
kia của dây chão làm xe đâm sầm xuống dốc. Sức ngựa, người cùng độ dốc làm xe
chạy càng lúc càng nhanh.
Vì xe chạy xuống dốc vốn đã có ưu điểm vể sức hút
trái đất, lại thêm sức kéo của cả mấy chục người, ngựa nên vận tốc rất lẹ. Các
xe này có thể chạy qua xác giặc lớp đầu, đâm lớp giặc kế tiếp. Khi xe bất thần
ngừng lại, các cục đá để trên cùng theo trớn phóng ra làm tổn thương giặc thêm.
Với cách giết giặc kiểu này lính và ngựa ta không tiếp
xúc trực tiếp với địch quân nên không bị nguy hiểm.
Lính Nguyên Mông cố sức đẩy xe ngược lại như không ẩổi
vì bánh xe bị khóa. Sự khóa bánh xe này là do một bộ phận cơ khí đơn giản và được
giải thích bởi hình vẽ dưới đây
Hình
trên cho ta thấy chốt nằm trên chốt cản, trong khi cọc sắt A của bánh xe nằm
bên dưới. Bây giờ bánh xe quay theo chiều mũi tên để xe tiến tới. Cọc sắt A sẽ
nâng chốt lên như hình dưới đây.
Khi cọc A quay qua chốt, chốt tự động rơi xuống và cọc
B sẽ làm nhiệm vụ của cọc A. Và cứ tiếp tục nên xe chuyển động không bị trắc trở.
Nếu đẩy xe ngược lại ngay khi cọc B còn bên dưới chốt.
Cọc A sẽ đè chốt xuống, đồng thời chốt cản giữ không cho chốt xuống nữa nên xe chạy
không được.
Kết quả theo sử: Quân nhà Trần đại thắng, bắt được
hơn 400 chiến thuyền, tướng Đỗ Hành bắt được tướng Nguyên là Ô Mã Nhi và Tích Lệ
Cơ dâng lên Thượng hoàng Trần Thánh Tông. Thượng hoàng đã vui vẻ hậu đãi những
viên bại tướng này. Khoảng hơn 4 vạn tướng sĩ Nguyên Mông đã bị loại ra khỏi
vòng chiến. Tướng Nguyên là Phàn Tiếp bị bắt sống, rồi bị bệnh chết, trong khi
một bại tướng khác là Phạm Nhan thì đã bị Trần Quốc Tuấn cho trảm quyết. Theo
Nguyên sử thì Phàn Tiếp rơi xuống sông, bị lính ta lấy móc câu lên. Cánh thủy
quân của quân Nguyên hoàn toàn bị tiêu diệt.
No comments:
Post a Comment