Các cầu bắc qua sông của Đại Triều Nghi
TửCấm Thành (tt)
Tôi thấy rất lạ là ngay nơi hàng ngàn khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới lại xem thì ngay cạnh một điện nhỏ ít người xem, một cô gái tuổi trên 20 ăn mặc rất lõa thể ngồi dựa tường. Cô này chắc là một ả giang hồ lại đây tìm khách. Tại sao chính phủ TQ lại có thể để trường hợp này xẩy ra? Cái gì cũng thái cực. Trước năm 1980 nước này thấy bất cứ cái gì cũng cho là văn hóa đồi trụy. Hoặc giả cô ta là một công an ngầm, điệp viên gì chăng?
Một số người khác xem ra có vẻ phờ phạc ngồi cú rủ bên tường cao. Mấy người chúng tôi quay ra ngó. Mary vội đính chính:
- Ở Bắc Kinh không có ăn mày. Các người này chỉ là các nhân công làm việc ngồi nghỉ mệt.
Đối diện với Điện Thái Hòa là cửa Ngọ Môn, nơi chính thức ra vào Hoàng Cung. Cửa này còn được gọi là Ngũ Phụng Lâu. Sở dĩ có tên này là vì cửa xây theo hình chữ U (giống như Ngọ Môn Huế) và có 5 ngôi lầu bên trên.
Phía sau của Ngọ Môn -Ngũ Phụng Lâu
Bây giờ thì tôi hiểu dụng tâm của hãng du lịch. Họ muốn chúng tôi nhìn các cái bình thường của nội cung trước khi thấy cái chính và đẹp. Bản tính tôi cũng thích vậy cái gì bình thường thì nhìn trước, cái gì hay, đẹp lạ thì nhìn sau. Đến miếng ăn cũng vậy ăn gì dở thì ăn trước; cái gì ngon ăn sau. Mà có lẽ vợ như vậy thì cũng tốt.
Phía trước của Ngọ Môn -Ngũ Phụng Lâu
Qua của Ngọ Môn, chúng tôi tiến về Thiên An Môn, cửa cuối cùng của Tử Cấm Thành.
Khoảng giữa Ngũ Phụng lâu và Thiên An Môn chúng tôi thấy cây mới trồng. Chúng tôi đến một bóng mát mua cà rem ăn.
Ra khỏi đây là một quảng trường khổng lồ, bát ngát, cả vạn người chen chúc nhau: Quảng trường Thiên An Môn.
Phía sau của Thiên An Môn- nhìn từ Ngũ Phụng Lâu
Năm 1950, CSTQ quyết định phá một số cổng để làm quảng trường. Lẽ dĩ nhiên cái tên Đại Thanh Môn nghe quá chướng tai nên đã bị san bằng. Ngoài Thiên An Môn là cổng còn được duy trì để vào nội cung vì vậy quảng trường lấy tên ấy. Đây là quảng trường lớn nhất thế giới, nơi mà ngày 15 tháng 4, 1989, 10000 sinh viên biểu tình đòi dân chủ hóa TQ, rồi bị đàn áp. Quảng trường này dài 800m, rộng 500m có thể chứa tới 1 triệu người. Phía bắc quảng trường là Thiên An Môn, phía nam là Dương Chính Môn. Xung quanh quảng trường còn một số đại môn khác như: Đại Thiền Môn, Đại Huyền Môn, Đông Trực Môn, Sùng Vũ Môn…và viện bảo tàng Mao Trạch Đông, Nhân Dân sảnh.
Trước năm 1988, Thiên An Môn không cho khách thập phương lên xem vì đây chỉ dành cho các đại quan khách từ các nước và các người trong chính quyền trung ương TQ đến để dự đại lễ mà thôi. Đây còn là nơi biểu tượng cho sức mạnh của chế độ cai trị một nước có số dân đông nhất của hành tinh. Cả Tử Cấm Thành là nơi phát xuất những mệnh lệnh tai hại đến nước Viêt Nam ta trong suốt 600 năm.
Quảng Trường
Thiên An Môn
Cả quãng trường rộng rãi thênh thang không một bóng cây không công trình xây cất. Với khoảng đất rộng rãi, ta mới thấy cái ô nhiễm của Bắc Kinh. Mọi vật xa hơn 1km là thấy lờ mờ không rõ. Khoảng 1 cây số rưỡi chỉ còn là màu trắng đục. Bắc kinh là một trong mấy thị trấn ô nhiễm nhất trên thế giới, dù là các loại xe gắn máy nhỏ đã cấm lưu hành. Nếu không có việc này thì tình trạng ô nhiễm còn nặng nề đến bao nhiêu? Có lẽ VN cũng nên giới hạn xe gắn máy lưu thông ở các đô thị lớn như Sàigòn và Hà Nội. Để bù vào đó nên khuyến khích sử dụng xe đạp và xe đạp điện.
Quảng Trường Thiên An Môn là nơi TQ tổ chức các đại lễ, duyệt binh…
Đã quá trưa, Mary dẫn chúng tôi ra xe ở bên kia quảng trường Thiên An Môn. Nhưng không thể băng ngang quảng trường để đên đó vì có đại lộ Trường An rất nhộn nhịp. Vì thế cô ta dẫn chúng tôi đi đến một đường hầm để sang phía ấy. Đi đến giữa đường chúng tôi thấy mấy người quần áo rách rưới, nằm ngủ bên lế đường, chẳng kém gì mấy ông homeless bên Mỹ. Tất cả chúng tôi nhìn nhau cười còn Mary thì lặng thinh không giải thích nữa. Theo ý tôi, có lẽ gần đến ngày khai mạc thế vận hội, TQ đã cho bắt tất cả những người không gia cư tập trung vào các trại tế bần để biểu dương với người ngoại quốc, nhưng vẫn chưa làm xong.
Viết cho Nguyễn An.
Đứng đây ngắm Tử Cấm Thành.
Bao năm vẫn giữa trời xanh huy hoàng.
Nhớ lại lúc nước Nam khói lửa.
Giặc Minh vào, chẳng chỗ an cư.
Sách vở chúng lấy chẳng từ.
Nhân tài cũng bắt, chẳng dư kẻ nào.
Nguyễn An vốn anh hào đất Việt.
Chúng đem đi biền biệt bao năm.
Quê nhà chẳng được về thăm.
Lại còn bị biến để làm hoạn quan.
Tử Cấm Thành, làm công trình trưởng.
Bao nhiêu năm vất vưởng quê ai.
Làm vịệc cắm cúi miệt mài.
Khi đà hoàn tất, trong ngoài đều khen.
VHKT
No comments:
Post a Comment