Tàu
ngầm trong thế chiến I.
Hạm đội Đức
- trong thế chiến I
Trong
thế chiến thứ nhất là thời gian các tàu ngầm họat động có vẻ thường xuyên hơn với
động cơ diesel điện cải tiến cùng áp dụng periscope- tiềm vọng kính. Thật ra tiềm
vọng kính đã được phát minh bởi Johannes Gutenberg, một người thợ rèn Đức, từ
năm thập niên 1430s. Ông phát minh vì muốn đứng trong đám đông hành hương mà
nhìn thấy chỗ chủ lễ. Năm 1854, Edme Hippolyte Marié-Davy- nhà hóa học Pháp,
phát minh ra tiềm vọng kính dùng cho ngành hàng hải. Từ đó đến thế chiến thứ nhất,
tất cả tàu ngầm đều được trang bị với sáng chế này.
Nguyên
tắc cơ bản của tiềm vọng kính:
Khi
bạn soi gương, bạn sẽ thấy một ảnh của bạn trong gương đối xứng nhưng chỉ có điều
tay phải thành tay trái, và tay trái thành tay phải. Ảnh này theo khoa học gọi
là ảnh ảo, vì không thể đưa lên một màn ảnh
như các ảnh tạo ra bởi thấu kính hội tụ. Khi ta nói ảnh và người đối xứng có
nghĩa là khoảng cách từ đầu và ảnh của đầu đến gương bằng nhau; khoảng cách từ
chân đến ảnh của chân đến gương cũng bằng nhau.
Ông
thợ rèn đã dùng một ống kín, hai đầu hở như hình vẽ dưới đây:
Mỗi
đầu ông để một gương phẳng (có thể là lăng kính tam giác đều). Ta đặt tên hai
gương phẳng này là gương phẳng 1 và gương phẳng 2 song song nhau, hợp với mặt
phẳng nằm ngang 45 độ; và giả sử khoảng cách thẳng đứng giữa hai gương là 1 m
thì ta sẽ có các kết quả dưới đây. Người quan sát sẽ đặt mắt ở phía dưới, nơi
có gương phẳng 2 và quan sát một lính địch ở xa, giả sử 100m (ta lấy chân của
người lính để đo). Gương phẳng 1 sẽ cho 1 ảnh ảo ở vị trí B, đối xứng với người
lính qua gương này. Như vậy chân ảnh người lính cũng cách xa gương 1 một khoảng
là 100 m. Ảnh B nằm song song với mặt đất (hay biển). Ảnh B bây giờ trở thành vật
quan sát của gương phẳng 2, và cho 1 ảnh ảo C đối xứng qua ngương 2. Khoảng
cách từ chân ảnh B đến gương 2 là 100m cộng thêm 1 m khảng cách 2 gương nên khoảng
cách bây giờ là 101 m. Vì lý do ấy, người quan sát sẽ thấy người lính địch cách
xa anh ta 101 m. Vì sự đối xứng lần 2, mà ảnh bây giờ lại cùng chiều với người
lính mà ta quan sát.
Nếu
các bạn muốn thí nghiệm thì dùng một hộp giấy dài rồi dùng 2 gương phẳng ghép lại
như hình vẽ sẽ thấy được vật ở xa trong đám đông cao hơn bạn.
Trong
thực tế, khi làm tiềm vọng kính theo Edme Hippolyte Marié-Davy, người ta phải đặt
tại I và II các hệ thống các kính hội tụ, phân kỳ để làm các ảnh to và rõ hơn. Tàu
ngầm dùng tiềm vọng kính để quan sát đối phương mà không cần nổi lên khỏi mặt
nước.
Trong
thế chiến I, Đức có U-Boot. U-Boot là chữ viết tắt từ Unterseeboot, có nghiã là
"undersea boat" (thuyền chạy dưới mặt nước) và đồng Minh đặt tên là
U-boat. Lúc khởi đầu cuộc chiến đức có 20 tàu ngầm, kể cả chiếc U-19 có tầm hoạt
động 8000 km và Anh có 74 chiếc.
Lực
lượng tàu ngầm Đức U-boat tham chiến ở Atlantic (Đại Tây Dương) đã đánh chìm
chiếc RMS Lusitania, một tầu chở hành khách của Anh. Sự kiện này đã kéo Hoa Kỳ
vào chiến tranh thứ nhất.
Một
trận nổi tiếng là chiếc U-boat U-9 đã nhận chìm 3 tuần dương hạm của Anh trong
1 giờ vào tháng 9 năm 1914.
Các
U-boat được trang bị dộng cơ diesel-electric. Lúc nổi, U-boat dùng động cơ
diesel, vừa chạy vừa nạp điện vào pin, khi lặn nó chạy bằng động cơ điện.
Trong
thời gian từ 1914 đến 1918, các U-boat của Đức đã đánh chìm hơn 5000 tầu đủ loại
của Đồng Minh.
No comments:
Post a Comment