Một buổi trưa,
Đức Phan mời tôi:
- Hiệp, trưa thứ
bẩy này lên nhà tớ chơi không? Tớ cho cậu mượn bộ Thủy Hử về xem.
Đức cũng là một
học sinh di cư và là học sinh giỏi của lớp. gia dình- anh chàng này di cư nên
mang được rất nhiều thứ vào Nam. Ngoài những vật dụng hang ngày, anh ta còn
khiêng nguyên các bộ truyện cở củ Tàu. Gia đình tôi ngược lại là vượt tuyến năm
1955, nên chỉ mang theo ít bộ quần áo để mặc và một ít đồ quý.
Tôi và Đức đã
quen nhau rất lâu, nhưng tôi chưa bao giờ đến nhà y, nên tôi cũng muốn đến chơi
cho biết, đồng thời mang bộ truyện về xem cũng hay. Tôi chỉ biết Đức có nhà gần
phi trường Vũng Tàu. Tuy nhiên, trưa thứ bẩy này tôi còn phải theo dõi vụ ăn
trộm ở nhà nên không thể lên nhà Đức được. Ở Việt Nam thời ấy, một tuần chỉ
nghỉ ngày chủ nhật thôi.
Tôi ngần ngừ:
- Trưa thứ bẩy
tôi bị bận việc.
- Bận gì? Chiều
thứ bẩy mình không có lớp, nên mình có thể chơi với nhau cho đến chiều rồi về
mà.
Tôi nghĩ chỉ có
chủ nhật là tốt nhất vì cả nhà đều ở nhà, nên không thể có chuyện ăn trộm vào
nhà.
Tôi nói:
- Không được
đâu. Hay chiều chủ nhật được không?
Đức gật đầu:
- Được.
Tôi hỏi:
- Nhà cậu ở đâu?
- Bên trên Ngã
Năm.
- Tớ không biết
nhà cậu, làm sao tới được?
- Vậy tớ đến nhà
cậu, rồi đưa cậu về nhà tớ.
Chiều chủ nhật
hôm đó, trời nắng ráo, Đức cỡi xe đạp đến nhà tôi đúng như lời hẹn. Tôi mượn xe
bố lên chơi nhà bạn. Xe đạp ngày ấy là một tài sản của gia đình trung lưu, nên
chỉ có bố tôi mới có xe đạp. Sau đó, cả hai cùng nhau lên nhà y chơi.
Khi qua Ngã Năm
hơn 100 mét, tôi thấy phía trước có hai người cắt cỏ cho ngựa, tay cầm liềm,
đòn gánh, đứng ở cạnh đường. Lúc đến gần, tôi nhận ra một trong hai người đó là
Ngọ, còn người kia tôi không biết. Ngọ thì cao hơn tôi một chút, còn tên kia
cao bằng tôi nhưng to ngang hơn, và có bắp thịt rắn chắc, vì hắn là người làm
việc lao động chân tay.
Cùng lúc đó, Ngọ
cũng nhận ra tôi. Hắn lấy đòn gánh chặn chúng tôi lại. Đức và tôi buộc lòng
phải ngừng xe. Tôi định nói vài lời khuyên can, nhưng thái độ hung hăng của hắn
làm tôi bắt đầu bực mình, và nếu tôi xuống nước hắn sẽ cho tôi là khiếp nhược.
Tôi cố đè cơn
nóng, ôn tồn hỏi:
- Có chuyện gì
đây; Ngọ?
Ngọ hếch mũi
cười:
- Tao không muốn
gì mà chỉ muốn nhìn mấy thằng Bắc Kỳ ăn cá rô cây thôi. Ha! Ha! Ha!
Tôi muốn chứng
tỏ cho Ngọ và bạn y thấy rằng chỉ một mình tôi đứng lại đối diện với chúng, với
mục đích giải hòa chứ không muốn gây hấn. Hơn nữa, tôi biết Đức là một thư
sinh, nếu chúng tôi phải động đến chân tay thì hắn cũng chẳng giúp gì được cho
tôi.
Tôi quay sang
Đức:
- Cậu dẫn hộ tôi
cái xe đạp ra chỗ khác, và coi chừng bị mất cắp, để tôi nói chuyện với họ.
Đức dắt hai cái
xe đạp ra khỏi đó hơn mươi thước, rồi dừng lại nhìn tôi.
Tôi quay sang cố
trấn tĩnh, ôn tồn nói với Ngọ:
- Ngọ ạ! Mấy lần
mày đánh tao, bạn tao, chửi chúng tao, nhưng tao nhịn đi để tránh rắc rối, như
vậy không có nghĩa là tao sợ mày. Hôm nay, tao muốn dàn xếp chuyện này một cách
êm thấm với mày. Mình lớn rồi đánh nhau không phải là điều tốt.
Ngọ ngắt lời:
- Ê! Đ má! Nói
cái gì lăng nhăng vậy Bắc Kỳ nhón?
Tôi hỏi:
- Tại sao mày
chửi thề?
- Đ má! Tao muốn
chửi là chửi! Bắc Kỳ nhón mày muốn uýnh lộn hả?
Tôi không kìm
được bình tĩnh lên giọng:
- Tao không muốn
đánh lộn, mà muốn nói với mày; đây là lần cuối cùng tao yêu cầu mày chấm dứt mạ
lỵ tụi tao là Bắc Kỳ..
Ngọ kên mặt,
ngắt lời:
- Đ má Bắc Kỳ!
Tôi chỉ vào mặt
nó:
- Mày mà còn
chửi tao...
Thằng bạn Ngọ,
chống nạnh hếch mặt nói ngắt lời:
- Đ má mày! Mày
mà còn chỉ tay vào bạn tao thì tao đục vỡ mặt nghe không!
Tôi quay sang
hắn:
- Tao không nói
chuyện với...
Tôi chưa kịp nói
chữ "mày" ra khỏi miệng, thì tên đó đã phóng một quả đấm vào mặt,
đồng thời Ngọ bồi thêm trái thứ hai vào cằm tôi. Tôi cảm thấy xây xẩm mặt mày,
ngã xuống đám cỏ bên lề đường. Tôi cố sức đứng dậy, nhưng không nổi, đành ngồi
xuống thở lấy sức. Miệng tôi cảm thấy mằn nặm. Tôi đưa tay quẹt miệng thì nhận
thấy máu mồm, máu mũi đã chảy tứ tung.
Ngọ và bạn nó
hai tay chống nạnh nhìn tôi cười khả ố.
Ngọ hất hàm:
- Mày thấy thế
nào con? Lại đây cha dạy con một bài học nữa!
Giọng nói xấc
xược của Ngọ gợi lại trong trí tôi những hành động tàn ác, những lời nói mạt
sát của hắn đối với chúng tôi ngày trước. Nhất là lần nó gài bẫy để tôi bị thầy
Mậu đánh đòn. Đột nhiên, tôi cảm thấy trong người nóng như lửa, một sức mạnh ở
đâu tràn đến và quên cả đau, tôi xông mình về phía hắn, phóng một quả đấm vào
mặt Ngọ. Hắn còn mải cười nên không tránh nổi quả đấm của tôi. Quả đấm đó làm
hắn thối lui vài bước.
Ngay khi ấy tên
kia lập tức tấn công tôi từ phía sau. Tôi bắt buộc phải quay sang phản kích.
Có nhiều người
đi đường dừng lại coi chúng tôi đánh nhau một cách thích thú, nhưng chẳng ai
nghĩ đến chuyện can ngăn chúng tôi. Ở Việt Nam ngày ấy, nếu thấy đánh nhau là
một dịp tiêu khiển khỏi tốn tiền. Riêng Đức, hắn rất tin ở tôi, và hơn nữa hắn
sợ mất xe nên chỉ đứng nhìn trận đánh.
Ngọ và bạn hắn
có cách đánh, đấm rất khá vì chúng có học boxing, và vì hai đánh một nên chúng
đấm tôi vài trái vào ngực, lưng, bụng, vai, nhưng ngược lại tôi không thể đấm
trúng tụi nó cái nào hết. Thật là quá khó khi phải đương cự với hai địch thủ
một lượt; lúc đánh thằng này, thằng khác tấn công phía sau. Tôi cảm thấy mệt
lắm, chỉ độ một, hai phút nữa thì tôi chắc sẽ phải xỉu. Tôi nghĩ: "Mình
phải đánh cho một tên thật đau làm hắn sợ, và bỏ cuộc thì may kết thúc được
trận đánh." Tuy nhiên không có một phương sách nào có thể thi hành được
điều đó.
Trận đánh tiếp
diễn.
Vì đã xế chiều,
nên lúc tấn công hay phòng thủ tên ở phía tây rất là khó khăn. Ánh sáng mặt
trời nhiều khi chiếu vào mắt làm tôi không thấy đối thủ. Đột nhiên, tôi nghĩ ra
một kế và vội thi hành ngay lập tức.
Lúc ấy, Ngọ đánh
tôi từ hường đông còn tên kia tấn công từ hướng tây. Tôi nhắm Ngọ đánh dữ dội,
dồn y về phía đông, và bỏ ngỏ sau lưng cho tên kia đấm từ phía tây. Vừa đánh
tôi vừa nhìn bóng tên nọ in dưới mặt đường. Lúc tôi thấy nó ham đấm quá, quên
cả phòng thủ, bất thình lình tôi quay ngược lại, dùng hết mười phần công lực
phóng một quả đấm vào mặt tên đó. Đây chính là thế đà đao. Hắn bị bất ngờ,
không kịp tránh nên té bổ nhào xuống đất, máu mồm, máu mũi chảy tứ tung. Hắn
lồm cồm bò dậy, thấy máu chảy tứ tung, nên la khóc um sùm rồi ôm mặt, chạy ra
khỏi vòng chiến.
Tôi quay lại để
đối địch với Ngọ, nhưng vừa xoay mình thì cổ tôi đã bị hắn siết cứng ngắc. Ngay
khi đó, tôi mệt đã hết hơi, nên đành gồng cổ để có thể thở chút đỉnh, và cố sức
làm lỏng tay hắn ra. Nhưng tôi đã chẳng còn sức lực để làm việc đó. Ngọ cũng
thở phì phò như bò, có lẽ hắn cũng mệt lắm, tuy nhiên hắn vẫn còn khá hơn tôi
nhiều. Tôi cảm thấy bị nghẹt thở và mặt mày choáng váng, cảnh vật chung quanh
đều vàng kè.
Đang khi nguy cấp, tôi chợt nhớ lại cuộn phim: "Long Hổ Tranh Hùng" của Nhật, mà tôi có dịp xem vài tuần trước. Ở đoạn kết phim đó mô tả lại một trận đánh ác liệt giữa một võ sĩ Nhu Đạo và một võ sĩ Không Thủ Đạo. Khi võ sĩ Không Thủ Đạo siết cổ người võ sĩ Nhu Đạo gần chết, người này dùng đòn "hy sinh" (Sutemi Waza) quật đối thủ, và chuyển bại thành thắng.
ĐÒN
SUTEMI WAZA
Tôi lập tức dùng
tay bóp lại cổ đối phương, và đẩy y lùi lại. Phản ứng tự nhiên của Ngọ là dùng
hết sức đẩy ngược lại tôi, và chỉ chờ có thế, lợi dụng trớn hắn đẩy tới, tôi
ngã người xuống đất, buông tay bóp cổ hắn ra và túm lấy cổ áo, chân phải đạp
vào bụng dưới của hắn, lấy hết sức mạnh còn lại giật tay xuống, bung chân lên,
rồi phóng tay đẩy đối phương ra. Người hắn tung lên không, bật kêu hãi hùng
"ối! ối!", rồi rơi "ùm" xuống cái rãnh nước chảy bên đường
làm nước bắn lên tung tóe. Thật may mắn cho hắn, và cũng may cho tôi. Nếu không
có rãnh nước thì hắn không què tay thì cũng gẫy chân, và tôi chắc phải ân hận
vô cùng.
Đến lúc ấy, mấy
người lớn chay ra, ôm tôi lại và kéo Ngọ lên đường, rồi giải hòa chúng tôi.
Đến nhà Đức nói
chuyện một lúc rôi y cho tôi mượn bô Thủy Hử về xem.
Đức nhìn tôi nói:
- Mặt cậu bị bầm
kìa.
Tôi sợ hết hồn.
Về nhà với cái mặt bầm thì lại bị ông cụ cho them trận đòn nữa.
Tôi hỏi:
-
Thật à?
-
Ừ! Chỗ
này này.
Vừa nói y vửa chỉ lên má tôi.
Tôi nói:
-
Cậu cho
tôi mượn cái gương xem.
Đức đem gương ra, tôi nhìn vào đó
thì nhận ra vết bầm trong một trận đánh vài ngày trước và tôi đã bịa chuyện
trái dái ngựa rơi vào mặt và bố đã tha đánh. Thật hú hồn.
No comments:
Post a Comment