Saturday, December 20, 2014

Đại Việt Thắng Nguyên Mông- Bài 76


D- Địa lợi.

Đất nước ta có nhiều núi, rừng; nhiều sông, ngòi; nhiều ao, hồ là các cái cản trở cho kị binh. Những đồng ruộng của ta cũng không mấy tốt cho loại lính này khi mùa mưa tràn đến. Những rừng già um tùm, xen trong các núi cao là các điểm cho quân ta dễ mai phục đánh bất ngờ. Với các yếu tố về địa chất vừa bàn, thì đất này không mấy tốt cho kị binh, các khẩu pháo catapult hay trebuchet nặng nề, khồng kềnh.

Như bạn đọc còn nhớ trong quyển A Traveller’s History of China, Stephen G. Haw đã viết về việc MC đánh nam Tống mà chúng tôi đã ghi ở chương trước có phần dịch như sau: Cái mạnh mẽ dũng cảm siêu việt của kị binh đã giúp họ (MC) tiến chiếm thành công trên các thảo nguyên, đồng bằng ở Á Châu và đông Âu, nhưng bị giới hạn rất nhiều ở các vùng ướt át, núi non của nam Trung Quốc. Kị binh tấn công không thể cưỡi vượt ngang sông, đầm lầy và các ruộng lúa.

Tam Cốc- Ninh Bình
Vùng này chỉ có nước và núi, dễ dàng làm chiến khu chống giặc lâu dài.
(ảnh tác giả)
Trung Việt từ Thanh Hóa đến Quảng Trị thuộc Đại Việt thời trần vào mua mưa đất đai lầy lội, tuyệt dối bất lợi cho kỵ binh.\
 ĐèoNgang- Quảng Bình

Quỳnh Lưu- Nghệ An

Patricia Buckley Ebrey viết trong quyển sử Cambridge Illustrated History of China, trang 172 có đoạn sau: Miền nam sông Dương Tử của Trung Quốc chưa bao giờ bị chiếm bởi các người trên thảo nguyên không phải gốc Trung Hoa là vì có nhiều sông, kênh đào,  suối đã trở thành các chướng ngại vật ngăn cản kị binh. [China south of Yangzi had never been captured by non-Chinese from the steppe, in large part because the rivers, canals, streams of the region posed an effective barrier to calvary force.]

Đây cũng cho ta thấy vùng đất này giống đất của Đại Việt. Vậy rõ ràng là ta có địa lợi chống kị binh.

Ta biết rằng ở Bắc Việt, theo âm lịch mùa mưa bắt đầu từ khoảng tháng tư đến cuối tháng 9. Tháng 9 âm lịch, lúa mùa chín, dân ta lo đi gặt lúa. Lúc ấy, đồng bằng Bắc Việt khô khan, trừ một số đồng chiêm, sâu hơn quanh năm ngập nước. Sau mùa gặt lúa, cắt rạ, các cánh đồng một mùa trở nên khô khan bằng phẳng. Ngay tại các  vùng chung quanh Hà Nội, trên các cánh đồng dân chúng chuẩn bị trồng rau, cải, đậu, khoai… vì không có nước trồng lúa (Thủ nhỏ tôi thường ra đê Yên Phụ ven sông Hồng đẩy xe củi về nên biết điều ấy). Từ tháng 11 đến tháng tư thì các dòng sông còn rất ít nước, kể cả sông Hồng; nước rút xuống tận đáy. Đây là địa lợi cho kị binh và vũ khí nặng. Riêng phần đất từ Lạng Sơn đến Bắc Ninh cũng vậy. Vào mùa đông, xuân nơi này đất đai khô ráo rất thuận tiện cho kị binh tiến sang.

Trong khi ấy các cánh đồng phía bắc sông Hồng rất khô khan, có lợi cho kỵ binh trong màu khô từ tháng 11 đến tháng 3 âm lịch. (ảnh tác giả). Trong các mùa mưa trở thành lầy lội.



 Vùng đồi núi Lạng Sơn là nơi dễ dàng phục kích với các ải Khả Lợi, Chi Lăng, Khâu Ôn, Khưu Cấp, Vĩnh Bình, Nội bang như các hình chụp dưới đây.
 




 






Khi Mông Cổ vào nước ta, thì lúc ấy vào mùa đông, xuân đất đai khô ráo nên chúng có phần lợi thế. Đoàn kị binh của họ có thể tiến nhanh như gió cuốn; đại bác của họ cũng dễ bề di chuyển. Cần phải vượt sông thì nước cạn, sông hẹp. Thêm vào đó, lúc mới sang, quân Mông Cổ còn rất hồ hởi, sức mạnh trẻ tre và trùng trùng, điệp điệp, đoàn này sau đoàn kia. Nếu tận lực đương đầu thì thật bất lợi. Cũng như hai võ sĩ, một mạnh, một yếu đánh nhau. Khi võ sĩ có sức mạnh mới tung ra một quyền mà người yếu dơ tay gạt liền thì có thể bị đau và còn có khi què là khác, vì dùng cương chống cương. Tốt nhất, người yếu phải tránh cú đấm thôi sơn đó, hay dùng tay đẩy tay đối phương đi lệch hướng một chút, để cú đấm ấy không đánh đúng chỗ hiểm. Đợi quyền đối phương sắp hết đà thì ta phóng tay phản kích. Đó là lấy thế tám lạng bạt ngàn cân hay lấy lẹ làng và đúng lúc để khắc chế vũ lực vậy. Nếu lấy trứng trọi đá thì thua là chắc.

Ta thấy những lúc thấy địch có lợi thế, Hưng Đạo Vương cho đánh cầm chừng rồi lui quân cũng là thế 8 lạng bạt ngàn cân trên.

Đến mùa mưa, lúc ấy đất đai trở thành bùn lầy, rất khó khăn cho kị binh; còn các khẩu đại pháo Mông Cổ, nặng cả vạn cân bây giờ chỉ là các khối gỗ loại vô dụng; chúng chĩa về nam, mà ta tấn công từ đông lấy ai mà quay nổi các tòa lâu đài loại khổng lồ ấy trong bùn lầy? Hơn nữa, mùa này, cây cối xanh tươi, rậm rạp nhiều nơi để lính ta ẩn núp, phục kích, đánh bất ngờ. Đây là lúc phản công!

Tóm lại, nhà Trần đã áp dụng triệt để yếu tố địa lợi trong thiên thời vậy.

Một điểm trong Địa Lợi khác trong khi điều kiển một trận đánh theo lối cổ là chiếm cao điểm. Sách Lục Thao cũng công nhận và cho rằng lên cao mà nhìn xuống để quan sát biến động của kẻ địch. Thật vậy từ cao điểm các tướng có thể quan sát được hết chiến trường và nhận ra các chỗ mạnh yếu của đối phương, rồi từ đó tướng cho hiệu cờ, trống, khói, lửa để quân của ông tấn công vào yếu điểm của địch. Khi ta đọc lịch sử quân sự Mông Cổ đã thấy họ cố sức làm điều ấy khi một trận chiến sắp xảy ra.

Tại Đại Việt họ cũng ra sức làm điều này, nhưng các núi non chung quanh vùng có chiến dịch ta cũng nắm hết. Theo sử thì Hưng Đạo Vương ở từ đỉnh núi Tràng Kênh điểu khiển trận đánh trong chiến dịch Bạch Đằng. Bài viết Chiến thắng Bạch Đằng ngày 9 tháng 4 năm 1288 của các tác giả: Phan Huy Lê, Bùi Đăng Dũng, Phan Đại Doãn, Phạm Thị Tâm và Trần Bá Chí viết cho ta thấy quân ta chiếm các núi cao : “Thắng lợi Trúc Động đã bảo vệ an toàn lực lượng của ta bố trí trên sông Giá, sông Thải và các dãy núi hai bên.”


Trên các mỏm núi, trong các nhánh sông, các chiến sĩ ta đã chỉnh tề cung tên, gươm giáo chờ lúc nước triều xuống mạnh và đoàn binh thuyền Ô Mã Nhi lọt vào sông Bạch Đằng mới đổ ra quyết chiến.”


Phàn Tiếp vội vàng đưa thuyền áp sát vào phía Tràng Kênh và thúc quân đổ lên bờ "chiếm lấy núi cao"(An Nam chí lược, q. 4, sách đã dẫn). Chúng muốn giành lấy điểm cao để chống lại quân ta, hỗ trợ cho trung quân và hậu quân chúng rút lui an toàn.

 

Phía núi Tràng Kênh, quân ta vừa dùng cung tên, vừa đánh gần, gạt toàn bộ đội quân Phàn Tiếp xuống sông. Địch bị chết, bị thương không kể xiết. Phàn Tiếp bị trúng tên, nhảy xuống nước, bị quân ta lấy câu liêm móc lên và bắt sống (Nguyên sử, q.166, Phàn Tiếp truyện chép: Tiếp bị thương, nhảy xuống nước, giặc (chỉ quân ta) lấy câu liêm móc lên. Toàn thư nói quân ta bắt sống được Phàn Tiếp.)

Địch đã lọt vào trận địa mai phục của ta. Trống lệnh nổi liên hồi, cờ hiệu bay phấp phới. Bộ phận quân ta phục sẵn ở các áng núi Tràng Kênh gồm cả quân chủ lực và dân binh dưới quyền chỉ huy của Trần Quốc Bảo - liền xông ra quyết chiến. Từ trên núi, quân ta đánh hất địch xuống hết đợt này đến đợt khác, quyết không cho địch chiếm núi.”[1]

J.A.G. Roberts cũng đã viết trong quyển sử về Trung Quốc ở trang 107 đoạn : Các cuộc xâm lăng vào Đông Nam Á đưa quân Mông vào các địa thế mà các kỹ sảo của họ không mấy giá trị và họ đã chịu kết quả thảm hại lộn ngược. [Campaigns in South-east Aisia took the Mongols into terrain in which their military skills were of little value and they suffered disastrous reverses.]

Tóm lại Đại Việt đã chiếm ưu thế trong “Địa Lợi” với 2 điểm. Nguyên Mông chiếm được địa lợi lúc đầu đất đai khô ráo nên được 1 điểm.




[1] Bài này do ông kt, đăng lên diễn đàn của Viện Việt Học. March 20, 2009 10:11PM.

No comments:

Post a Comment