B- Địa Lợi:
Con voi thì
khỏe, nhưng cho xuống nước lại thua con cá bé tí. Ngược lại con cá sấu mạnh mẽ dưới
nước, nhưng đem lên bờ nó thua con ngừơi nhỏ với cái gậy.
Địa Lợi là lợi
thế của vùng đất khi ta chọn làm địa điểm giao tranh. Có nơi lợi cho vũ khí
nặng; có chỗ thì tốt cho kị binh; có vùng dễ làm nơi phục kích…Một vị tướng
giỏi phải biết lựa chọn điểm giao tranh, hay tránh giáp trận, hoặc tùy theo địa
thế mà xắp trận, lập thế đánh. Trung Quốc có câu: “Cùng Khấu mạc truy. Dị lâm
mạc nhập.” (giặc ở đường cùng đừng đuổi. Rừng lạ chớ nên vào) ý là địa lợi cho
đối phương vậy.
Câu chuyện của
vua Solomon hay trận Bulge trên cũng chứng minh rằng, khi nhìn vào lợi thế về
địa lý và thời gian mà ông đã phá được giặc.
Cùng thời Đông
Châu Liệt Quốc ở Trung Quốc thì bên trời Tây cũng nhiều sôi động. Vào năm 480
trước Công Nguyên, vua Xerses I của đế quốc Ba Tư cho thủy lục quân sang thôn
tính Hy Lạp. Vào thời điểm này Hy Lạp là một liên hiệp của một số thành phố bên
cạnh nhau. Cả liên minh là một quốc gia nhỏ bé.
Vua Xerses I
của Ba Tư cho đội thủy quân vượt biển Aegean, còn đạo bộ binh là một lực lượng
gồm 200000 quân vượt eo biển Propontis sang Macedonia ở phía bắc đánh xuống
Athens. Để chống lại liên quân chỉ có một lực lượng 7000 người, dưới quyền chỉ
huy của vua Leonidas I xứ Sparta.
Với chủ điểm
của bài, chúng tôi chú ý tới địa lợi, nên chỉ nói về trận chiến trên bộ.
Biết quân Ba Tư
phải vượt vùng Phocis (Fokís) để đến Athens, nên vua Leonisdas I cho lực lượng
của ông tiến lên chiếm dải Thermopylae[1] để
chặn quân địch. Phocis ngày nay là vùng trung tâm Hy Lạp phía bắc có vịnh
Miliakós Kólpos nối tiếp là eo biển Euboea và phía nam là vịnh Corinth. Hai dãy
núi Kallidromo và Oarnassós choán gần hết vùng Phocis. Vì vậy dải đất
Thermopylae trở nên chật hẹp một bên là núi cao, gập ghềnh một bên là vịnh biển[2],
và khoảng có thể tiến quân chỉ chừng rộng hơn 100m để tấn công [3].
Đây là một quyết định sáng suốt, vì địa thế hẹp; quân địch không thể lên đông
cùng một lượt, đồng thời quân Hy Lạp chiếm hết vùng núi cao.
Đợi cho một bộ
phận của quân Ba Tư đã lọt vào dải đất Thermopylea, quân Hy Lạp vít đầu, chặn
đuôi rồi trên núi đổ xuống đánh. Ta thấy với bề rộng 1m thì chỉ đủ cho 2 người
tiến lên đánh nhau thôi, còn ba người thì quá chật. Vậy với chiều rộng ấy, số
quân địch có thể lên được tối đa là 200 đến 300 là tối đa, còn lại gần 200000
ngàn quân kia phía sau ở trên dải đất bị bao vây bởi quân Hy Lạp trên núi, trở
thành các bia cho cung thủ địch. Dưới thấp đánh lên là một cái thất thế rất
lớn.
Lực lượng liên
quân chặn được sự tiến quân của địch trong ba ngày. Sau có một người dân địa
phương tên Epphialtes bên liên quân làm phản chỉ đường tắt cho quân Ba Tư. Vua
Xerses I liền cho một cánh quân đánh thọc sừơn làm liên quân phải rút lui.
Nhưng kết quả liên quân chết 2000[4]
còn bên Ba Tư chết mất 20000.
Thời Đông Châu
Liệt Quốc cũng có các câu chuyện dùng địa lợi đánh giặc. Một trong các câu
chuyện ấy là chuyện quân sư Tề, Tôn Tẫn đấu trí với tướng Ngụy là Bàng Quyên.
Tôn Tẫn được
lệnh Tề Uy Vương chặn đánh quân Ngụy do Bàng Quyên thống lãnh. Tôn Tẫn tính
nhẩm đường đi và đoán biết thế nào chiều tối ngày cuối tháng mười (âm lịch)
Bàng Quyên cũng đến khu rừng Mã Lăng. Khu rừng này có một thung lũng sâu và
hẹp, hai bên là cây cối rậm rạp có thể phục binh. Tôn Tẫn cho quân chặt hết cây
ngã xuống ngổn ngang giữa đuờng để chặn lối đi, chỉ để lại một cây thật to. Tôn
Tẫn sai quân cạo vỏ cây này và dùng than viết sáu chữ lớn. Sau đó ông sai hai
tướng Viên Đạt và Độc Cô Trần đem 5000 quân cung nỏ, mai phục ở hai bên và dặn
hễ khi thấy dưới gốc cây có ánh lửa, thì nhất tề bắn cung nỏ về phía ấy. Khi
việc mai phục ở đây xong, ông sai Điền Anh dẫn 10000 quân, mai phục ở phía
trên Mã Lăng ba dặm, đợi khi quân Ngụy
đã qua rồi, thì theo đuổi theo sau. Phân phối xong, ông cùng Điền Kỵ dẫn quân đến
phía đi xa hơn để dự bị tiếp ứng.
Quả
tình chiều tối hôm ấy, Bàng Quyên dẫn quân đến Mã Lăng, thì mặt trời đã lặn. Vì
là cuối tháng, trời đất tối đen, không thấy đường. Bỗng thấy quân phía trước
quá chậm, Bàng Quyên cho quân lên xem xét; người ấy quay lại báo có nhiều cây
chặt để nằm ngổn ngang trên đường, nên khó khăn trong việc tiến quân. Bàng
Quyên cho rằng đó là kế của Tôn Tẫn sợ
quân Ngụy đuổi theo, nên làm như vậy.
Bàng
Quyên bèn ra lệnh cho quân lính dẹp hết cây chặt mở đường đi. Một lúc lính đến
báo có một cây lớn giữa đường, nhưng vỏ cây bị dẽo hết, thấp thoáng lại có nét
chữ viết. Bàng Quyên vội đến xem, nhưng vì là đêm tối khó đọc được, nên sai một
tên lính châm lửa soi xem. Bàng Quyên đọc thấy hai câu viết rằng: "Bàng
Quyên chết dưới cây này", cạnh đó viết dòng chữ "Lời truyền của Tôn
quân sư" giật mình nói:
-
Thôi ta mắc mưu thằng què rồi!
Liền
hạ lệnh cho tháo lui thật mau.
Bàng
Quyên chưa lời thì hai toán phục binh của Viên Đạt và Độc Cô Trần trông thấy
lửa sáng, đều giương cung nỏ bắn tới tấp về phía có ánh lửa. Bàng Quyên bị trọng
thương vì loạn tên, và biết không thể thoát được than rằng:
-
Ta hận ngày xưa không giết chết tên què ấy.
Nói
xong, liền rút kiếm tự vẫn.
Câu chuyện trên
cũng tương tự như chuyện Bình Định Vương Lê Lợi treo trống dụ Liễu Thăng vào ải
Chi Lăng. Liễu Thăng là người to lớn tự phụ. Thấy trống treo cao lại thách ai
đánh tới. Liễu Thăng đánh trống thì lộ ra đó là mật hiệu của quân ta. Mọi người
cứ nhắm đó mà bắn.
Việt Nam cũng
có một chuyện đau đớn về thất địa lợi. Năm 1377, vua Trần Duệ Tông đem quân
chinh phạt Chiêm Thành. Lúc đầu, Việt phá được một số thành trì, rồi thừa thắng
tiến thẳng về quốc đô nước này. Chế Bồng Nga lập mưu dụ vua Trần vào thành Đồ
Bàn. Vua đã bị quân Chiêm phục kích bắn chết. Đó là sự sai lầm khi đến chốn lạ,
mình chưa biết đâu là nhà dân; đâu là trại lính; nơi nào có thể bị phục kích.
Nhưng sau, vua Lê Thánh Tông gần đến đây, Ngài cho vẽ bản đồ để tiện việc
nghiên cứu. Thật là một sự suy nghĩ chính chắn và Ngài đã thắng.
Một địa điểm
rất tốt cho kị binh là các vùng đồi núi thoai thoải, cây cối không cao quá một
thứơc. Nhưng một yếu tố khác ở đây là nhiều cỏ tranh, và cây ràng ràng, một
loài ráng, lại thêm vài chỗ có những mảng lau lách. Dân miền trung và bắc VN
dùng cỏ tranh lợp nhà và thân ràng ràng làm dế đựng nồi. Các loài cây này mọc
lan tràn dài có khi vài cây số xen trên các bãi cỏ bằng bặn. Đến mùa khô từ
tháng 11 đến đầu tháng 4, ba loài cây này có rất nhiều lá khô. Nếu tướng, nhất
là tướng kị binh biết điều này thì không nên vào vùng đó, vì có thể bị hỏa
công. Tuy rằng ràng ràng cao không quá đầu người, nên kị binh có thể phát hiện
được phục binh, và ngựa có thể xông vào đó dễ dàng. Tuy nhiên bụi ràng ràng đan
chi chít nhau, lá khô chất đống, nên khi gặp lửa bốc cháy cao ba, bốn mét, và
các cánh đồng ràng ràng bốc cháy sẽ là lò nướng kị binh.
Việc phòng thủ
một địa phương, người ta đã nghĩ ra việc xây thành, đắp lũy. Đời Xuân Thu các
nước Tần, Chu, Triệu, Yên… cũng đã xây các bức tường thành chống Hung Nô; đời
Tần tăng cường, đến đời Minh chỉnh trang, để rồi ngày nay ta có dịp xem Vạn Lý
Trường Thành. Ở Âu Châu hay các nước Á Rập, Ấn Độ cũng thế, họ đã xây các thành
trì. Khi giặc dùng thang để leo lên thành, hay làm các chiến tháp cao hơn mặt
thành, có bánh xe để đẩy, dùng đổ quân, người ta lại nghĩ tới việc bên ngoài
thành đào các hào sâu.
Tại các làng
mạc ngoài bắc dân chúng thường trồng tre gai, làm cổng để bảo vệ làng. Thành ở
Việt Nam nổi tiếng là thành Cổ Loa được xây từ thời An Dương Vương, 257 BC. Rồi
thời Nam Bắc phân tranh có Lũy Thầy, Lũy Đồng Hới do Đào Duy Từ xây đã ngăn
chặn bao cuộc tấn công của quân Trịnh, để đến nỗi lính Trịnh phải thốt lên “Thứ
nhất lũy Thầy, thứ nhì đầm lầy Võ Xá”.
Đến thời đại
này, khi đi đến đâu, quân đội cũng đào hầm, giăng dây kẽm gai, mục đích để có
lợi địa khi lâm trận.
Trong lịch sử
cổ kim, không biết bao lần một phía dụ địch vào nơi hiểm yếu để phục khích như
Khổng Minh đốt quân Tào và Tôn Tẫn bẫy Bàng Quyên. Ở Việt Nam, quân ta đánh tan
quân Minh ở trận Tụy Động hay giết Liễu Thăng ở trận Chi Lăng cũng là do dùng lợi địa để phục kích cả. Năm 1949,
Việt Minh phục kích Pháp ở Lạng Sơn rồi đến năm 1950 ở sông Lô đều là do điạ
lợi và bất ngờ.
(Ảnh
vùng Chi Lăng)
Ngày nay, ai
cũng biết chiến xa nắm ưu thế cho một trận chiến trên vùng tương đối bằng bặn
như sa mạc, thảo nguyên, đồng bằng khô. Trong thời đệ nhị thế chiến, lúc quân
hai phía đụng độ ở sa mạc bắc Phi, hay trận chiến vùng Iraq mới đây, ta thấy cơ
giới chiếm ưu việt. Nhưng nếu đem chiến xa hạng nặng vào rừng cao su hay vùng
Đồng Tháp Mười thì thật bất lợi. Vì các khoảng cách giữa hai cây cao su ngắn
hơn chiều dài nòng súng. Lúc cần phải quay súng bắn đối phương thì không thể tự
do xoay chuyển. Lúc xe muốn xoay chiều thì rất khó khăn nên chiến xa chạy trong
rừng cũng phải theo đường thẳng, dễ làm mồi cho mìn, súng chống chiến xa. Còn
vùng bùn lầy thì xe không thể di chuyển. Kết quả, chiến xa bây giờ mất lợi địa.
Tránh tình trạng ấy người ta lại làm ra xe thiết vận xa, loại xe bọc sắt nhẹ,
súng nhẹ, chạy trên nước được.
[1] Theo
quyển “Enchantment of the World- Greece”
thì đó là một thung lũng.
[2] Bờ biển vùng Đại Lãnh (Khánh Hòa) tương tự như vậy.
Tuy nhiên, núi vùng này không hiểm trở bằng Thermopylae. Vùng bờ Cà Ná (Ninh
Thuận) có lẽ tương đối giống hơn.
[3] Địa điểm
này ngày nay rộng hơn nhiều vỉ bở biểu bị bồi.
[4]
Theo quyển A Treveller History of Athen trang 43 viết: Sự anh hùng của quân bảo
vệ Sparta n ở Thermopylae đã thành huyền thoại, nhưng vì địch quân quá
đông, nên cuối cùng họ bị tàn sát cho
đến người cuối cùng. (The Heroism of the Sparta n
defenders at Thermopylae is legendary; but
they were outnumbered and in the end slaughtered to man.)
No comments:
Post a Comment