Friday, May 25, 2012

Trung Quốc du kí 2007

Tử Cấm Thành (tt)

Mặt trời lên cao làm mọi người cảm thấy nóng nực. Khí hậu Bắc Kinh vào mùa hè cũng ẩm ướt, nóng bức chẳng kém gì Việt Nam ta.

Khuôn viên này chẳng gì là đẹp nhưng mang nhiều tính cách lịch sử.

Sang bên cạnh là phần hậu cung, nơi ở của các cung nhân, hoàng hậu. Nhiều dãy nhà ngang dọc chi chit và một sân gạch. Trong sân có các tượng Long lân quy phụng hưu bằng đồng cùng hai cây cổ thụ. Chỗ ở của bà thái hậu này cũng chẳng có gì lộng lẫy lắm, với giường ngủ ghế ngồi đọc sách. Từ An Thái Hậu thì mù chữ, nhưng Từ Hi biết đọc viết chữ Hán. Vào thời đó thì phòng ngủ có thể gọi là sang thật, nhưng so với bây giờ giường nằm không êm bằng giường bà xã tôi với tấm mện trung bình của Mỹ. Ghế ngồi của bà bằng gỗ có lẽ rất quý, nhưng chúng tôi không thể vào sờ được. Có một điều chắc chắn là nó chẳng mềm mại bằng cái ghế sa lông rách của tôi.

Từ Hi cung


Từ Hi cung

Từ Hi cung

Chẳng hiểu trong số các cung nhân nơi đây có ai chịu cảnh hẩm hiu như các cung nhân thời Tần, Hán để viết lên các bài thơ đầy nước mắt không? Viết đến đây tôi lại nhớ tới câu chuyên của Ban Tiệp Dư với cung Trường Môn sau đổi thành Trường Tín và Trường Lạc. Đây là nơi ở của các cung phi thất sủng trong đó có nàng Ban tiệp dư. Ban Tiệp Dư lúc đầu rất được Hán Thành Đế sủng ái, nhưng sau khi chị em Triệu Phi Yến và Triệu Hiệp Đức vào cung, nàng bị bỏ rơi bèn lui về ở đây. Trước đó đời Hán Võ Đế, Trần A Kiều là chánh cung rất được sủng hạnh. Nhưng sau có Vệ Tử Phu vào cung, Hán Võ Đế hết thương yêu Trần A Kiều, nàng cũng bị đưa về ở cung Trường Môn. Sau Trần A Kiều nhờ Tư Mã Tương Như làm bài Trường Môn phú diễn tả nỗi lòng nhớ vua của bà, dâng lên Hán Võ Đế mong chuyển hồi tâm ý, nhưng Hán Đế chỉ cảm động thôi chứ không trở lại với bà nữa.   

其二  
Trường Môn Oán



殿      
Quế điện trường sầu bất ký xuân,
     
Hoàng kim, tứ ốc khởi thu trần.
      
Dạ huyền minh kính thanh thiên thượng.
     
Độc chiếu Trường Môn cung lý nhân.

   李白                  Lý Bạch

Nỗi oán hận cung Trường Môn
Quế điện đầy sầu, xuân chẳng biết.

Cung vàng, bụi phủ hết mọi nơi.

Đêm đen, trăng sáng khắp trời.

Trùng Môn chỉ chiếu những đời giai nhân.

                                                                VHKT


Quế điện đầy sầu chẳng biết xuân.

Cung vàng, lầu ốc nhuộm phong trần.

Đêm đen trăng sáng trên từng thẳm.

Chỉ chiếu Trùng Môn, bóng mỹ nhân.

                                                                VHKT

Đi một hồi lâu mệt, nên ai cũng lại một góc sân nghỉ giải lao.

Mary hỏi mọi người:

-          Các vị thấy đẹp không?

Ai nấy gật đầu.

Tôi hỏi Mary:

-          Cô biết ai là người xây Tử Cấm Thành không?

Mary lắc đầu:

-          Ông biết ai không?

Tôi đem câu chuyện Nguyễn An kể cho mọi người nghe.

Ai nấy đều thích thú.

Một người hỏi:

-          Sao ông biết?

Pha nói:

-          Ông ấy là thầy dạy học tao cách đây hơn 30 trước đó.

Một người thuộc nhóm Phi Luật Tân nói:

-          Thảo nào.

Tôi nói:

-          Không phải làm thầy giáo mà biết đâu. Tôi hay tìm hiểu trên sách vở và internet nên biết thôi.

Đi một lúc, tôi chỉ tượng lân, trước một ngôi điện, hỏi Mary:

-          Cô thấy hai tượng lân không?

Mary nói:

-          Thâý chứ! Mà có chuyện gì?

-          Cô có để ý chúng khác nhau không?

Mọi người cùng nhìn, rồi lắc đầu.

Tôi giải thích:

-          Các người nhìn chân hai con này khác nhau. Một con đạp lên quả cầu, một con đạp lên con lân  con. Con đạp lên trái cầu là con đực tượng trưng cho vua, còn con kia là hoàng hậu. Đạp lên trái cầu là tượng trưng cho sự chinh phục thế giới, ngự trị thiên hạ, còn đạp lên sư tử con là điều kiển con cái ở hậu cung.
Lân đực



Lân cái

Mary nói:

-          Tôi phải nhớ chuyện này để giải thích cho ai thắc mắc về sau.

Thật ra các người tạc tượng ngày xưa tưởng tượng mà nghĩ ra đực cái giống nhau. Nhưng trên thực tế nếu có lân thật thì hai con này khác hẳn chẳng khác gì gà trống gà mái. Cái ý nghĩa của con đực còn cho ta thấy dã tâm của TQ là thôn tính thiên hạ. Nhưng nếu ta chấp nhận đây là hai con đực cả thì ta nên giải thích con đè lân như sau: Bàn chân đè lên con nhỏ có nghĩa là dùng quyền hành đè nén muôn dân, ức hiếp các người nhược tiểu.

No comments:

Post a Comment