Tôi có dịp đi vào con đường
chính trị nhiều lần nhưng tôi rã chẳng dám tham gia.
Sau lần ở tù chống đàn áp
tôn giáo, các đảng phái thường cho đảng viên tìm các sinh viên đấu tranh và
khuyết khích họ gia nhập đảng. Những kẻ đấu tranh có tính lỳ, nhất là đã từng bị
tra tấn dã man và lại có chút học vấn. Tôi được mời tham dự rất nhiều cuộc họp
và quyết định là không tham gia đảng nào hết. Sau đó, tôi cũng được may nắm đi
gặp các tướng lãnh Dương Văn Minh, Nguyễn Cao Kỳ, Tôn Thất Đính, Nguyễn Văn Thiệu...Riêng
ông Đính, ông Thiệu thì cũng đã hân hạnh ngồi ăn chung và cuối cùng tôi cũng chẳng
theo ông nào.
Tôi đấu tranh là vì thấy bất
công mà làm chứ không phải làm xong sẽ có lợi.
Thật là diễm phúc, tôi bị bắt
vào đảng một lần và đây là kinh nghiệm bản thân khi tham dự cuộc họp.
Cũng như
ông Diệm và ông Nhu lập ra đảng Cần Lao, khi mới nắm chính quyền ông Nguễn Văn
Thiệu lập ra Đảng Dân Chủ củng để cố địa vị. Năm 1973, để gia tăng quyền lực ông
Nguyễn Văn Thiệu ép tất cả công nhân
viên chức cùng sĩ quan quân đội vào làm đảng viên. Tôi không ghi tên gia nhập,
vì tôi không thích bè phái.
Một hôm
sau khi đi dạy ở SàiGòn về, tôi được tin đã được bầu khiếm diện làm tổng thư ký
chi bộ giáo dục đảng Dân Chủ cho quận Chợ Lách.
Tôi định
tâm phải từ chức chức vụ đó, khi có cơ hội.
Vì với chức
vụ đó, nên khi có một cuộc họp quan trọng, tôi lại phải đến dự.
Chẳng
bao lâu, một cuộc tổ chức bầu cử cho hạ tầng cơ sở. Cuộc bầu cử này nhằm chọn
ra một số xã trưởng, ấp trưởng, hội đồng...cho toàn thể quốc gia. Đảng Dân Chủ
lẽ dĩ nhiên không làm ngơ trước cuộc bầu cử đó.
Hôm ấy
tôi đang dạy học, thì chú giúp việc cho trường đem tới cho tôi một công điện.
Tôi mở ra đọc thấy nội dung bản công điện như sau:
"Công
Điện: Kính gởi ông Võ Hiệp
Tổng thơ
ký, chi bộ giáo dục đảng Dân Chủ quận Chợ Lách.
Nhằm vận
động nhân dân tham dự và ủng hộ đảng trong cuộc bầu cử hạ tầng cơ sở sắp tới,
chi bộ đảng sẽ tổ chức một cuộc họp vào ngày... giờ...Chúng tôi thân mời ông đến
tham dự.
Chợ Lách, ngày tháng
Thay mặt chi bộ đảng
Chi Khu Phó
Nguyễn Văn …
Đúng ngày giờ, tôi vào văn phòng chi khu họp
phiên họp đầu tiên của đảng.
Trên bàn chủ tọa tôi thấy rất nhiều người gồm
Phó tỉnh trưởng, Quận trưởng, Phó quận trưởng...Cuộc họp nêu lên vấn đề làm sao
vận động quần chúng, làm sao để họ ủng hộ đảng viên vào các chức vụ đó... Sau
phần thuyết trình đả phá các đảng đối lập trong miền Nam của chủ tọa đoàn là phần
đóng góp các ý kiến của các thành phần tham dự cuộc họp.
Các ý kiến được chia làm hai phần: tiền bầu cử
và hiện bầu cử. Đại khái các ý kiến như sau: khi tranh cử, các đảng viên phải
tham dự cuộc vận động của gà nhà thật đông. Phải ủng hộ gà nhà triệt để bằng
cách vỗ tay phát biểu tán thành.
Trái lại, đảng viên phải đả đảo các phần tử của
các đảng đối lập thật mạnh, lên chất vấn các ửng cử viên này cho đến khi họ bị
cứng họng thì thôi. Có người cho rằng đến sáng ngày bầu cử, các đảng viên của từng
xã ấp phải đi vào nhà từng hộ khẩu thúc giục bà con đi bỏ phiếu. Có kẻ lại nêu
lên ý kiến là sáng hôm đó, dùng đảng viên phối hợp với các lực lượng quân sự
bán quân sự dồn dân theo hàng ngũ, phát các phiếu của gà nhà, khuyến khích họ bầu
cho các người đó. Khi những người đó phát biểu xong, hội trường vỗ tay vang động
và các ý kiến đều được tán thành, rồi được ghi vào biên bản. Lẽ đĩ nhiên đây là
một hội nghị của đảng, nên đảng viên phải vỗ tay, nếu không vỗ sẽ bị lôi thôi về
sau.
Tôi thấy đường lối của đảng cùng các ý kiến đó
đều đi ngược lại sự suy luận của tôi, nên tôi ngồi yên không phát biểu và cũng
chẳng vỗ tay.
Cuộc họp kéo gần hai giờ thì nghỉ giải lao.
Trước khi nghỉ giải lao ông Phó Tỉnh Trưởng hỏi:
- Chẳng hiểu có vị nào còn ý kiến gì không?
Cả hội trường yên lặng.
Chủ tọa đoàn nhắc lại câu hỏi. Cũng chẳng ai
trả lời.
Tôi dơ tay xin phát biểu ý kiến.
Ông Phó Tỉnh Trưởng nói:
- Xin mời anh.
Tôi đứng dậy, nói:
- Miền Nam mình được gọi là Việt Nam Cộng Hòa,
một nước trong khối tự do. Từ nãy tới giờ, tôi ngồi nghe quý vị đóng góp ý kiến,
và đưa ra các biện pháp thu phiếu cùng kiểm duyệt dân tình. Điều này làm tôi
nghĩ rằng chúng ta cũng đang đi theo vết xe lăn của các chế độ độc tài chẳng
khác thời ông Diệm hay chế độ CS miền Bắc. Như vậy thì sao ta tự nhận mình là
nước tự do, dân chủ được? Tôi xin quý vị xét lại các ý kiến trước để chúng ta
biểu hiệu được sự tự do thật sự. Tôi xin hết lời.
Nhiều tràng vỗ tay vang lên ở các thành viên
tham dự, trong khi trên bàn chủ tọa, ông Phó Tỉnh Trưởng, Quận Trưởng xúm đầu
vào anh Phó Quận hình như hỏi han và bàn tán chuyện gì. Một lúc sau, ông Quận
Trưởng tuyên bố:
- Thôi xin quí vị, nghỉ giải lao.
Tôi cùng mấy người bạn kéo nhau ra sân hít thở
không khí, vận động chân tay cho giãn gân cốt.
Đột nhiên, tôi thấy ai móc vào sau lưng mình.
Quay mặt lại, tôi nhân ra người đó là anh Phó Quận Trưởng.
Anh có vẻ ngại ngùng, cười nói:
- Anh Hiệp, anh ra đây tôi hỏi chuyện này.
Tôi theo anh ra một góc sân vắng người.
Tôi hỏi:
- Có chuyện gì vậy anh?
Anh nói nhỏ:
- Ai mời anh đi họp vậy anh Hiệp?
Tôi nói:
- Thì anh mời tôi chứ còn ai?
Nói xong, tôi móc tờ giấy mời mà anh ký tên ra
cho anh coi.
Anh gãi tai:
- Đây là một sự lỗi lầm của tôi. Thật ra cuộc
họp này không cần đến sự tham dự của anh. Anh có thể về nhà nghỉ anh ạ.
Tôi biết anh ta đã nhận được lệnh của ông Phó
Tỉnh, cùng ông Quận Trưởng ra đây đuổi tôi đi.
Tôi nói:
- Vậy rất tốt. Nhưng khi tôi ra khỏi đây, xin
anh làm ơn xóa tên tôi trong danh sách đảng viên, cùng chức vụ.
- Được
anh.
- Xin
chào anh.
- Dạ
chào anh.
Kể từ đó
tôi bị xóa tên trong sổ bụi đời. Ôi thật hạnh phúc!
Không phải ở Việt Nam, các bạn cứ xem cuộc
bầu cử ở Mỹ cũng thấy hai đảng Dân Chủ - Công Hòa đấu nhau như thế nào rồi.
Ngay trong một đảng lúc ứng cử viên cùng đang tranh nhau cái ghế đại diện thì lắm
khi mình chịu không nổi. Mỹ là nước có truyền thống dân chủ nhất mà còn vậy huống
hồ...
Đương nhiên, tại hải ngoại đảng phái đấu
nhau ít hơn vì cùng mục tiêu là cái đảng cầm quyền trong nước, nhưng lôi thôi
là tách ra làm hai ba hội. Cụ Võ Toàn muốn các đảng quốc gia cùng ngồi chung lại,
nên lập ra hội Diên Hồng đã mừoi mấy năm, mà nay cụ gần đất xa trời không làm
sao được một kết quả tốt đẹp. Nếu như chúng ta gạt tất cả các dị biệt, làm nên
một mặt trận thống nhất tư tưởng, lo cho quốc gia dân tộc, rồi đối diện với đảng
cầm quyền thì tiếng nói mình không mạnh hơn sao? Từ cái thế mạnh thì ta có thể
làm đảng cầm quyền phải thay đổi cái sai của họ.
Đến như 1 người được bầu làm tổng thống
mà chỉ vì mầu da mà đem ghét thì hỏi lương tâm mình đúng hay sai? Chỉ nguyên một
điểm có tư tưởng kỳ thị đã không lột được tinh thần công bằng, dân chủ rồi. Mình
đã không dân chủ công bằng mà đòi kẻ khác dân chủ thì cũng nực cừơi thật.
No comments:
Post a Comment