Năm sau
1296, nhà Nguyên cử 周 達 觀 Châu Đạt Quan sang làm sứ ở Angkor. Châu Đạt Quan ở lại
đây 1 năm. Nhìn thấy cảnh hoang tàn đổ nát vì sự phái hoại của Jayavarman VIII,
Châu Đạt Quan đã xúc động. Ông này viết lại hồi ký đi Chân Lạp với tên Chân Lạp
Phong Thổ Ký. Châu Dạt Quan là sứ giả đầu tiên của nhà Nguyên sang Angkor,
nhưng cũng là vị sứ giả cuối cùng.
Từ năm 1350
về sau là các chuỗi ngày buồn thảm của đế quốc Khmer. Khởi đầu là Sukhothai với
sự tách ra khỏi ảnh hưởng của Khmer. Nhưng sau đó, một quốc gia khác ở phía nam
nước này là Ayutthaya, nằm trên lưu vực sông Mê Nam đã chinh phục họ.
***
Kể
từ đó Ayutthaya càng lúc càng mạnh, họ đã tấn công liên tiếp vào lãnh thổ
Khmer. Cuối cùng họ chiếm được Angkor và nơi đây trở thành chư hầu của
Ayutthaya. Nước Khmer bây giờ phải rút khỏi Angkor, lập kinh đô mới ở Oudong mà
ngày nay là Nam Vang.
Cộng thêm vào đấy
là sự tiêu pha quá nhiều vào các việc xây dựng đền đài làm tốn công, phí của, kiến
dân chúng đói rét mà dẫn tới việc này. Sự kiện ấy làm tôi nghĩ tới việc Tần Thủy
Hoàng xây Vạn Lý Trường Thành rồi cung A Phòng. Vạn Lý Trường Thành thì ai cũng
biết, nhưng cung A Phòng thì chắc chẳng mấy người để ý tới. Theo các nguồn sử
thì cung này rộng lớn vô cùng. Khi Hạng Võ tiến quân vào đây, ông đã cho đốt
cháy cung ấy. Cung cháy 3 tháng mới tàn. Đến như các đám cháy rừng ở Mỹ, Úc kéo
dài một tháng cũng là khủng khiếp lắm. Cháy tới 3 tháng thì ghê vô cùng. Chẳng
hiểu các sử gia Trung Quốc có thêm thắt gì không? Hiện nay tại Tây An, chính phủ
Trung Quốc có chương trình khôi phục cung A Phòng để hấp dẫn du khách. Nhưng dù
sao việc xây cất trên đã làm dân chúng điêu linh, mà bị nhà Hán thôn tính. Tùy
Dạng đế tiêu pha quá nhiều; đào kinh Đại Vận Hà để thuyền rồng du ngoạn. Đại Vận
Hà nối từ Bắc Kinh tới Hàng Châu, tốn tới 2 triệu nhân công. Điều này kiến kinh
tế lụn bại và rồi làm nhà Tùy thua Cao
Ly và sau mất nghiệp. Nước Miến Điện xây quá nhiều chùa sơn son, thiếp vàng,
dát ngọc mà bị Mông Cổ chiếm.
Trong quyển Đế
Thiên Đế Thích, tác giả Nguyễn Hiến Lê đã viết.
“Những công việc kiến
thiết đó hao tốn rất nhiều tài sản, sức lực của dân, mà người Miên từ đầu thế kỷ
XIII, hoá ra kiệt quệ, bị người Thái chiếm. Cuối thế kỷ đó, năm 1296, một người
Trung Hoa tên là Chu Đạt Quan (Tcheou Ta Kouan) qua Miên, đau lòng cho cảnh suy
tàn của Angkor và viết một tập du ký ghi phong cảnh và phong tục Miên. Tập đó,
Paul Pelliot đã dịch ra Pháp văn, nhan đề là Mémoires sur les coutumes du
Cambodge (xuất bản năm 1902). Các vua Miên từ đó phải bỏ miền Bắc để tránh
người Thái, xuống ở miền Nam, dựng đô ở Oudon, phía trên bến đò Kompong Luong
vài cây số, rồi lại dời lần nữa xuống Nam Vang, sau bị Việt rồi tới Pháp đô hộ.”
Trong
thời gian vua Ang Chan (1516-1566), quân Khmer đã phản tấn công Ayutthaya chiếm
lại Angkor. Trận đánh lớn nhất ở vùng gần Angkor. Trong trận này quân Khmer đại
thắng bắt hơn 10000 tù binh. Người Khmer đổi tên vùng này thành Siem Reap. Xiêm
là tên nước Xiêm hay Ayutthaya, còn Reap là chiến thắng.
Sự
tranh giành ngôi vị của hoàng thân quốc thích đã biến đế quốc này trở thành
Vang Bóng Một Thời. Một bài học cho tất cả người Việt để ghi nhớ.
Nước
Khmer sau đó là địa bàn tranh giành ảnh hưởng của Chúa Nguyễn đàng trong Việt
Nam cùng Xiêm La (Thái Lan). Đất đai phần cắt cho các chúa Nguyễn phần mất vì
Xiêm thu nhỏ lại hơn ngày này. May nhờ Pháp đô hộ năm 1863 họ đem quân giúp người
Miên chiếm lại Angkor và vẽ lại bản đồ làm quốc gia rộng hơn. Kể từ ngày độc lập
khỏi tay người Pháp năm 1953, người Cambot đã giữ vững được phần lãnh thổ còn lại.
Tuy nhiên, phần biên giới với Việt Nam đã có các xung đột ngay sau 1975, bây giờ
thì hơi tạm ổn, nhưng biên giới với Thái Lan vẫn còn nhiều điều phải giải quyết
nên chiến tranh vẫn hay nổ ra.
Angkor Wat
Angkor
Wat là quần thể đền thờ vĩ đại, được xây dựng từ thế kỷ 12 như ta đã biết để
tôn vinh đạo thần Vishnu của Ấn Dộ Giáo và sau đó là Phật giáo. Kể từ ngày suy
tàn, và ngừơi Xiêm chiếm đóng đã lấy đi rất nhiều vật quý giá, rồi bị lãng
quên. Sau nhiều năm bị bỏ hoang giữa rừng già, Angkor đã được trả lại những
vinh quang đáng có và luôn đứng ở đầu danh sách những điểm du lịch khám phá
không thể bỏ qua. Angkor tiếng Cambot có nghĩa là Kinh Đô hay Thành phố và
Wat có nghĩa là vùng thánh địa hay đền thờ.
Bản đồ Đế Thiên Đế
Thích
Tôi
được nghe cách đây bốn hay năm chục năm trước nên không nhớ hết một huyền sử về
việc xây Angkor Wat. Nếu bạn nào biết câu chuyện này xin email về vhkt.3563@gmail.com. Chân thành cám ơn. Theo
các mẩu truyện thần kì này thì Angkor Wat là công trình xây cất của hai vị thần
linh thi đua nhau. Và một vị đã thắng với công trình xúc đất đá ném lên mà
thành trong một đêm mà thôi.
Theo
sự tính toán của các chuyên viên Angkor Wat được tạo nên bỏi một khối lượng đá
khổng lồ trên 5 triệu tấn. Khối lượng đá này đủ xây Kim Tự Tháp lớn thứ nhì của
Ai Cập: Kim Tự Tháp Khafre. Muốn xây Angkor Wat, người Khmer đã phải chuyển đá
từ mỏ đá ở núi Kulen về bởi bè mảng trên sông Siem Reap. Mỏ này cách kinh đô
Angkor một khoảng tới trên 40 cây số. Các bạn đọc đã thấy cái công việc vĩ đại,
mà người Cambot làm chưa? Đá khi đem về đã được người cùng voi đưa vào chỗ ấn định.
Tuy là đá được bè mảng chở về, nhưng các khối đá rất lớn nên việc di chuyển rất
khó khăn, nếu không cẩn thận thì chúng sẽ lật nhào xuống đáy sông.
Trong
thời gian khảo sát đền của các nhóm khảo cổ Tây phương, một kĩ sư đã áng chừng
ngày nay muốn xây lại công trình tương tự thì phải tốn 300 năm. Tôi không biết
ông này dựa vào cơ sở nào mà tìm ra con số ấy. Tuy nhiên, ông là kỹ sư thì chắc
tính toán cũng chẳng mấy sai biệt.
Công
trình này bao gồm rất nhiều tượng, cùng các bản chạm nổi trên các phiến đá, mà
theo dấu vết người ta tính ra đã phải làm mấy trăm năm trước. Có các vật người
ta tính ra đã làm từ thời nước này còn tên là Chân Lạp. Họ tính ra rằng một diện
tích 12000 mết vuôpng đá dã được chạm trổ rất công phu.
Khi
ngắm các công trình từ cấu trúc đến nghệ thuật nhiều người Âu Châu đã sững sờ
trước vẻ đẹp của Angkor Wat. António da
Madalena môt thầy tu của Bồ Đào Nha, đến tham nơi đây năm 1586 đã phải thốt
lên: “Những công trình xây cất này ngoài sự tượng tượng, không bút mực nào tả
siết vì các tháp chẳng giống bất kì công trình nào trên thế giới. Nó (Angkor
Wat) có các tháp và các trang trí rất tinh sảo mà con người có thể tưởng tượng
ra.” [is of such extraordinary construction that it is not possible to describe
it with a pen, particularly since it is like no other building in the world. It
has towers and decoration and all the refinements which the human genius can
conceive of.]
Trong
giữa thế kỷ XIX (19), Nôt nhà tư nhiên học người Pháp đẽ đến đây viếng đền và
khám phá. Ông đã viết bài về chuyến du hành. Ông viết: “ Một trong các tháp này
có thể so sánh với tháp Solomon mà thiên tài Michelangelo đã tạo ra. Nó có thể để
chúng ta tuyên dương là những công trình đẹp nhất. Vẻ hoàng tráng của chúng còn
hơn bất kỳ vật nào để lại cho chúng ta từ cổ Hy Lạp hay La Mã. [One of these
temples—a rival to that of Solomon, and erected by some ancient Michelangelo—might
take an honorable place beside our most beautiful buildings. It is grander than
anything left to us by Greece or Rome]
Trong quyển "Đế Thiên Đế Thích"
tác giả Nguyễn Hiến Lê đã viết:
“Qua
một lối đi nữa, ta vô dãy sau cùng, lại càng thấy rùng rợn hơn. Ta vội vã bước
vào sâu để tìm chút ánh sáng ấm áp, vàng vàng ở trong cùng kia, trong khoảng
sân hẹp dưới hàng trăm cặp mắt của Phật Avalokitecvara. Ở đây có 50 cái tháp
(*), cái nào cũng cao trên mười thước. Có 172 mặt người (tức 43 đầu Phật mỗi đầu
có 4 mặt) lớn hai, ba thước, cái ở trên cao, cái ở dưới thấp, cái sáng một nữa,
cái sáng một góc, cái sáng cả, cái tối cả, hướng đủ bốn phương trời, và cái nào
cũng có cặp mắt hiền từ, cũng có nụ cười khoan hoà, mỉa mai và bí mật.
Nhưng
phải tới đây một đêm trăng mới thấy được cái vô cùng thần diệu, cái vô cùng kỳ
dị của cảnh, thấy được cái tài tưởng tượng và sáng tác không tiền khoáng hậu của
nghệ sĩ. Ta sẽ thấy dưới ánh trăng huyền ảo có cặp mắt long lanh như cười loài
người khờ dại; có cặp mắt ươn ướt như khóc nhân thế trầm luân; có cặp môi như
trêu cợt mỉa mai; có cặp môi như mấy máy muốn nói; có nụ cười từ bi, có nét mặt
vỗ về; lại có cặp mắt như động lòng nhắm lại, có vẻ mặt như thương tâm mà quay
đi. Trăm bảy mươi hai mặt cùng một khuôn mà trăm bảy mươi hai vẻ! Quả thực là một
thế giới kỳ dị trong thần thoại do những sinh vật hoàn toàn khác chúng ta dựng
nên.
Angkor Wat
Ta
thẫn thờ trước cảnh và tự hỏi: Làm sao họ chở được cả những núi đá đó qua biết
bao rừng sâu, đồng lầy từ dãy núi Kulen tới đây; rồi dùng vôi cát gì để gắn mà
trải mấy trăm năm không đổ, không hề dùng máy đóng cừ mà nền dưới sức nặng thế
kia vẫn không sụt; họ mài làm sao, xếp làm sao mà nhiều chỗ hai phiến đá khít
nhau đến nỗi ta lầm là một phiến; và đục chạm làm sao mà nét đều, sắc như vậy;
trăm mặt Phật giống nhau như vậy?
Tất
cả các du khách đều ca tụng kiến trúc ngôi đến này. Doudart de Lagrée bảo nó là
“thần tiên, lạ lùng”, Tissandart khen nó là độc nhật trên thế giới. Và Pierre
Loti viết: “Tôi ngửng đầu lên nhìn những tháp dựng đứng ở trên cao, chìm trong
cảnh xanh tươi đó, và thình lình tôi rùng mình, sợ sệt – một nỗi sợ mà tôi chưa
từng biết – khi tôi thấy một nét mỉm cười lạnh lẽo rơi từ trên cao xuống tôi… rồi
lại có một nét mỉm cười nữa ở đằng kia, trên một mảnh tường khác… rồi ba, rồi
năm, rồi mười cái mỉm cười, đâu cũng có; tôi bị giám sát ở khắp nơi”.
Angkor Wat Hoàng Hôn
Với
niềm kiêu hãnh về sự oanh liệt một thời của Angkor trong thế kỷ XII (12) này,
lá quốc kỳ nước này đã đem Angkor Wat lên làm biểu tượng.
Sau
này, các vì vua nối tiếp càng ngày càng bị ảnh hưởng Phật Giáo, nên đề được làm
nơi thờ Phật. Đến ngày nay Angkor Wat là đền thờ tôn giáo lớn nhất thế giới.
Tôi
ước ao có một ngày nào đó, tôi sẽ có dịp đến đây để chiêm ngưỡng cái kỳ tích của
dân Cambot cùng chia sẽ cái ngậm ngùi của một dân tộc đã từng một thời oanh liệt.
No comments:
Post a Comment