V-
Tiềm
thủy đỉnh- Submarine.
Khi
Thế chiến thứ nhất nổ ra, tàu ngầm thực sự là một loại vũ khí đáng gờm trên
biển. Trong suốt cuộc thế chiến, tàu ngầm của các nước tham chiến đã đánh chìm
55 tàu tuần dương và vận tải, 105 tàu khu trục cùng 33 tàu ngầm của đối phương.
Tiềm thủy đỉnh là một vũ khí đánh du
kích trên đại dương nên yếu tố lặn lâu và tránh phát hiện bởi máy dò âm sonar rất
quan trọng. Sau thế chiến II, các cường
quốc đều nhiên cứu các vấn đề này. Và khi nói đến việc tránh đối phương tìm ra,
một câu hỏi trốn ở đâu là tốt nhất? Câu trả lời là lặn thật sâu, nhưng lặn sâu
cũng có giới hạn vì càng sâu thì áp xuất càng mạnh làm vỡ tàu dễ như chơi. Một
nơi trốn nữa là dưới các lớp băng ở Bắc Băng Dương. Nếu một con tàu nằm dưới lớp
băng của Bắc Băng Dương thì đối phương thật là lo lắng. Nhất là Liên Xô rồi tới
Mỹ. Nếu con tàu, đột nhiên trồi lên khỏi lớp băng dày đặc rồi phóng một hỏa tiển
thì làm sao có đối phương có thể có thì giờ chống lại? Tuy nhiên, nơi đây không
dễ mà tới được vì tàu ngầm không lặn đủ lâu. Với các tàu ngầm chạy diesel- điện
thì lâu lâu tàu lại phải trồi lên lấy dưỡng khi cho thủy thủ đoàn thở.
Kỹ thuật tàu ngầm ngày nay đa số dùng động
cơ Diesel-Electrict. Kể từ khi Mỹ ném 2 trái bom nguyên tử làm Nhật đầu hàng
thì nước này lại nghĩ cách biến năng lượng ấy cho chạy máy tàu thật lớn. Người
ta tính rằng chỉ cần một khối nguyên tử to bằng trái ping pong cũng đủ sức đẩy
một đoàn xe lửa chạy từ trái đất đến mặt trăng rồi trở về. Tuy nhiên, các bộ
máy để điều kiển làm năng lượng nguyên tử này trở thành hữu dụng một thời gian
lâu dài chứ không phát nổ như bom thì thật khồng kềnh nặng nề. Chỉ có các thuyền
tàu không lồ mới nên dùng. Lẽ dĩ nhiên HKMH là mục tiêu đầu và tàu ngầm là mục
tiêu thứ 2. Một số quốc gia đã dùng năng lượng nguyên tử cho các siêu tiềm thủy
đỉnh. Với năng lượng thường thì tàu chỉ có hoạt tầm giới hạn, và phải nổi lên lấy
dượng khí. Nhưng với năng lượng nguyên tử và kỹ thuật lấy dưỡng khí từ nước biển,
tàu có thể lặn lâu bao nhiêu cũng được.
Chiếc
tàu ngầm nguyên tử đầu tiên do Mỹ Chế tạo. Đó là chiếc Nautilus. Dự án đóng tàu
ngầm thế hệ mới được đặt dưới sự điều hành trực tiếp của Đô đốc Hyman Rickover,
người được coi là cha đẻ của Hạm đội năng lượng nguyên tử Mỹ. Nó đóng vai trò quan trọng vô cùng cho các cuộc chiến
trên biển cả trong tương lai. Vì vậy trong buổi lễ hạ thủy diễn ra vào ngày
21/1/1954, tại nhà máy đóng tàu Groton, bang Connecticut, đã có sự xuất hiện
của tổng thống Dwight Eisenhower. Tưởng cũng nên nhắc lại là con tàu này được
mang tên Nautilus, để vinh danh tác phẩm “Hai vạn dặm dưới đáy biển” của nhà
văn Pháp Gabriet Verne.
Thật ra con tàu ngầm trong câu truyện khoa học giả
tưởng này lấy tên từ một loài ốc biển, đầu giống như một con mực nang, vỏ có
vân nâu trắng, sống sâu dưới đáy biển khoảng từ 250 đến 900 m. Walt Disney đã
thực hiện cuộn phim màu hào hứng " 20,000 Leagues Under the Sea” (1954)
với các tài tử Kirk Douglas vai Ned Land và James Mason vai Captain Nemo.
Ốc biển Nautilus
Tàu ngầm Nautilus trong phim
Tàu ngầm nguyên tử Nautilus
Khi
lặn, USS Nautilus có thể di chuyển với tốc độ 42,5 km/h, tốc độ trên mặt nước
đạt 37 km/h. Đây đều là tốc độ kỷ lục vào thời gian ấy. Lượng rẽ nước khi nổi
là 4.157 tấn, khi lặn là 4220 tấn. Tổng công suất động cơ là 13.800 mã lực.
Thủy thủ đoàn của tàu gồm 105 người, trong đó có 13 sĩ quan và 92 thủy thủ. Mỹ
cũng định dùng chiếc này để phóng hỏa tiễn Regulus, nhưng không thành công.
Trong thời gian chiến tranh lạnh Liên Xô
đã cho hạ thủy cả ngàn chiếc tầu ngầm lớp Whiskey, Juliett loại trung bình với
lượng rẽ nước dưới 2000 tấn, trang bị hỏa triễn điều khiển. Cùng thời gian các
loại tầu ngầm lớp 209, lớn hơn lớp 600 series trang bị hỏa tiễn liên lục địa.
Hiện nay tất cả đã cho retired.
Trong
thời gian này hai siêu cường dẫn đầu hai khối là Liên Xô và Hoa Kỳ đã lao đầu
vào một cụôc chạy đua về từ ngoại giao, thể thao, kỹ thuật, vũ khí và không
gian.
Liên
Xô đã thắng ở giai đoạn đầu về không gian. Ngày 4 tháng 10 năm 1957, họ đã đưa
con tàu vũ trụ Sputnik-1, đầu tiên của loài người, lên quỹ đạo trái đất. Tiếp
theo đó là các cuộc phóng phi thuyền có người với phi hành gia Yuri Gagarin
ngày 12, tháng 4, năm 1961.
Hoa
Kỳ đã muối mặt. Họ phải làm vài thứ để chứng tỏ kỹ thuật họ rất cao bằng cách
cho ra đời tàu ngầm nguyên tử trên và đó là chiếc USS Enterprise, một HKMH
nguyên tử năm 1962.
Sau
lễ hạ thủy năm 1954, tàu Nautilus chính thức được đưa vào biên chế của Hải quân
Mỹ 8 tháng sau đó. Ngay sau khi được đưa vào
phục vụ, các chuyên gia Hải quân Mỹ tìm hiểu, phân tích và đã đi đến kết luận
rằng, hệ thống Sonar và máy bay chống ngầm, vốn hoạt động rất hiệu quả trong
Thế chiến II, nay gần như bất lực trước tàu ngầm thế hệ mới này. Khả năng nhanh
chóng thay đổi độ sâu, cùng tốc độ cao, cũng như thời gian lặn sâu dưới nước
của Nautilus buộc các nhà quân sự phải xem xét lại chiến thuật chiến tranh tàu
ngầm trên thế giới.
Vì
là chiếc đầu tiên nên nó vẫn có khuyết điểm: ồn, rung mạnh và định vị.
Tiếng
ồn lớn và độ rung mạnh: Khi tàu vận hành ở tốc độ 28-31 km/h, các thủy thủ
không thể nghe được tiếng nói của nhau do tiếng ồn quá lớn. Sự ồn ào này gây ra
bởi các máy bơm nước lạnh vào để làm nguội lò nguyên tử. Lúc này, dao động rung
của các kết cấu tàu có tần số lên đến 180 Hz, làm ảnh hưởng đến độ bền, gây khó
khăn cho việc phóng và điều khiển ngư lôi.
Một
khuyết điểm khác là nếu như tàu chạy với tốc độ trên 7 km/h, thì thiết bị định
vị sóng âm thanh của tàu đã gần như không hoạt động được. Các khuyết điểm trên
của Nautilus các dữ kiện quý giá để Hoa Kỳ cố vượt qua khi thiết kế thế hệ tàu
ngầm nguyên tử sau này.
Để
chứng tỏ cho thế giới và khối CS thấy kỹ thuật của Mỹ đã tiến đến đâu trong khả
năng quân sự. Ngay sau khi được hạ thủy, Nautilus đã lập kỷ lục về thời gian 90
giờ lặn sâu liên tục dưới biển, đạt quãng đường dài 2250 km. Với kỷ lục này,
hải quân Hoa Kỳ nghĩ tới việc mà các nước khác chưa làm được đó là đem chiếc
này đến Bắc Cực, bên dưới các lớp băng dày trung bình 10 m.
Ngày
3 tháng 8 năm 1958, tàu này đã lập một kỷ lục mới khác, lần
đầu tiên đến được đỉnh cực Bắc của trái đất. Nautilus vượt qua một quãng đường
dài 3400 km sau 100 giờ lặn ở độ sâu trung bình 100 m, dưới lớp băng dày của
Bắc Băng Dương.
Để
thực hiện chuyến đi này, cả thủy thủ đoàn đã phải tiến hành chuẩn bị rất công
phu. Khó khăn lớn nhất gặp phải trong công cuộc chinh phục Bắc cực là khi vượt
qua eo biển Bering, Giữa Alaska- Mỹ và Seberia của Liên Xô, với lớp băng dày
đến 18 m. Lần đầu tiên khi đi qua eo biển này, các thủy thủ đã phải quay đầu
lại, vì đáy lớp băng gần sát với đáy biển. Lần vượt eo biển thứ hai đã thành
công, và Nautilus đã lặn dọc theo bờ Alaska đến Bắc cực, rồi quay lại bên bờ
đảo Greenland.
Kể
từ ngày ấy, Mỹ và Liên Xô đã chạy đua làm tàu ngầm mà người Mỹ gọi là
"Game cat and mouse" để xem ai sẽ là bá chủ đại dương. Lẽ dĩ nhiên,
về mặt trang bị vũ khí họ cũng phải chú ý tới. Làm sức mạnh của các tiềm thủy
đỉnh tăng lên thì họ phải làm sao để có thể phóng hỏa tiễn từ các con tầu này.Tiếp theo, Mỹ lại cho ra đời chiếc tàu ngầm nguyên tử khác. Đó là chiếc Seawolf (SSN-575) vào năm 1957
Seawolf (SSN-575)
Năm
1958, hải quân Mỹ đã cho biến cải (modify) chiếc Tunny của lớp Gato- một tiềm
thủy đỉnh đã phục vụ trong thế chiến II, và chiến tranh Việt Nam để phóng hỏa
tiễn Regulus I. Hỏa tiễn Regulus I là hỏa tiễn mang theo đầu đạn nguyên tử.
Chiếc Tunny được làm thêm hai hầm chứa cho hỏa tiễn trên. Khi phóng nó phải
trồi lên khỏi mặt nước. Vì vậy, nó vẫn chưa hoàn toàn giữ được bí mật về vị
trí. Dù sao đi nữa thì nó cũng đã làm đối phương e dè. Năm 1958, Mỹ cho hạ thủy
lớp tàu ngầm USS Grayback gồm 2 chiếc đã được thiết kế để phóng hỏa tiễn
Regulus I và II. Năm sau, Mỹ cho hạ thủy chiếc tàu ngầm USS Halibut cũng đã
được thiết kế để phóng hỏa tiễn Regulus I và II.
Năm
1959, hải quân Mỹ lại cho ra đời lớp tàu ngầm nguyên tử Skate gồm 4 chiếc.
Trong
thập niên 60s về sau, các tàu ngầm được thay đổi hình dáng thiết kế, nhất là
loại dùng năng lượng nguyên tử.
Ta hãy so sánh hình dạng hai con tàu.
.
Thiết kế trước 1960
Sự
thay đổi này là vì sự áp dụng cho phù hợp với tiến bộ kỹ thuật.
Theo
thiết kế cũ, hình dạng gần như chiếc thuyền thường, vì thời gian này tầu không
lặn lâu được. Nó phải có dưỡng khí cho thủy thủ đoàn và động cơ là pin điện chạy
cũng chẳng lâu. Lúc nổi, con tàu dùng động cơ diesel nạp năng lượng vào pin
điện, đồng thời lấy dưỡng khí. Lúc này, con tàu dễ bị tấn công. Một khẩu đại
bác và đại liên phòng không thường được gắn tên sàn. Muốn thủy thủ đòan hoạt động
dễ dàng thì sàn tàu phải bằng phẳng.
Đến
các năm, cuối thập niên 50s, các khoa học gia và kỹ sư Mỹ thành công kìm chế
nguyên tử năng dùng cho máy móc, đồng thời hỏa tiễn đã áp dụng chống lại tàu
bay lẫn tàu thủy. Quan trọng hơn hết là tàu không cần nổi lên để tấn công địch
hay lấy lấy dưỡng khí cho thủy đoàn.
Giữa
thập niên 1950s, ngành vũ khí nguyân tử Mỹ tiến thêm một bước, họ chế ra hỏa
tiễn UUM-44 SUBROC, chứa đầu đạn 5000
tấn chất nổ có thể phóng ngầm dưới nước. Đồng thời họ cũng thiết hế xong lớp
tàu ngầm nguyên tử tấn công Permit. Lớp này có lượng rẽ nước là 4300 tấn, dài
85 m, vận tốc nổi 28 km/h và vận tốc lặn 52 km/h. Mỗi con tàu trang bị với 4
hỏa tiễn UUM-44 SUBROC và sau này thay bằng 4 hỏa tiễn UMG-84 HARPOON. Các hỏa
tiễn này đã được thiết kế phóng từ các ông phóng ngư lôi thường.
Bạn
đọc xem lại hình chiếc Seawolf (SSN-575) cho hạ thủy năm 1957 vẫn chưa thay đổi
hình dáng nhiều. Phần mũi vẫn mang tính chất của một con thuyền nổi để rẽ nước.
Sau
đó, các nhà họa kiểu phải thay đổi hướng cho các tàu ngầm nguyên tử, hay các
tàu ngầm trang bị hỏa tiễn tấn công và trang bị máy rút dưỡng khí từ nước biển.
Họ tính việc làm vận tốc chìm càng nhanh càng tốt và chẳng cần có súng trên sàn
tàu; hỏa tiễn làm nhiệm vụ này. Vì lý do ấy, họ đã thiết kế tàu ngầm hình như
một điếu xì gà để giảm sức cản trong thủy lực học và còn có các cánh như máy
bay, để lên xuống và quay phải, trái dễ dàng.
Thiết kế sau 1960
Năm
1961, Mỹ cho hạ thủy chiếc tàu ngầm USS Thresher . Chiếc này được coi như là
tối tân nhất thời này, nhanh nhất và yên lặng nhất. Nó đã được thiết kế với mục
đích là tiêu diệt các tàu ngầm Liên Xô. Ngày 9 tháng 4, 1963, chiếc Thresher
được lệnh rời Postsmuout- New Hamshire, để hẹn gặp chiếc Skylark, chiếc
tàu có mục đích là cứu cấp các tàu ngầm lâm nạn. Cuộc hẹn gặp với Skylark được
ấn định ở một điểm cách Cape Cod, Massachusetts khoảng 350 km về phía đông.
Chiếc Thresher sẽ thực tập các chưyến lặn. Nhưng chẳng may, nó đã lặn luôn
không bao giờ nổi đem theo 129 nhân viên và thủy thủ đoàn. Đây là thất bại đầu
tiên của Mỹ trong game Cat and mouse.
Dù
bị một vố đau, nhưng Hoa Kỷ vẩn dẫn đầu trong game này. Với các hỏa tiễn
Regulus I, II, tàu ngầm phải trồi lên mặt nước để phóng. Đây là một nguy hiểm
cho con tàu. Các kỹ sư Mỹ lại nghĩ cách làm thế nào, một tàu ngầm có thể phóng
được hỏa tiễn khi đang lặn. Và đây là câu trả lời. Năm 1964, hải quân Mỹ bắt
đầu cho hạ thủy lớp Lafayette gồm 10 chiếc. Lớp này dùng để phóng 3 hỏa tiễn
tầm dài Polaris A-2. Các hỏa tiễn này bay xa 4800 km, có đầu đạn nguyên tử với
sức nổ 200 kilo tôn tức 200000 tấn tương đương với 10 lần quả bom mà Nhật đã
phải chịu trong cuối thế chiến II. Lúc này thì Liên Xô lại lo lắng lắm. Bạn cứ
tưởng tựơng với 2 trái bom nguyên tử Nhật đã phải đầu hàng. Nay Mỹ có 100
chiếc, mỗi chiếc chứa 3 trái bom, vậy tổng cộng có 300 trái bom có thể phóng
vào bất kỳ lúc nào.
Chưa
hết, 1964, Mỹ lại cho phục vụ lớp tàu ngầm mới Madison, gồm 10 chiếc phóng
Polaris A-3, tối tân hơn bay xa hơn, sức nổ mạnh hơn.
Trong
nỗ lực đưa con tàu vào đáy Bắc Băng Dương, ngày 17 tháng 6, năm 1962, chiếc К-3
( project 627) Leninsky đã đạt được mục tiêu, tuy rằng đây không phải là tàu
ngầm nguyên tử.
Năm
1967, Liên Xô cho các chiếc tiềm thủy đỉnh nguyên tử đầu tiên của họ ra phục
vụ. Đó là lớp November- Project 627. Tất cả 48 chiếc hoàn tất, nhưng nay chỉ
còn 8 chiếc đang phục vụ. Lớp này có lượng rẽ nước 7250 tấn dài 103 m vận tốc
nổi 28km/h, vận tốc lặn 56 km/h có khả năng hoạt động trong 80 ngày liên tiếp
và không trang bị hỏa tiễn.
November- Project 627
Trong
thập niên 70s, khi thấy Hoa Kỳ đi quá xa trong lãnh vực tàu ngầm, Liên Xô cho
thiết kế các chiếc tàu ngầm nguyên tử vĩ đại mà lượng choán nước lên đến 48000
tấn, dài 175 m có khả năng phóng hỏa tiễn liên nguyên tử. Đó là lớp mà NATO gọi
là lớp Typhoon. Lớp này có chiều dài 175 m, vận tốc nổi 41 km/h và vận tốc lặn
50 km/h. Đồng thời, lớp này lặn sâu đến 400 m. Năm 1981, thì chiếc đầu tiên đã
đưa vào phục vụ. Với lượng rẽ nước trên, con tàu còn lớn hơn HKMH của nhiều
nước hiện nay. Nhưng bây giờ, tất cả đã cho nghỉ.
Typhoon
Năm
1983, Liên Xô cho ra đời chiếc tàu ngầm nguyên tử Project K-278 Komsomolets. Ngày 4 tháng 8 năm 1984, chiếc
này đã thực hiện một kỷ lục lặn sâu cho các tàu ngầm mang tính hoạt động quân
sự, mà độ sâu là 1020 m. Tuy vậy sau khi trồi lên, chiếc này bị hỏa hoạn và
chìm 5 giờ sau đó.
Trong
suốt, thời gian chạy đua trong game Cat & Mouse của thời chiến tranh lạnh,
cả hai đều chịu nhiều tổn thất. Cuối cùng, Liên Xô đã chào thua khi họ mất tổng
cộng 4 chiếc:
K-129
năm 1968; K-8 năm 1970; K-219 năm 1970 và Komsomolets năm 1984. Còn có thể một
số nữa mà ta không biết được vì đường lối của CS rất bí mật. Riêng chiếc K-19
là một tàu ngầm nguyên tử đã đến Bắc Cực đã bị hỏa hoạn làm dò phóng xạ, hư hại
nặng nề.
Lẽ
dĩ nhiên, Mỹ đã mất chiếc USS Thresher như ta đã biết, và sau này họ cũng mất
chiếc USS Scorpion, năm 1968, với nguyên nhân mù mờ.
Trong
thời gian chiến tranh lạnh, cũng có các cuộc chiến tranh nóng nho nhỏ. Trận thứ
nhất là trận thủy chiến giữa Ấn Độ và Pakistan năm 1971. Trong trận này,
Pakistan dùng một tàu ngầm mua từ Pháp đánh chìm chiếc hộ tống hạm Khukri của
Ấn Độ. Trận thứ 2 là hải chiến giữa Anh và Argentina năm 1982 ở quần đảo
Falklands. Chiếc tàu ngầm nguyên tử HMS Conqueror đã đánh chìm chiếc tuần dương
hạm General Belgrano của Argentina. Sau khi chiếc tuần dương hạm bị chìm, Hải
quân Argentina phải rút tất cả các tàu nổi về bến và tuyên bố không thể tránh
các cuộc tấn công bằng tàu ngầm nguyên tử. Đây là trận đầu tiên mà tàu ngầm
nguyên tử thực sự tham chiến và tấn công. Quần đảo Falklands tự trị, dưới quyền
bảo hộ thuộc Anh. Quần đảo nằm trên Nam Đại Tây Dương rất xa Anh và gần
Argentina. Argentina đem chiến thuyền đến chiếm với lý do là dân nơi đây nhiều người nói tiếng Tây Ban Nha, như họ. Sau trận
này, họ đành công nhận chủ quyền đảo thuộc về Anh
Hiện
nay, thế giới có 5 quốc gia sở hữu tàu ngầm nguyên tử tự sản xuất là Mỹ, Nga,
Pháp, Anh và Trung Quốc, với tổng số lên đến hơn 100 tàu thuộc các lớp khác
nhau. Trong đó, Mỹ là nước có hạm đội tàu ngầm mạnh nhất, với 71 chiếc. Ngoài ra, Ấn Độ sở hữu tàu ngầm nguyên tử đầu
tiên, project 971 Shuka-B. Đó là chiếc tàu ngầm nguyên tử, mà Ấn Độ thuê của
Nga trong thời hạn 10 năm.
JL-1 và JL-2
Hiện
nay, Trung Quốc là một nước có rất nhiều tham vọng để trở thành bá chù về hải
quân. Họ cho phát triển rất nhiều các loại tàu ngầm và một trong các tàu ngầm
thì ta phải nói tới Jin Class hay Type 094 vả 096. Đây là các tàu ngầm nguyên
tử, lớn với lượng rẽ nước lên đến 110000 tấn khi lặn. Loại này được trang bị
với 12 hỏa tiễn tầm xa JL-1 và JL-2.
Jin class – Type 094
JL-2 là loại tên lửa đạn đạo liên lục địa
phóng từ tàu ngầm thế hệ 2 do nhà thiết kế Huang Weilu [黄纬禄]
(1916–2011). nghiên
cứu thiết kế và được TQ sản xuất vào thập niên 2000s.
Theo một số nguồn tin đáng tin cậy, JL-2
được thiết kế dựa trên loại tên lửa đạn đạo liên lục địa đặt trên mặt đất DF-31
với kết cấu 2 tầng động cơ đẩy (tầng 1 động cơ đẩy nhiên liệu đặc và tầng 2
dùng động cơ nhiên liệu lỏng). Toàn bộ tên lửa có trọng lượng tổng thể 42 tấn,
dài 13 m, đường kính than trên 2 m, tầm bắn xa tới 14000 km. Tên lửa có thể
mang phần chiến đấu kiểu MIRV (chứa 3-4 đầu đạn hạt nhân dẫn hướng độc lập).
Năm
2008, Hoa kỳ đã than phìên TQ quá bưng bít các khả năng kỹ thuật, tác chiến của
loại tàu này. Hịên giờ, TQ đang chuẩn bị cho lớp tàu ngầm nguyên tử mới hơn là
Tang class hay Type 096 với khả năng mang 24 hỏa tiễn JL-2.
Nga
là nước cung cấp các kỹ thuật cho TQ, họ nay cũng cảm thấy bấn an. Mới đây Nga
cho ra đời lớp Yasen. Lớp này chứa 32 giànq phóng hỏa tiễn VLS (8x4) hay 40 VLS
(8x5) loại hỏa tiễn chống tàu nổi lẫn tầu ngầm. Nó cũng có khả năng phóng các
hỏa tiễn nang đầu đạn nguyên tử đến điềm cách nó 5000 km. Nga chẳng cần tàu
ngầm chứa hỏa tiễn tầm dài để chống TQ, vì hai nước sát nhau và các tàu ngầm
loại cũ của họ cũng có khả năng này.
Ấn
Độ là nước lo ngại TQ chẳng kém gì Mỹ. Họ cung đang tập trung làm các tàu ngầm
nguyên tử. Lớp đầu tiên loại này là Arihant (अरिहंत:) mang được 4 hỏa tiễn tầm
xa Silos của Nga và 12 hỏa tiễn K-15 tầm trung (1900 km max). Hiện thời, Ấn
đang đóng lớp Arihant-follow to gấp 2 lần loại Arihant.
Các
đội tàu ngầm của Mỹ phải nói tới lớp Los Angeles và Ohio.
Lớp
Los Angeles là loại nhẹ của Mỹ hiện nay, được gọi là tàu ngầm tấn công. Loại
này không trang bị hỏa tiễn tầm xa, mạnh mả chỉ có những hỏa tiễn chống phi cơ,
chống tầu nổi hay tàu ngầm cùng Tomahawk. Nó sẽ bị thay bởi lớp Seawolf đang
được sản xuất.
Lớp
Ohio cũ có thể phóng 124 hỏa tiễn Tomahawk đầu đạn thường hay nguyên tử. Chiếc
đầu tiên là USS Ohio đi vào phục vụ năm 1976 và chiếc cuối cùng USS Louisiana
hạ thủy năm 1997. Nhiêm vụ chính của các chiếc mới là chứa 24 hỏa tiễn triden
II tầm xa. Hỏa tiễn Triden II có tầm bay là 11300 km vối vận tốc 21000 km/h. Sự
chính xác của hỏa tiễn đạt tới trong pham vi đường kính 200 m và sức mạnh của
đầu đạn lên tới 475 kilo tôn tức 24 lần quả bom ném xuống Hiroshima- Nhật. Lớp
Ohio sẽ dần đàn bị thay bởi lớp Virginia, đang trong thời gian sản xuất.
Lớp
Virginia là lọai tàu dùng Photonics mast. Như những bài viết trước, khi một tàu
ngầm muốn quan sát đối phương, nó phải nổi lên cách mặt nước vài mét và cho cột
tiềm vọng khính nhô lên khỏi mặt nước. Khi di chuyển thì đối phương có thể nhận
ra khi nước bị rẽ vì dụng cụ này.
Photonics
mast là một dụng cụ cảm ứng điện sẽ giải quyết vấn đề này.
Dù
rằng các tàu ngầm nguyên tử đã chiếm ưu thế về vũ lực và thời gian hoạt động,
nhưng nói chung các tàu có động cơ điện diesel được xem là thắng thế trong lãng
vực tàng hình vì êm hơn. Một điểm đáng chú ý tới lớp Ohio của Mỹ là nó có thể
chạy ngầm với hệ thống làm lạnh đặc biệt, làm nó còn êm hơn cả động cơ diesel điện.
Cho
đến năm 2020 thì chắc chắn Mỹ vẫn là bá chủ biển khơi. Tuy nhiên sau đó thì
chưa biết được tình trạng sẽ thay đổi như thế nào.
Trong bối cảnh tranh chấp ở biển Đông, các
cừơng quốc đã phải đặt lại quan niệm hải quân của mình. Trước hết TQ đã tăng cường
hài lực của họ từ trên 30 năm nay. Khi đủ mạnh họ đã đem bản đồ lưỡi bò ra trình
diện cho thế giới. Đồng thời lên tiếng xác nhận các đảo trong Đông Hải và Hoàng
Hải mà l;âu nay thuộc Nhật cùng Nam Hàn. Các quốc gia nhỏ bé trong vùng tranh chấp
phải lo mua thêm các vũ khí để lo bảo vệ. Và cùng lúc ấy, Mỹ mới thấy cái âm mưu
của TQ, đồng minh mà họ liên kết để đánh quỵ Liên Xô từ 1972, ghê gớm vô cùng. Nay
Mỹ phải thay đổi tìm đồng minh mới từ Ấn Độ, cùng các nước Đông Nam Á kể cả cựu
thù Việt Nam để tăng cường các đồng minh hiện có là Úc, Nhật và Nam Hàn. Lẽ dĩ nhiên
các nước nhỏ bé trong vùng tranh chấp cũng không nhiều thì ít cung giang tay đón
nhận cái người bạn Mỹ làm một đối trong cho quộc tranh chấp.
Ta hảy nhìn xem tương quan hải lực của các
Người TQ có câu: “Mãnh hổ nan địch quân hồ”
và nếu ai đã từng xem các phim nói về các loài dã thú Phi Châu do các đài NATIONALl
GEOGRAPHY thự hiện thì thấy rõ sự thục này.
Nhìn vào bảng trên ta thấy TQ là một trông
ba cường quốc Hải Quân thế giới. Nhưng họ đừng ỷ là mạnh là một mnãh hổ mà muốn
làm gì thì làm. Đám quần hồ sẵn sang ra sức bảo vệ phần lãnh hải của họ và sẵn sang
kết than với một chúa sơn lâm Hoa Kỳ. Lúc ấy, thì mãnh hổ TQ sẽ đau đớn lắm đó.
Viết xong ngày 20 tháng 8-2014
No comments:
Post a Comment