Tuesday, April 29, 2014

Bài viết của bạn đọc:tTìm hiểu hiểu về não bộ


Dưới đây là bài viết của bạn Võ Hiếu Nghĩa- dạy vật lý trường Phan Thanh Giản- Cần Thơ trước 1975. Sau này, tôi không biết anh dạy đâu, nhưng có điều chắc là anh vẫn còn ở VN. Chúng tôi chỉ liên lạc qua email. Thấy bài viết bổ ích nên mạn phép đang lên để các bạn cùng xem.


BỘ NÃO :

 BÁN CẦU NÃO TRÁI, PHẢI

VÕ HIẾU NGHĨA tổng hợp & biên soạn

 Bài viết này nhắm đến con cháu của chúng ta, thúc đẩy cha mẹ chúng phân biệt được các con của mình thuộc nhóm thiên về bán cầu não trái hay phải, hầu giúp các cháu thăng tiến đến một ngưỡng tài năng mới, nếu không nói là siêu việt thì ít nhất cũng ở tầm cao, vượt xa mức trung bình.

KHẢ NĂNG VÔ CÙNG LỚN CỦA NÃO BỘ

Để hiểu được bộ não của chúng ta mạnh mẽ đến mức nào, chúng ta cần tìm hiểu về một số phát hiện của các nhà nghiên cứu về não trong suốt 50 năm qua.

Bộ não của chúng ta được cấu tạo từ hàng tỉ tế bào não còn gọi là nơ-ron thần kinh (neurone). Mỗi một nơ-ron tuy có kích thước cực nhỏ nhưng lại có sức mạnh xử lý thông

tin tương đương với một máy vi tính.  

Bộ lưu trữ thông tin của một nơ-ron cũng có sức chứa khổng lồ vì mỗi tế bào não bao hàm một bộ gen hoàn hảo của chúng ta đủ để tái tạo thêm một nhân bản giống y như chúng ta vậy. Trung bình có khoảng 1 triệu triệu (1.000.000.000.000) nơ-ron như thế cấu tạo nên bộ não. Trong khi đó, một con ong mật chỉ cần 7.000 nơ-ron để có thể xây dựng, duy trì một tổ ong, tính toán khoảng cách, hút mật hoa, sản xuất mật, có khả năng giao phối, chăm sóc ong con và có khả năng giao tiếp trong đàn. Sự so sánh này cho thấy chúng ta có một sức mạnh não bộ khủng khiếp. Chúng ta có quá nhiều nơ-ron đến mức nếu bạn có ít hơn vài triệu nơ-ron so với người khác thì cũng không khác biệt gì mấy.

 

SỰ LIÊN KẾT NƠ-RON TẠO RA TRÍ THÔNG MINH

Nếu tất cả chúng ta cơ bản đều có cùng một số lượng nơ-ron thần kinh như nhau, vậy thì điều gì tạo ra sự khác biệt về trí thông minh con người? Điều gì khiến học sinh này thông minh hơn học sinh kia? Lời giải đáp nằm ở số lượng đường kết nối giữa các nơ-ron còn gọi là sự
​liên kết nơ-ron.
Hai mươi tuần sau khi thụ thai, các nơ-ron trong não bộ chúng ta bắt đầu tạo ra hàng ngàn liên kết từ nơ-ron này đến nơ-ron khác. Sự liên kết này định hình hàng loạt các hành vi của chúng ta và do đó, quyết định trí thông minh của chúng ta. Nếu bạn có năng khiếu về toán, có thể là bạn đã phát triển một số lượng liên kết nơ-ron phong phú giúp bạn giỏi phân tích, xử lý và giải quyết các vấn đề toán học. Tuy nhiên, cùng với những liên kết nơ-ron này, bạn có thể không có năng khiếu vẽ đẹp. Một người khác có thể vẽ rất đẹp vì anh ta có sự liên kết nơ-ron cần thiết khác với bạn, giúp anh ta có khái niệm tốt về hội họa. Càng nhiều liên kết nơ-ron được tạo ra, chúng ta càng thông minh, tài giỏi hơn trong một lĩnh vực nào đó.
 
Vậy thì, một câu hỏi quan trọng được đặt ra là yếu tố nào ảnh hưởng đến sự liên kết giữa các nơ-ron? Việc tận dụng bộ não của bạn càng nhiều bao nhiêu, sẽ quyết định càng nhiều bấy nhiêu liên kết nơ-ron trong não bộ. Mỗi khi bạn nhìn thấy, lắng nghe hoặc làm một chuyện gì mới, hoặc mỗi khi bạn suy nghĩ, não bộ của bạn sẽ bị kích thích. Đây là lúc bộ não của bạn tạo ra thêm nhiều liên kết nơ-ron giúp bạn ngày càng thông minh hơn.
 

NẾU BẠN KHÔNG THÀNH THẠO VIỆC GÌ, HÃY THỰC HIỆN VIỆC ĐÓ NHIỀU HƠN

Việc này ám chỉ điều gì? Nếu bạn kém toán, bạn nên làm gì? Đúng thế! Bạn phải tiếp tục làm toán nhiều thật nhiều. Lý do bạn kém môn Đại Số là vì bạn không có đủ liên kết nơ-ron giúp bạn hiểu và áp dụng môn học này. Bằng cách thực hành môn Đại Số thật nhiều, bạn sẽ cảm thấy môn học này ngày càng dễ. Não bộ của bạn sẽ quen thuộc với môn Đại Số khi nó tạo ra được nhiều liên kết nơ-ron mới dành cho môn học này. Lần đầu tiên bạn thử trượt pa-tin, tôi dám cá rằng bạn rất khó giữ thăng bằng. Nhưng sau vài lần tập, việc giữ thăng bằng trở nên dễ dàng hơn nhiều. Một lần nữa, bộ não của bạn vốn chỉ có những liên kết nơ-ron giúp bạn giữ thăng bằng khi bước đi bình thường, bạn đã học được cách giữ thăng bằng trên pa-tin thông qua việc tạo ra những liên kết nơ-ron mới.
Cũng giống như khi bạn tập võ Judo hay bất cứ một môn võ nào khác, bạn cũng phải luyện tập ngón đòn rất nhiều lần, thậm chí đến hơn ngàn lần. Thí dụ bạn muốn vào đòn Soei Nage hay Uchi Mata chính xác, bạn phải tập từ thế đứng của địch thủ, thế lôi kéo của bạn làm mất thăng bằng kẻ địch, cách vào đòn của bạn, tay trái phải làm sao, tay phải phải làm sao, hông phải thế nào, vào đòn bên phải hay trái (tùy ưu thế của bạn và yếu điểm của địch thủ). Để đến khi đúng lúc đúng nơi, bạn vào đòn thì địch thủ phải té cái rầm mà thôi. Và não bộ của bạn lại khởi sinh được một nhóm liên kết nơ-ron mới.
Việc này nghe có vẻ rất đơn giản. Thực hành nhiều, bạn sẽ làm việc đó tốt hơn. Trở lại việc học hành, Đúng là sẽ như vậy đấy. Nhưng đa số học sinh lại không làm theo nguyên tắc cơ bản này. Bạn hãy tự hỏi mình: khi bạn học kém môn toán hay môn lịch sử, bạn có khuynh
hướng thực hành môn đó nhiều hơn hay ít hơn? Chắc chắn câu trả lời là ít hơn. Chúng ta có khuynh hướng ghét bỏ hay né tránh những môn học chúng ta không giỏi, với lời biện minh rằng môn học đó rất nhàm chán, hoặc chúng ta không hứng thú với môn học đó. Cùng lúc, chúng ta lại có khuynh hướng làm thật nhiều những việc chúng ta thành thạo như chơi trò chơi điện tử. Đó là lý do tại sao chúng ta chơi càng ngày càng giỏi hơn trong khi học càng ngày càng kém. Nếu trí thông minh không thể thay đổi, tôi chắc chắn khi bạn học kém thì bạn chơi điện tử cũng rất tệ. Nhưng rõ ràng, thực tế cho thấy một điều hoàn toàn ngược lại.
Bạn càng tận dụng bộ não của bạn bao nhiêu, bộ não của bạn sẽ càng thông minh bấy nhiêu. Bộ não của bạn cũng giống như cơ bắp của bạn vậy. Cách duy nhất để phát triển cơ bắp là tập luyện thường xuyên bằng cách nâng những vật nặng hơn những gì bạn có thể nâng được lúc bình thường. Não bộ của bạn cũng thế. Cách duy nhất để bạn thông minh hơn là làm những việc khiến cho não bạn cảm thấy rất khó khăn gay go. Mỗi ngày, bạn hãy tìm một việc khó khăn nào đó mà bạn phải động não mới hiểu rõ hoặc thành thạo. Bạn hãy thử thách bản thân bằng việc khám phá hay tìm hiểu vấn đề đó. Đây chính là bí quyết giúp bạn thông minh hơn. 

TRÍ THÔNG MINH VÔ CÙNG LỚN

Nếu bạn có thể tăng cường trí thông minh bằng việc kích thích não bộ, vậy thì giới hạn trí thông minh của bạn ở đâu? Điều này phụ thuộc vào việc não bộ của bạn còn có thể tạo ra thêm bao nhiêu liên kết nơ-ron nữa. Bạn hãy nhớ rằng chúng ta có 1 triệu triệu nơ-ron và mỗi nơ-ron có thể tạo ra vô số liên kết với các nơ-ron khác. Tổng số liên kết khi được tính toán một cách chính xác sẽ nhiều đến mức nếu chúng ta buộc phải viết ra trên giấy, đó là một con số khiến ai cũng phải rùng mình, bắt đầu bằng số 1 theo sau là dãy số 0 dài 10,5 triệu cây số. Hay nói đơn giản, nó gần như không có giới hạn. Có nghiên cứu cho rằng chúng ta chỉ tận dụng được từ 5 đến 10% năng lực của não bộ, và nếu đúng như vậy thì năng lực não bộ của chúng ta cũng là đã quá lớn lắm rồi. 

BỘ NÃO HAI-TRONG-MỘT CỦA BẠN

 
Để học cách tận dụng sức mạnh não bộ, trước hết bạn phải hiểu được cách làm việc của nó. Các lớp trên cùng và trung tâm của bộ não được cấu tạo từ bán cầu não trái và bán cầu não phải. Hai bán cầu não nối liền nhau nhờ vào tập hợp các sợi dây thần kinh. Mỗi bán cầu não có một vai trò hết sức khác nhau. Não trái của chúng ta xử lý thông tin về lập luận, toán học, phân tích, ngôn ngữ, các chuỗi số và sự kiện, v.v… Não phải của chúng ta chăm lo những việc như âm nhạc, sáng tạo, mơ mộng, tưởng tượng, màu sắc, tình cảm, v.v…
 NÃO TRÁI TỐT, NÃO PHẢI XẤU? 
Bạn hãy thử nghĩ xem, 90% các môn học chúng ta học trong trường là những môn học thiên về não trái. Những môn học chính như địa lý, toán học, vật lý, hóa học, sinh học, Anh ngữ, kỹ thuật,… đều đòi hỏi các chức năng hoạt động từ não trái như tìm hiểu sự kiện, phân tích thông tin, lập luận, tính toán.
Vậy thì trong khi não trái của bạn phải liên tục làm việc hầu hết thời gian lúc bạn học ở trường, não phải của bạn sẽ làm gì? Nó hầu như chẳng làm gì nhiều. Nghĩa là não phải không được tận dụng đúng công suất. Do đó, não phải của bạn cảm thấy rất “nhàm chán” và kết quả là nó làm sao nhãng sự tập trung của bạn.
Có phải bạn hay mơ màng trong lớp học, hoặc hay viết nguệch ngoạc trên giấy khi thầy cô giảng bài không? Bạn có biết tại sao chuyện này xảy ra không? Bởi vì đa số các môn học đều liên quan đến chức năng não trái, não phải của bạn hầu như không có gì để làm, nó “cảm thấy nhàm chán” nên nó phải “kiếm việc để làm”. Kết quả là não phải khiến bạn mơ màng, viết nguệch ngoạc trên giấy, giảm bớt sự tập trung của bạn vào môn học. Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao bạn luôn phải bật radio hoặc bật nhạc trước khi bạn chuẩn bị học bài không? Cùng một lý do trên. Đó là vì não phải của bạn đang cần sự quan tâm. Có vẻ như não phải là nguyên nhân chính gây ra việc bạn bị sao nhãng, mất tập trung. Cách giải quyết tốt nhất cho vấn đề này là bạn phải sử dụng cả não trái và não phải trong lúc học. Việc này không những tạo “công ăn việc làm” cho não phải, mà nó còn giúp tăng gấp nhiều lần (chứ không chỉ gấp đôi) sức mạnh não bộ. Bạn có thể tưởng tượng giống như khi bạn chạy bằng hai chân thì sẽ nhanh hơn một người khác “chạy” bằng một chân rất nhiều. 

HẦU HẾT CÁC THIÊN TÀI ĐỀU BIẾT CÁCH TẬN DỤNG TOÀN BỘ NÃO 

Các nghiên cứu cho thấy, sự khác biệt chính giữa người bình thường và thiên tài là các thiên tài biết cách tận dụng cả hai bán cầu não trong cùng một thời điểm, trong bất cứ việc gì. Do đó, họ tận dụng được gấp nhiều lần tiềm năng trong não bộ so với người bình thường.
 Leonardo da Vinci (1452-1519) được tôn vinh là một trong những họa sĩ vĩ đại nhất của mọi thời đại, đồng thời là nhà khoa học, nhà toán học và là một kỹ sư thành công. Bạn có biết rằng trước khi Leonardo vẽ một bức tranh (não phải), ông đã dùng các phương trình toán học để tính toán chính xác sự kết hợp màu sắc, bố cục nhằm tạo ra hiệu ứng mong muốn (não trái). Đúng thế, tài năng của ông đến từ việc dùng cả hai bán cầu não cùng một lúc.   
 
 
Chân dung tự họa khoảng 1512-1515
Albert Einstein (1879-1955) đã từng thi trượt môn toán nhiều lần và bị coi là một học sinh chậm tiến. Nhưng ông lại rất có năng khiếu âm nhạc. Ông vừa là một nghệ sĩ violon vừa là một họa sĩ đáng khâm phục. Chỉ đến khi Einstein học được cách tận dụng cả hai bán cầu não, ông mới trở thành thiên tài phát minh ra Thuyết Tương Đối. Einstein đã làm được điều đó bằng việc trước hết là cho phép não phải được tự do mơ mộng, tưởng tượng. Einstein rất thích mơ mộng, tưởng tượng. Một ngày kia, Einstein ngồi trên một ngọn đồi suy nghĩ, mơ mộng được cưỡi lên những tia nắng đi một vòng quanh vũ trụ rồi quay lại mặt trời. Sự tưởng tượng hôm ấy làm ông nảy sinh ý tưởng rằng vũ trụ thực chất là uốn cong và do đó, không gian, thời gian, ánh sáng cũng thế. Thuyết Tương Đối được sinh ra từ ý tưởng này (não phải) mặc dù nó được khẳng định dựa trên những công thức toán học, vật lý và các chứng minh phức tạp (não trái).                                 
 
 
          Tôi đã từng trích dịch lại ý của Einstein như sau :
Trí tưởng tượng được trọng hơn tất cả.
Nó giúp ta hình dung được tương lai
Những phát kiến sắc sảo cho ngày mai
Quan trọng hơn muôn vàn nguồn kiến thức.
            The Imagination is Powerful
                  “Imagination is everything. It is the preview of life's coming attractions.
                   Imagination is more important than knowledge.”
                                                                                      
Còn rất nhiều ví dụ khác về việc các thiên tài biết tận dụng toàn bộ não nếu bạn chịu khó tìm kiếm. Tại Việt Nam, chúng ta cũng có những nhà khoa học rất tài giỏi đã từng cân bằng hai bán cầu nảo. Trước hết, giáo sư toán học Đặng Đình Áng (Đại học Khoa học Saigon) vừa rất giỏi toán vừa thổi sáo các bản nhạc cổ điển, Bác sĩ cựu Bộ trưởng Y tế VNCH Trần Lữ Y vừa là bậc thầy y khoa vừa thổi kèn rất hay (tác giả cũng như rất nhiều sinh viên y khoa học trò của ông trước 1975 đều bái phục tài năng của ông. Ông vừa chữa trị dứt hẵn căn bệnh suyển của tôi vừa thổi kèn Saxo), Bác sĩ Tiến sĩ Lê Hành vừa giải phẩu thẩm mỹ rất tài giỏi vừa ca hát tuyệt hay, đến nổi tôi phải khen tặng ông có những đến 3 cái sĩ : Bác sĩ, tiến sĩ, ca sĩ nổi tiếng; bác sĩ Lý Quốc Bằng vừa trị bệnh vừa là nhạc sĩ vừa là ca sĩ…từng hát “Trong đôi mắt anh, em là tất cả…”.  
 

 BẠN THIÊN VỀ NÃO PHẢI HAY NÃO TRÁI?

 
* Những học sinh thiên về não trái có những đặc điểm chung sau đây. Họ thường rất gọn gàng ngăn nắp. Đây là những học sinh tóc chải gọn gàng, áo cho vào quần tươm tất. Hộp bút của những học sinh này luôn được sắp xếp cẩn thận. Lúc nào họ cũng mang đầy đủ viết mực, viết chì, thước kẻ, cục tẩy, v.v… Bàn học ở nhà của họ lúc nào cũng gọn gẽ sạch sẽ. Họ sắp xếp mọi thứ đâu vào đấy và thường cảm thấy bực bội nếu ai mượn đồ dùng của họ mà không trả lại vị trí cũ. Những học sinh này nhìn chung học tốt các môn ngoại ngữ, toán học, vật lý, hóa học,... Kết quả là họ thường học xuất sắc trong trường, là niềm tự hào của cha mẹ. Tuy nhiên, những học sinh này có khuynh hướng khó thông cảm với người khác và có thể thiếu một chút kỹ năng giao tiếp. Đa số họ cũng thường thiếu óc tưởng tượng phong phú, ít dồi dào xúc cảm, hơi khó hòa nhập vào tập thể.
          Tóm lại : Não trái
Thiên về chữ, kỷ hiệu, số học
Có khuynh hướng phân tích, tìm tòi, vởi khả nãng lý luận chặt chẽ làm đầu tàu.
Các ý tưởng được xử lý từng bưóc một theo trình tự.
Từ ngữ là phương tiện dùng để ghi nhớ sự vật, dễ nhớ tên hơn là khuôn mặt, hình dáng
Suy luận, tìm kiếm các mấu chốt logic từ thông tin có được.
Từng bưóc một tập hợp các chi tiêt. sau đó tổ  chức lại khi cần định hình tổng thể
Thích lâp kế hoạch và bảng liêt kê những gì cần làm
Thường làm theo quy định mà không thắc mắc gì cả
Giỏi trong viêc phân bố. làm chủ thời gian
Dễ dàng ghi nhớ các âm tiết và công thức toán hoc
Chỉ thích ngắm mà thôi
Luôn lập kế hoach giải quyết ngay từ khi nhân nhiệm vụ
Luôn đọc hướng dẫn sử dụng trước khi bắt đầu "táy máy".
 
* Những học sinh thiên về não phải lại hoàn toàn trái ngược. Tóc tai họ bao giờ cũng rối tung, áo bỏ ngoài quần. Họ thích mơ màng trong lớp học, nói nhiều và rất dễ mất tập trung. Họ thường không ngăn nắp gọn gàng, phòng ốc bừa bộn như chuồng heo, bàn học thì đầy rẫy sách học, giấy bút vương vãi khắp nơi.  Những học sinh này thường học không giỏi lắm ở trường vì họ dễ mất tập trung, khó tiếp thu các môn tính toán. Tuy nhiên, họ lại thường xuất sắc trong các môn thể thao, nghệ thuật, âm nhạc, các môn đòi hỏi sự sáng tạo. Họ thường giao tiếp tốt, có khuynh hướng dễ thông cảm với người khác.
          Tóm lại : Não phải
Thiên về hình ảnh.
Thuộc về trực giác, dẫn dắt bởi cảm xúc
Thiểt  lập cơ chế "chụp ảnh sự vật" khi phải nhớ một Vật nào đó. Cân phải viêt, vẽ hoặc dùng hình minh họa để ghi nhớ.
Hình thành những gắn kết một chiều từ thông tin có được.
Chủ ý đến tổng thể trước rổi mới đến chi tiết
Tự do, bốc đồng
Thích tìm hiểu lý đo vì sao phải làm cái này mà đừng làm cái kia, và tại sao lại cần có những qui tắc (lý do)
Không có cảm nhận về thời gian
Có thể gặp khó khăn trong việc dùng từ ngữ và cách nói khi cần bày tỏ về bản thân
Thích được đụng chạm khi quan sát vật thể.
Gặp khó khăn trong việc phân bổ tính chất ưu tiên khi giải quyết vấn đề, nên thường trễ hạn và làm việc bốc đồng.
Thích trải nghiệm hơn là phải đọc tài liệu hưóng dẫn sử dụng
Thích tìm cách lắng nghe xem sự vật được diễn đạt như thế nào
Thích lắng nghe điều gì sẽ được nói đến
Hiếm khi dủng điệu bộ khi nói chuyện
Có khả nãng sáng tạo thiên phú nhưng cần ép mình vảo khuôn khổ để phát triển hơn
Nhưng đôi khi rụt rè không tin tưởng nhiều vào khả năng sáng tạo của bản thân, cần sẳn sàng đón nhận thử thách để phát huy khả nãng tiềm tàng ấy.
 
* Bạn nghĩ bạn giống nhóm học sinh nào hơn? Dĩ nhiên là cũng có không ít những học sinh
không thiên hẵn về bất kỳ não trái hay não phải và do đó, sở hữu nhiều đặc điểm của cả hai nhóm trên.
 
Như thế, bạn nghĩ sự phát triển của bán cầu não nào quan trọng hơn? Câu trả lời là cả hai. Chức năng của hai bán cầu não đều cần thiết để bạn thật sự thông minh và thành công trong cuộc sống. Thật ra, đa số các nhà kinh doanh giỏi, các triệu phú đều có khuynh hướng phát huy não phải nhiều hơn một chút vì một nhà kinh doanh giỏi cần sự tưởng tượng phong phú, sự đồng cảm với người khác và sự sáng tạo (các chức năng của não phải). Nhưng điều đó không có nghĩa là não trái của họ không đủ siêu việt để phân tích tình huống, tính toán chi phí lợi nhuận,…
 

Vai trò của não trái và não phải

Đáng tiếc là tất cả các học sinh (dù thiên về não trái hay não phải) đều bị chuyển vào cùng một hệ thống giáo dục nơi mà 90% các môn học đòi hỏi chức năng não trái. Chuyện gì sẽ xảy ra? Rõ ràng, các học sinh thiên về não phải là những học sinh thi trượt và bị tống vào các trường tầm thường. Thật bất công!
Chẳng mấy chốc, những học sinh thiên về não phải này đều bị dán nhãn là “chậm tiêu”, “thiếu khả năng tập trung”, “ngu ngốc”, “có vấn đề”. Và bạn biết không? Dần dần, những học sinh này bắt đầu tin rằng họ thật sự ngu ngốc, thật sự tệ hại và để những niềm tin này quyết định số phận của họ.
Song hiện nay có những phương pháp giúp chúng ta cân bằng và phát triển cả 2 bán cầu não nhằm đem lại sự phát triển toàn diện cho cá nhân.
 
* Nếu bạn là học sinh thiên về não phải? bạn có thể bắt đầu học cách dùng chức năng não phải có sẵn của bạn để học các môn học thuộc về não trái ngay bây giờ. Bạn có thể sử dụng những ưu điểm của bạn như trí tưởng tượng, năng khiếu trong âm nhạc, cảm xúc, hội họa,… để học toán và tất cả các môn khoa học tự nhiên khác một cách xuất sắc. Một phương thức tốt nhất là tạo ra một SƠ ĐỒ TƯ DUY – MIND MAPPING (tôi sẽ viết trong bài sau), rồi dựa vào đặc trưng não phải này để học các môn học ở não trái.
 
* Nếu bạn là học sinh thiên về não trái và đã có thành tích học khá tốt thì sao? Thì bạn có tưởng tượng được chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn biết cách tận dụng thêm cả não phải đang bị lãng quên không? Hãy tận dụng sự sáng tạo, tưởng tượng, âm nhạc, tranh vẻ… của não phải để hoàn thiện các kỹ năng cá nhận và làm cho cuộc sống trở nên thú vị hơn.
 
* Nếu bạn là học sinh có cả các đặc tính của hai bán cầu não, thí dụ học giỏi toán (não trái) và đàn hay (não phải) hoặc nhiều đặc tính khác ở cả hai bên bán cầu não, thế thì bạn hãy cứ phát triển, trau dồi chúng cho mạnh hơn, điêu luyện hơn. Và bạn sẽ không quá cách biệt với Leonardo da Vinci hay Albert Einstein.
 
Mọi người chúng ta chỉ tận dụng được 5 – 10% sức mạnh từ bộ não. Vì thế chúng ta cần phải tạo môi trường luyện tập thường xuyên trong nhiều môi trường khác nhau và khai thác sức mạnh của bộ não. Và nếu đúng như vậy thì 5 – 10% năng lực não bộ của chúng ta cũng là đã quá lớn lắm rồi.
 
Khai thác được sức mạnh từ bộ não giúp bạn có thể giải quyết công việc một cách toàn diện và ra quyết định một cách chính xác hơn.
 
 

BÀI HỌC TỪ CUỘC SỐNG, CÂU CHUYỆN CỦA KENNETH

Kenneth Wong (người vẽ hình ảnh minh họa trong lần xuất bản đầu tiên của quyển sách “Tôi tài giỏi, bạn cũng thế”) là một học sinh thiên về não phải điển hình. Cậu bé thích mơ màng, thích vẽ tranh và có khả năng tập trung ngắn hạn trong lớp. Cậu cực kỳ sáng tạo nhưng lại gặp khó khăn với những môn học như toán học, lịch sử. Kết quả là cậu đứng chót lớp trong trường St Joseph ở Singapore. Tuy nhiên, cậu không hề nản chí và đã thay đổi được kết quả học tập bằng cách sử dụng những phương pháp Học Siêu Đẳng như Sơ Đồ Tư Duy. Phương pháp ấy giúp cậu sử dụng được trí tưởng tượng, sức sáng tạo, khả năng nghệ thuật để tiếp thu các môn học của não trái như địa lý, sinh học, toán học,...
Bỗng nhiên, từ một học sinh thiên về não phải, cậu tìm được niềm vui trong những môn học não trái này. Chỉ trong vòng ba tháng, cậu vươn lên dẫn đầu lớp, và cuối cùng, cậu
được miễn thi bảy môn ở kỳ thi tốt nghiệp cấp II.
 

HÃY SUY NGHĨ VỀ VIỆC NÀY

Nếu con cháu bạn là học sinh yếu kém, đừng sợ hãi! Và ngay cả nếu chúng tài giỏi,
Chúng ta vẫn có thể tăng cường bộ não trái, tức là về mặt kiến thức khoa học, để tăng tiến chỉ số thông minh IQ – Intelligent Quotient bằng
Phương Pháp Đọc và Nắm Bắt Thông Tin                               60
Luyện Trí Nhớ Siêu Đẳng 
Ngoài ra, chúng ta cũng có thể tăng cường bộ não phải, tức là về mặt cảm xúc, nghệ thuật, để  tăng cường chỉ số cảm xúc EQ – Emotional Quotient bằng                          60
 Đồ  Duy (Mind Mapping): Công Cụ Ghi Chú Tối Ưu                     77
2
Bằng việc học cách sử dụng đồng thời cả hai bán cầu não trong việc học, bạn sẽ nâng cao năng lực não bộ của bạn… giống như các thiên tài.
Hãy bắt đầu việc học bằng cách tăng sức mạnh bộ não lên gấp nhiều lần nhé.
 Bài này nhằm mô tả hai bán cầu não hầu giúp cho các bậc phụ huynh nhận thức được con cháu mình thiên về bên nào. Ba bài tiếp theo của chúng tôi sẽ là :  Đồ  Duy, Luyện Trí Nhớ Siêu Đẳng, và cuối cùng là Phương pháp đọc và hiểu nhanh. 
 VÕ HIẾU NGHĨA
24/04/2014
THAM KHẢO :
* Sách “Tôi tài giỏi, bạn cũng thế – I am gifted, so are you” của Adam Khoo.
 

No comments:

Post a Comment