c. Kinh tế.
Một cái chinh
phục nhân tâm thực tiễn nhất là làm cho đời sống người dân no ấm.
Phần dưới đây là
phân tích quyển “Cuộc kháng chiến chống
xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII” của ông Hà Văn Tấn và bà Phạm Thị Tâm.
Trong hai trang 23-24, quyển sách có ghi về cuối đời Lý như sau: “Đời sống nhân dân vô cùng cực khổ. Người
chết đói nhiều, người sống phải phá sản, lưu vong. Bọn phong kiến cát cứ lại
bắt nhân dân làm phu dịch, đào hào, đắp lũy và xua họ vào cuộc nội chiến đẫm
máu. Thời kỳ đen tối đó dài dằng dặc trong mấy mươi năm trời…
Hòa bình đã trở lại trên đất nước, nhân dân
được yên yổn làm ăn. Họ Trần đã khôi phục được chính quyền, thống nhất, chấm
dứt cuộc nội chiến phong kiến, về khách quan đã đáp ứng được đòi hỏi của nhân
dân. Nền kinh tế đời Trần lại bắt đầu phát triển.”
Ông Phạm Văn Sơn
viết ở trang 236 trong Việt Sử Toàn Thư: “Từ
Trần Thái Tông đến Trần Nhân Tông suốt 70 năm mọi việc mở mang đều nhắm vào
nông nghiệp và ngư nghiệp và dân không bị đói khổ…” Quyển sách này dịch từ
Annam Chí Lược: “Nông thương bất trưng
lương thuế.” (Nông nghiệp và thương nghiệp không phải nộp thuế) để nhân dân
bớt đói khổ. Theo chúng tôi nghĩ đây là lúc bị thiên tai, dân đói to, nên nhà
Trần làm như vậy để chia sẽ sự đói khổ với dân chúng. Đấy cũng là sự công tâm
chân thành, rất tốt.
d. Giúp dân
ngay cả sau khi đã thắng giặc.
Đại Việt Sử Ký
Bản Kỷ Toàn Thư, trang 46, viết: “Mùa hạ,
tháng 4, Thượng hoàng ngự ở hành lang Thị Vệ (vì cung điện bấy giờ đã bị giặc
đốt hết), đại xá thiên hạ. Những nơi bị binh lửa, cướp phá thì miễn giảm theo
mức độ khác nhau.”
Nhìn vào bốn lý
do trên đây ta thấy nhà Trần đã đánh vào công
tâm rất mạnh.
2- Đánh
vào tâm lý địch.
Hưng Đạo Vương
cho ra các khẩu hiệu nhằm chia rẽ hàng ngũ địch, cùng làm người Trung Hoa không
muốn đánh nhau.
Không cần viết
lại thì hẳn quý độc giả cũng biết quân Nguyên Mông chỉ biết cướp phá, giết hại
dân lành làm dân chúng oán ghét. Một đoạn trong Nguyên sử[1]
cũng viết điều này:
镇南王遂与行省官亲临东岸,遣兵攻之,杀伤甚众,夺船二十余艘。(Trấn Nam Vương rồi cùng Hành tỉnh tự mình đến Đông Ngạn, sai quân đánh,
giết chết rất nhiều dân chúng của nước ấy, chiếm được hơn hai mươi chiếc
thuyền.) (Tích Dã dịch)
Đối ngựơc lại
với nhà Trần, Mông Cổ đã không đưa ra được một chút chính nghĩa. Việc mượn
đường sang đánh Chiêm không có một lý luận vững chắc. Việc đưa Trần Di Ái về
làm vua thì ai mà không bất mãn. Các tin
mà Mông Cổ xâm lăng Nam Tống, rồi các câu chuyện man rợ của họ đã làm dân chúng
sợ, ghét.
Đại Việt đã
thắng trận “Công Tâm” với 2 điểm.
B- Công Lương
1. Đánh lương thực địch quân.
Các quyển sử của
Việt Nam đều viết về Hưng Đạo Vương áp dụng chiến thuật “Vườn Không Nhà Trống.” Chiến thuật này làm giặc không thể tìm đâu
ra lương thực để nuôi quân. Việt Sử toàn thư của ông Phạm Văn Sơn viết: “Ở các nơi hậu tuyến, từ kinh thành đến các
miền thôn dã, triều đình đã ra lệnh bỏ vườn không nhà trống, nhiều nơi bị phá
hủy sạch.”
Theo Nguyên sử, ta thấy:
明日,镇南王入其国,宫室尽空, (Ngày sau, Trấn Nam Vương vào nước ấy, cung điện bỏ trống cả- Tích Dã
dịch)
Vì
vậy, quân Nguyên Mông phải hoàn toàn tùy thuộc vào đoàn tải lương. Nhưng việc
chuyển vận lương thực ra sao? Ta hãy xem Nguyên sử chép:
又交趾无粮,水路难通,无车马牛畜驮载,不免陆运。一夫担米五斗,往还自食外,官得其半;若十万石,用四十万人,止可供一二月。军粮搬载,船料军须,通用五六十万众。
(Vả lại Giao Chỉ không có lương, đường thủy
khó đi vào, không có xe ngựa, trâu để chở, không bỏ chở theo đường bộ. Một
người cấp năm đấu gạo, đi tự ăn ở ngoài, quan được một nửa: nếu như có mười vạn
thạch, dùng cho bốn mươi vạn người, chỉ có thể cấp đủ một, hai tháng. Lương của
quân chở đi, thuyền liệu quân tu, thông dụng năm, sáu mươi vạn người...")
Nếu không có
lương thì phải đi ăn cướp, hơn nữa như chúng ta đã xem lịch sử của Mông Cổ thì
đây cũng là chính sách của Mông Cổ. Đoàn quân của họ đã cướp lương thực của cải
các nước Hồi, Nga, Hung, Tây Hạ, Kim, Cao Ly…rồi dùng lương thực ấy nuôi họ để
tiếp tục cướp bóc, tấn công nơi khác. Tuy nhiên, đi cướp lại phạm vào điều “Công Tâm” và như vậy làm dân ghét, lại
cộng tác với quân triều đình nhà Trần nhiều hơn. Ô Mã Nhi đã từng làm việc ấy.
Công Lương đã đưa Nguyên Mông đến chỗ thua cuộc chiến lần thứ hai và ba, nhất
là khi đoàn thuyền tải lương của Trương Văn Hổ bị tướng Trần Khánh Dư đánh
chìm.
2. Làm lương thực mình dồi dào.
Ngược lại, nhà
Trần phải làm lương thực của ta thật nhiều. Muốn có lương thực dồi dào cho quân
đội thì kinh tế, ruộng nương phải nhiều.
Như phần công tâm- kinh tế ở trên đã bàn về vấn đề này. Để đạt được mục đích
thì phải khai khẩn nhiều ruộng; đắp đê phòng lụt; khai kinh cho nước vào ruộng.
Quyển Đại Việt Sử Ký Bản Kỷ Toàn Thư, trang 13, viết: “Tháng 3, lệnh các lộ đắp đê phòng lụt, gọi là đê quai vạc, từ đầu nguồn
đến bờ biển, để ngăn nước lũ tràn ngập.”
…
“Ất Mão, [Nguyên Phong] năm thứ 5 [1255],
(Tống Bảo Hựu năm thứ 3). Mùa xuân, tháng 2, sai Lưu Miễn bồi đắp đê sông các
xứ ở Thanh Hóa.”
Khi chưa có hiểm
họa chiến tranh chống xâm lược, việc đào kênh, đắp đê được giao cho binh lính.
Ấy là sự khôn ngoan, duy trì được quân số lớn mà lại giúp cho tăng gia sản
xuất. Quyển Đại Việt Sử Ký Bản Kỷ Toàn Thư, trang 5, viết: “Tân Mão, [ Kiến Trung] năm thứ 7 [1231] , (Tống
Thiệu Định năm thứ 4). Mùa xuân, tháng giêng, sai Nội minh tự Nguyễn Bang Cốc
(hoạn quan) chỉ huy binh lính phủ mình đào vét kênh Trầm và kênh Hào từ phủ Thanh Hóa đến địa giới phía nam
Diễn Châu. Việc xong, thăng Bang Cốc làm Phụ Quốc thượng hầu.”
…
“Mùa hạ, tháng 4, chọn tản quan làm hà đê
chánh phó sứ các lộ. Khi việc làm ruộng nhàn rỗi thì đốc thúc quân lính đắp đê
đập, đào mương ngòi đề phòng lụt, hạn.”
Tuy nhiên việc
đắp đê làm đường thường chiếm đi một số đất của dân. Lợi đâu chua thấy mà đã
gây lên căm phẫn của dân. Như vậy lại đi ngược với đường lối công tâm. Để tránh
sự chống đối của dân, triều đình đã trả lại tiền bồi thường cho dân chúng.
Quyển Đại Việt Sử Ký Bản Kỷ Toàn Thư, trang 13, viết về việc này như sau: “Đặt hà đê chánh phó sứ để quản đốc. Chỗ đắp
thì đo xem mất bao nhiêu ruộng đất của dân, theo giá trả lại tiền . Đắp đê quai
vạc là bắt đầu từ đó.”
Việc đắp đê khai
hoang làm tăng diện tích canh tác không phải chỉ ở người dân, binh lính mà ngay
cả vương hầu, quý phái cũng phải làm. Thật là công bằng! Quyển Đại Việt Sử Ký
Bản Kỷ Toàn Thư, trang 25, viết “Mùa đông, tháng 10, xuống chiếu cho vương
hầu, công chúa, phò mã, cung tần chiêu tập dân phiêu tán không có sản nghiệp
làm nô tỳ để khai khẩn ruộng bỏ hoang, lập thành điền trang. Vương hầu có trang
thực bắt đầu từ đấy.”
Ông Hà Văn Tấn
và bà Phạm Thị Tâm trong quyển “Cuộc
kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII” đã viết việc phục hồi
nông nghiệp trang 24 viết: “Để khôi phục
lại sức sản xuất bị đình đốn cuối nhà Lý, nhà Trần đã chú trọng tổ chức khai
hoang mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp.” Trang 25, quyển sách tiếp “Sách An nam chí cho ta khá rõ về tình hình
đê điều thời Trần: “Xứ Giao chỉ, dân cư trù mật, đất không đủ cày, cho nên người trước đằp đê cao
ở hai bên bờ sông ngòi đề phòng nước lụ, đất làm muối ở ven biển, bị nước nặm
lấn vào, bọn quý tộc thế gia muốn chiếm riêng cày cấy ở bên trong, như thế là
để yên dân và khai thác hết mối lợi của đất đai. ”
Khi bàn về hậu
quả đắp đê, quyển “Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII” có
chép lại từ An Nam Chí cho ta thấy rằng từ sau khi các để đó được đắp thủy tai
không còn nữa mà đời sống của dân sung sướng, đất đai không bỏ sót nguồi lợi
nào.
Nói như vậy “Công Lương” Đại Việt hoàn toàn thắng 2
điểm.
C- Thiên thời
1- Thời Tiết.
Nước ta trong
mùa hè có khí hậu nóng ẩm, một loại khí hậu mà người Mông Cổ không ưa. Tuy
nhiên người miền nam Trung Quốc như vùng Quảng Đông, Quảng Tây hay các hải đảo
thì không mấy bị ảnh hưởng mấy. Nhưng ta nên nhớ rằng, ở đồng bằng Bắc Bộ, nơi
quân Mông sang, quanh năm không phải lúc nào cũng vậy. Hơn nữa người làm tướng
phải biết lúc nào nên tấn công; đó mới là điểm quan trọng.
Vào
những lúc giao mùa, thời tiết thay đổi; quân Nguyên Mông không chịu nổi khí hậu
này. Ngày xưa, ta cứ nói đó là lam sơn chướng khí và lắm khi ta chẳng biết rõ
đó là cái gì. Nhưng thật ra tất cả đều do khoa học mà ra cả. Vào mùa này, cây
cối nở hoa, làm các nhị hoa theo gió bay đi khắp nơi, quân Mông Cổ mới sang bị
dị ứng chịu không nổi. Trong đất đai của từng địa phương cũng còn có các hóa
chất khác nhau, bình thường thì ta không thấy gì, nhưng lúc mưa xuống chúng bị
các phản ứng hóa học bay hơi hòa trong không khí, hít vào khó chịu. Thêm vào đó
các vi khuẩn cũng tìm môi trường điều hòa nhất để sinh sống lúc giao mùa từ
nóng sang lạnh hay ngược lại. Đó chính là cơ thể người ta, vì trong con người
ta nhiệt độ không thay đổi. Nhiều vi khuẩn khác sống ở hoa ôi, rễ mục cộng thêm
với hóa chất hòa tan chảy xuống sông, vào giếng uống vào sinh bệnh tật nhất là
hay bị đau bụng. Dân ta sinh sống nơi đây lâu, sự miễn nhiễm tốt hơn nên ảnh
hưởng ít. Quân Nguyên Mông từ xa tới chưa được miễn nhiễm nên bị ảnh hưởng
nhiều hơn. Hiện tương này rất dễ thấy khi ta đi du lịch hay di chuyển chỗ ở đến
một nơi xa xôi, nếu uống nước không cẩn thận sẽ bị bệnh tháo dạ, trong khi
người địa phương uống cùng một nguồi nước mà chẳng việc gì.
Giả
sử quân Nguyên đã chiếm được nước ta nhiều năm thì sự đề kháng cơ thể của họ
với thiên tốt hơn nhiều, lúc đó rất khó cho ta. Chuyện quân Minh chiếm nước ta
10 năm rồi Lê Lợi mới khởi nghĩa, nên đã vất vả thêm 10 năm, không lợi dụng
được sự mệt mỏi của giặc lúc giao mùa.
Khi Hưng Đạo
Vương nhận thấy quân địch bị yếu đau, liền cho quân ta phản công. Đó là chiếm
lấy thiên thời vậy. Các vị cứ tưởng tượng tới cảnh một người lính Nguyên đang
nhức đầu chóng mặt hay đang lúc tháo dạ mà phải cầm một cây cung ra trận, thì
thấy họ khổ tâm chừng nào. Vừa dơ cung lên, định buông dây thì hắt hơi một cái.
Chẳng hiểu mũi tên ấy đi đâu?
Dù muốn hay
không Đại Việt có lợi thế rất lớn trong “Thời
Tiết”.
2- Thời Cơ
Như đã phân tích
trong mục công tâm. Trong thời gian từ 1250 về sau, nhà Trần đã làm yên ổn dân
tình vì đã ¼ thế kỷ trôi qua, sau vụ xáo trộn chính trị. Từ quan tướng trong
triều đình đến dân giả ở các làng mạc xa xôi đều hòa thuận. Giả sử quân Mông
sang đánh nước ta năm 1226 thì điều gì sẽ xẩy đến? Đây là một điều may nắm cho
đất nước. Lúc này không phải là thời cơ cho một cuộc xâm lăng.
Đại Việt cũng
thắng về “Thời Cơ”.
Tóm lại toàn thể
phần Thiên Thời Đại Việt chiếm hết
nên được 2 điểm.
[1] Dựa vào
sách “Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII”
Hà Văn Tấn và bà Phạm Thị Tâm có rất nhiều bài dịch từ
Nguyên sử. Tuy nhiên ở đây chúng tôi dùng tài liệu của ông Tích Dã nhiều hơn vì
có cả phần Hán văn.
No comments:
Post a Comment