Wednesday, May 23, 2012

Trung Quốc du kí 2007

Bắc Kinh (tt)

20/8/07 thăm Palace Museum-the Forbidden- Hoàng Cung Tử Cấm Thành

Sáng hôm sau, chúng tôi thức dạy thật sớm khi nghe chuông báo thức của hướng dẫn viên. Tất cả chúng tôi tụ tập ăn sáng. Vợ chồng tôi cùng Pha, Gary và hai người Việt gốc Hoa ở Chợ Lớn tụ tập vào một bàn để ăn sáng. Đồ ăn của khách sạn khá ngon và đủ thứ Âu Mỹ và Trung Hoa. Lẽ dĩ nhiên chúng tôi ăn các món Mỹ nhiều hơn.

Ăn xong, tất cả lên chiếc xe bus khá rộng đi vào trung tâm thành phố. Mary phát cho mỗi người 1 chai nước lọc nói:

-                   Để tiện cho quí vị, chúng tôi phát cho mỗi người 1 chai nước uống. Tại các nơi ghỉ các vị tự động mua thêm. Còn ăn cơm sẽ có nước quí vị uống. Chai này, để mang theo khi đi ngoạn cảnh thôi.

Tôi thấy cảnh lạ nên hay chụp hình. Nhiều khi thấy những xóm nhà tồi tàn tôi cũng chụp.

Thấy vậy Mary lại giải thích:

-                      Những nhà này đã được lệnh rời đi, nhưng các chủ nhà muốn chính phủ bồi thường

nhiều hơn. Hiện nay hai bên còn thương lượng.

Nói chung thì các phố chúng tôi đi qua đều đẹp, sạch.

Chẳng mấy chốc, xe ngừng lại và chúng tôi xuống xe theo Mary.

Để giúp bạn đọc biết rõ hơn về những nơi chúng đã tham quan và giúp ai muốn du lịch sang TQ sau này. Tôi đăng bản đồ khu Tử Cấm Thành và vùng phụ cận với chữ dịch một số nơi quan trọng. Khu Tử Cấm Thành hình chữ nhật bao quanh bởi vằn xanh đậm (Hộ Thành Hà) là nơi chính

Hoàng Cung-Tử Cấm Thành, nơi trị vì của 24 đời vua thời Minh và Thanh, và sau đây là lịch sử Bắc Kinh.

Chu Nguyên Chương diệt xong Mông Cổ năm 1368 lên ngôi với niên hiệu Hồng Vũ (Minh Thái Tổ), đặt kinh đô tại Kim Lăng (Nam Kinh ngày nay). Chu Đệ là một con thứ của vua Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương, được phong cho làm Yên Vương (vùng nước Yên thời Đông Chu) đặt kinh đô tại Yên Kinh (Bắc Kinh ngày nay). Khi Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương băng hà, ông di chiếu cho cháu nội lên làm vua tức là Minh Hụê Đế. Sở dĩ có việc phong cho cháu nội lên làm vua là vì Đông Cung Thái Tử đã không may bị chết sớm, nên con phải được nối ngôi.

Chu Đệ cũng như các hoàng tử khác mưu tính cướp ngôi cháu (Huệ Đế). Chu Huệ Đế đem quân đi dẹp. Chu Đệ yếu thế, giả điên, kiến Huệ Đế bớt chú ý tới. Năm 1402, quân đã mạnh, Chu Đệ đem quân xuống Nam Kinh, giả vờ dẹp loạn giúp cháu, nhưng tiến quân thẳng vào kinh đô đốt cháy Nam Kinh rồi dời đô về Yên Kinh. Chu Đệ lên ngôi lấy niên hiệu là Minh Thành Tổ và cho xây kinh thành này. Đây chính là ông vua sai hai tướng Hàn Quan và Hoàng Trung sang xâm chiếm Việt Nam năm 1406, nhưng bị nhà Hồ đẩy lui. Năm sau, ông lại sai Đại Tướng Chu Năng đem quân sang đánh nước ta và chiếm lấy rồi sát nhập vào TQ. LÊ LỢI khởi nghĩa năm1418, đánh bại đạo quân này, chém Liễu Thăng 10 năm sau đó.

Việc xây Hoàng Cung Bắc Kinh được điều hành bởi một hoạn quan gốc Annam (Việt Nam) tên Nguyễn An, dưới thời vua Minh Thành Tổ (1404). Ông Nguyễn An bị bắt sang TQ theo việc cống nạp từ thời Hồ Quý Ly 1403 (vua Minh Thành Tổ- Chu Đệ). Cùng bị bắt sang đây với ông còn nhiều nhân tài Việt Nam như: Phạm Hoằng, Vương Cẩn, Nguyễn Lăng. Trong việc nạp cống này, chúng ta ai cũng nhớ tới chuyện ông Nguyễn Phi Khanh- và Nguyễn Trãi.  Sau đó, ông Nguyễn An bị thiến để trở thành hoạn quan. Theo lịch sử TQ ghi lại thì ông Phạm Hoằng là người rất phong lưu tuấn tú, đọc đâu nhớ đó được Hoàng Đế TQ phong cho làm Bồng Lai Cư Sĩ. Riêng ông Nguyễn An có thiên tài tính toán; khi thấy một kiến trúc ông vừa đi vừa nhẩm tính ra khối lượng vật liệu để xây cất. Riêng Tử Cấm Thành được xây lại y hệt Tử Cấm Thành Nam Kinh, sau khi hoàng cung này bị đốt cháy và dời kinh đô về Bắc Kinh. Nguyễn An làm kiến trúc sư trưởng của công trình xây cất hoàng cung Bắc Kinh. Ông đã làm việc này trong 15 năm với gần một triệu nhân công. Hiện nay, hoàng cung chiếm một diện tích 250.000 m², gồm 800 cung và 8.886 phòng. UNESCO xếp đây là một di sản văn hóa với cả quần thể bằng gỗ lớn nhất thế giới.

Sau khi thôn tính Annam, nhà Minh bắt cha con Hồ Quý Ly vể Kim Lăng (tên Nam Kinh thời ấy). Con Hồ Quý Ly là Hồ Nguyên Trừng rất thông minh, đã chế súng cho TQ. Một số lịch sử nói đó là súng Hỏa Mai, nhưng số khác lại cho là súng Thần Công. Vì lý do ấy, mổi khi khai hỏa, lính Tàu lại làm lễ cúng ông tổ súng Hồ Nguyên Trừng, cầu mong ông phù hộ cho súng nổ. Nếu chẳng may, trời mưa, ẩm ướt làm ông tổ phải đi lánh mưa thì súng tịt ngòi.

Xem qua lịch sử ta thấy TQ luôn luôn muốn phá hủy đất nước Việt từ cả về địa lý, văn hóa lẫn lịch sử. Trong khoảng thời gian 20 đô hộ các thành phần lãnh đạo của Giao Chỉ quận đã báo cáo cho Minh Thành Tổ rằng họ đã tàn sát 7 triệu thảo khấu. Ta có thể thấy rằng còn số này là hoàn toàn bịa đặt, nhưng chỉ 1/3 con số ấy cũng quá là dã man, tàn ác.

Ngồi trên xe tôi hay chụp cảnh đông tây nam bắc. Bất chợt tôi thấy mấy ngôi nhà xệp xệ sau một bờ tường, liền đưa máy lên chụp.

Cô hướng dẫn lại phân bua:

- Những ngôi nhà này chưa muốn rời đi, vì họ chưa chịu nhận giá mà nhà nước đua ra. Khi chính phủ thỏa đáng các diều kiện của họ thì họ sẽ có các ngôi nhà đẹp đẽ sang trọng.

Xóm nhà lá bên ga xe lửa


Xóm nhà lá sau một bờ tường
Ngoài cảnh này, thì thành phố nhìn đẹp và thịnh vượng.

Vài cảnh của thành phố Bắc Kinh

No comments:

Post a Comment