Bây giờ ta xét tại sao Đại Việt lại có thể chặn
bước tiến của Nguyên Mông, trong khi ấy các nước khác lại thua như chúng tôi đã
phân tích. Một điểm nữa đáng chú ý là quân Nguyên Mông sang xâm lăng nước ta và
bị bại không chỉ là vài vạn người như họ đã thua Qutuz của Manluk-Ai Cập ở Ain
Jalut hay thua Jijaya ở Java, mà con số lên đến vài chục vạn (phần con số tham
chiến chúng tôi sẽ phân tích ở phần kế tiếp). Ta thắng được Nguyên Mông không
phải là vì dân ta khỏe mạnh tài ba hơn họ, mà là do rất nhiều yếu tố kết hợp
lại.
Chúng tôi sẽ
dùng cách cho điểm từng phần để xem yếu tố chiến thắng trong cuộc chiến rồi
cuối cùng xem bên nào được nhiều điểm.
I- Các lý do:
A-
Chính nghĩa
Như đã nói
trước, tất cả các quốc gia bảo vệ nền độc lập của họ đề giữ chính nghĩa, nên Đại
Việt thắng phần này. Tuy vậy ta không cho điểm vì yếu tố này chỉ làm tăng sức
mạnh tinh thần.
B-
Công Tâm
1. Đánh vào tâm lý dân dân.
Nhà Trần cướp
ngôi nhà Lý năm 1226 đã làm cho dân Đại Việt oán than. Rất may, khi mới cướp
ngôi, quân Mông Cổ còn đang bận chinh phục các nước Tây Hạ, Kim, cách xa nước
ta ngàn trùng. Lúc ấy lòng dân ly tán nước ta đang ở lúc thất bại trong mặt công tâm. Tuy nhiên, nhà Trần đưa ra nhiều cải cách,
thay đổi đời sống nhân dân. Bây giờ ta hãy xét xem nhà Trần đã làm gì để công tâm:
a. Thi cử:
Người dân luôn
luôn nhìn những quan lại địa phương xem đó có phải là người của triều đình
không. Nhà Trần đã xóa hình ảnh lớp người cai trị là dòng họ Trần chỉ định bằng
cách tuyển quan, tướng qua các kỳ thi. Người dân thấy ngay những quan lại đó là
từ những người trong làng, trong châu của họ mà ra.
Hai năm sau khi
đoạt ngôi, năm 1228 đã có kỳ thi. Đại Việt Sử Ký Bản Kỷ Toàn Thư[1],
trang 4, viết: “Tháng 9, thi lại viên bằng thể thức công văn gọi là bạ đầu. Người
trúng tuyển được sung làm thuộc lại ở các sảnh viện.” Tiếp theo đó quyển sử
đã ghi vào năm 1239 lại cho thi thái học sinh; quyển sách viết tiếp: “Tháng 2, thi thái học sinh. Đỗ đệ nhất giáp
là Lưu Miễn, Vương Giát; đệ nhị giáp là Ngô Khắc; đệ tam giáp là Vương Thế Lộc.”
Đặc biệt năm Đinh Mùi [1247]
Nguyễn Hiền đỗ trạng nguyên; Lê Văn Hưu đỗ bảng nhãn; Đặng Ma La đỗ thám hoa
lang. Cho 48 người đỗ thái học sinh, xuất thân theo thứ bậc khác nhau. Lê Văn Hưu là người Việt đầu tiên soạn
ra bộ sử. Vài tháng sau lại có khóa thi khác. Còn rất nhiều, chúng tôi chỉ đưa
ra một số dẫn chứng mà thôi và các người được chấm đậu xuất thân từ nhiều từng
lớp xã hội khác nhau.
Đương nhiên trên
mặt binh bị cũng vậy, quyển Đại Việt Sử Ký Bản Kỷ Toàn Thư, trang 10, lại viết
về việc này như sau: “Tân
Sửu, [Thiên Ứng Chính Bình] năm thứ 10
[1241], (Tống Thuần Hựu năm thứ 1). Mùa xuân, tháng 2, chọn người có sức khoẻ,
am hiểu võ nghệ sung làm quân Túc vệ thượng đô.”
b. Đấu tranh chinh phục nhân tâm.
Thời xưa, các bô
lão là giới được người làng kính trọng nhất. Nêú gia đình có cha, mẹ già được
nhà vua ban cho ân huệ gì thì cả dòng họ sẽ nhớ ơn vua. Nhà Trần ngay từ khi
mới dựng nghiệp đã ban cho các bô lão các ân huệ, như vậy nhà Trần biết lấy
lòng dân. Năm 1231, nhà vua đã ban thưởng cho bô lão: “Mùa thu, tháng 8, vua ngự đến hành cung Tức Mặc, dâng lễ hưởng ở tiên
miếu, thết yến và ban lụa cho bô lão trong hương theo thứ bậc khác nhau.”[2]
Rồi tiếp theo: “Nhâm Tuất, [ Thiệu
Long] năm thứ 5 [1262] , (Tống Cảnh Định năm thứ 3, Nguyên Trung Thống năm thứ
3). Mùa xuân, tháng 2, thượng hoàng ngự đến hành cung Tức Mặc, ban tiệc lớn.
Các hương lão từ 60 tuổi trở lên, mỗi người được ban tước hai tư, đàn bà được
hai tấm lụa.” Việc ban ân ở Tức Mạc, quê họ Trần, nhưng tiếng hay
đồn xa, tiếng dở đồn xa, dân chúng nơi khác cũng nghe và có cảm tình nhiều hơn.
Cũng trong phần
tranh thủ nhân tâm, nhà Trần không những tìm sự ủng hộ của dân chúng mà muốn
các quan trong triều cũng vậy. Cũng theo thời xa xưa, dân chúng khắp nơi còn
rất tin vào lời thề. Trong Tam Quốc Chí cái thề nổi tiếng nhất là việc thề ở
Đào Viên kết nghĩa giữa Lưu Bị, Quan Vân Trường và Trương Phi. Nhà Trần hàng
năm cũng tổ chức các buổi lễ ăn thề. Đại Việt Sử Ký Bản Kỷ Toàn Thư, trang 4,
viết: “Hàng năm vào ngày mồng 4 tháng 4,
tể tướng và trăm quan đến trực ngoài cửa thành từ lúc gà gáy, tờ mờ sáng thì
tiến vào triều. Vua ngự ở cửa Hữu Lang điện Đại Minh trăm quan mặc nhung phục
lạy hai lạy rồi lui ra. Ai nấy đều thành đội ngũ, nghi trượng theo hầu ra cửa
Tây thành, đến đền thờ thần núi Đồng Cổ,
họp nhau lại uống máu ăn thề. Quan Trung thư kiểm chính tuyên đọc lời thề rằng:
"Làm tôi tận trung, làm quan trong
sạch, ai trái thề này, thần minh giết chết".
Đọc xong, tể tướng sai đóng cửa điểm danh,
người vắng mặt phải phạt 5 quan tiền. Ngày hôm ấy, trai gái bốn phương đứng
chật ních bên đường để xem như ngày hội lớn.”
Tiếp theo những
lễ nghi trang trọng, nhà vua đối với các quan trong triều rất bình dân. Theo
một số sử gia có quan niệm cổ thì cho là làm mất đi tôn ti trật tự. Nhưng theo
quan niệm mới đó chính là sự thu phục nhân tâm làm cho quan tướng, đồng lòng
giúp vua. Đó chính là một loại chiến tranh “công tâm” rất hữu hiệu. Nếu mình
làm lãnh đạo mà tỏ ra hống hách, xa cách thì ngay cấp trực thuộc cũng đã ghét
mình rồi, huống hồ các từng lớp dưới cùng của xã hội? Nếu vua quan lúc ấy ăn
tiêu phung phí, đàn áp nhân dân thì chưa chắc đã có những huy hoàng của dân tộc
ta đâu. Đại Việt Sử Ký Bản Kỷ Toàn Thư, trang 15, viết: “Vua
ban yến ở nội điện, các quan đều dự. Đến khi say, mọi người đứng cả dậy, dang
tay mà hát. Ngự sử trung tướng (sau đổi là Trung úy) Trần Chu Phổ Cũng dang tay
theo mọi người, nhưng không hát câu gì khác, chỉ nói: "Sử quan ca rằng, sử
quan ca rằng".” Quyển sách được viết tiếp: “Ban yến cho các quan từ ngũ phẩm trở lên ở
điện Bát Giác.” Cũng trong quyển này viết lại cách cư sử giữa vua tôi như
sau: “Mậu Thìn, [Thiệu
Long] năm thứ 11 [1269], (Tống Hàm Thuần năm thứ 4, Nguyên Chí Nguyên năm thứ
5). Mùa Xuân, tháng giêng, vua từng nói với tôn thất rằng: Thiên hạ là
thiên hạ của tổ tông, người nối nghiệp của tổ tông phải cùng hưởng phú quý với
anh em trong họ. Tuy bên ngoài có một người ở ngôi tôn, được cả thiên hạ phụng
sự, nhưng bên trong thì ta với các khanh là đồng bào ruột thịt. Lo thì cùng lo,
vui thì cùng vui. Các khanh nên truyền những lời này cho con cháu để chúng đừng
bao giờ quên, thì đó là phúc muôn năm của tông miếu xã tắc’.
Đến đây, xuống chiếu cho các vương hầu tôn
thất, khi bãi triều thì vào trong điện và lan đình. Vua cùng ăn uống với họ.
Hôm nào trời tối không về được thì xếp gối dài, trải chăn rộng, kê giường liền
cùng ngủ với nhau để tỏ hết lòng yêu quý nhau. Còn như trong các lễ lớn như
triều hạ, tiếp tân, yến tiệc thì phân biệt rõ ngôi thứ, cấp bậc cao thấp. Vì
thế, các vương hầu thời ấy không ai là không hòa thuận, kính sợ và cũng không
phạm lỗi khinh nhờn, kiêu căng.”
Một điểm may mắn
cho Đại Việt, Trần Thủ Độ là kẻ chủ mưu trong việc cướp ngôi, làm dân chúng
ghét, nhưng ông lại có nhiều điểm làm giảm bớt điều ấy. Một trong các việc ấy
là sự ngay thẳng, công bằng Đại Việt Sử Ký Bản Kỷ Toàn Thư, trang 23, viết:
“Thủ Độ tuy không có học vấn, nhưng tài lược
hơn người, làm quan triều lý được mọi người suy tôn. Thái Tông lấy được lấy
được thiên hạ đều nhờ mưu sức của ông cả. Vì thế ông được nhà nước dựa cậy,
quyền át cả vua.
Bấy giờ có kẻ đàn hặc ông, vào gặp Thái Tông
khóc mà nói rằng :
"Bệ hạ còn thơ ấu mà Thủ Độ quyền át cả
vua, xã tắc rồi sẽ ra
sao"?.
sao"?.
Thái Tông lập tức lệnh xe ngự đến dinh Thủ
Độ, bắt cả người đàn hặc ấy đem theo và nói hết những lời người ấy nói cho Thủ
Độ biết. Thủ Độ trả lời: "Đúng như những lời hắn nói ".
Rồi lấy ngay tiền lụa thưởng cho người
ấy.
…
Linh từ quốc mẫu có làn ngồi kiệu đi qua
thềm cấm, bị quân hiệu ngăn lại, về dinh khóc bảo Thủ Độ:
" Mụ này làm vợ ông, mà bị bọn quân
hiệu khinh nhờn đến thế ".
Thủ Độ tức giận, sai đi bắt. Người quân hiệu
ấy nghĩ rằng mình chắc phải chết. Khi đến nơi, Thủ Độ vặn hỏi trước mặt, người
quân hiệu ấy cứ theo sự thực trả lời. Thủ Độ nói:" Ngươi ở chức thấp mà
giữ được luật pháp, ta còn trách gì nữa ". Lấy vàng lụa thưởng cho rồi cho
về.
….
Thủ
Độ có lần duyệt định số hộ khẩu, quốc mẫu xin riêng cho một người làm câu đương. Thủ Độ gật đầu, rồi ghi họ tên quê
quán của người đó. Khi xét duyệt đến xã ấy, hỏi tên mỗ ở đâu, người đó mừng rỡ
bảo hắn:
"Ngươi vì có công chúa xin cho được làm
câu đương, không thể ví những câu đương khác được, phải chặt một ngón chân để
phân biệt với người khác".
Người đó kêu van xin thôi mãi mới tha cho.
Từ đó không ai dám đến thăm vì việc riêng nữa.”
Những cuộc hội nghị Bình Than, Diên Hồng lại một lần
nữa chứng tỏ rằng nhà Trần rất có tinh thần dân chủ. Rồi từ đấy, toàn dân đều
nhận thấy việc giữ vững non sông không phải chỉ là nhiệm vụ của triều đình, mà
là nhiệm vụ của toàn dân
No comments:
Post a Comment