Tuesday, May 27, 2014

Tìm hiều công hàm Phạm Văn Đồng


Gần đây Trung Quốc đưa giàn khoan  HD -981 vào Biển Đông đã gây tranh cãi gắt gao giữa VN và TQ. TQ một lần nữa đưa bức công hàm của ông Phạm Văn Đồng ra để làm bằng chứng. TQ đã đưa bản công hàm này ra từ khi Việt- Hoa xích mích và bản đồ lữoi Bò bị công kích khắp nơi.

Theo lập luận ấy, tất cả những người Việt Nam yêu nước, trong và ngoài nước đều phẫn nộ ông Phạm Văn Đồng - trong đó có tác giả-  và cho rằng miền Bắc đã bán nước cho Trung Cộng. Tôi cố tìm tòi chứng cớ với bản văn kiện này, và không tìm dâu ra được.

Trước hết ta tìm hiểu tại sao có công hàm này?

 Sau sự thất bại của hội nghị La Haye về luật biển năm 1930 để pháp điểu hóa luật biển, đến năm 1958 – từ khoảng tháng 2 đến tháng tư, đã có hội nghị đầu tiên về Công ước Luật biển. Và sau đợt họp này đã ra được 4 công ước khác nhau, trong đó có Công ước về lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải. Tuy nhiên, hội nghị này thất bại vì đưa ra được giới hạn là lãnh hải tối đa 12 hải lý nhưng không thống nhất được là 12 hải lý. Và mỗi quốc gia lại đưa ra một yêu sách khác nhau: Mỹ yêu cầu lãnh hải là 3 hải lý, có một số nước là cho 4,5 hải lý, còn Trung Quốc đưa ra quan điểm là 12 hải lý, và một số nước Nam Mỹ còn đưa ra quan điểm là 200 hải lý.

 Mãi đến khi có cuộc họp tại Washington-USA- 2011, về Biển Đông thì GS Carl THAYER , thuộc Học Viện Quốc Phòng Australia, đưa ra một chứng cớ và VOA đăng lên ngày thứ bảy, 25 tháng 6, 2011: “Về bức thư của ông Phạm văn Đồng, giáo sư Thayer nói ông đã xem qua tài liệu này, đoạn thư liên hệ chỉ có 3 câu, và chỉ để trả lời việc Trung Quốc nới rộng các vùng lãnh hải của họ ra ngoài phạm vi được quốc tế chấp nhận.

GS Thayer: “Điều duy nhất mà Việt Nam đã làm là ghi nhận chuyện Trung Quốc nới rộng phạm vi lãnh hải của họ. Thế thôi. Đó là theo tôi hiểu, từ lâu tôi không đọc lại tài liệu đó, báo chí Trung Quốc đã tung ra bức thư đó sau cuộc chiến tranh biên giới, nhưng nó không có dính dáng gì tới việc ủng hộ cái bản đồ chữ U (của Trung Quốc) bây giờ.””

Tuy nhiên, tôi vẫn rất háo kỳ cố tìm xem bức công hàm ấy có nội dung như thế nào. Mãi đến ngày 9 tháng 7, 2011, trang VOA đã cho đăng bản sao của công hàm này:

 

Hinh công hàm PVD
(Xin bạn đọc bấn vào hình sẽ thấy rô hơn)

Trong hoàn cảnh này ta thấy ngay công hàm trên chỉ chủ ý ủng hộ TQ trong việc tham dư hội luật biển 1958.

 
Ngày 14 tháng 9 năm 1958, Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng gửi công hàm cho Thủ tướng Chu Ân Lai với nội dung: "Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4-9-1958 của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc". Công hàm này cũng đăng trên báo Nhân Dân ngày 22 tháng 9 cùng năm. Ngoài ra, sau này, Trung Quốc cũng đã nêu một số tài liệu khác mà họ cho là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phổ biến để làm bằng cớ về sự thỏa thuận nhượng biển của Hà Nội. Theo báo Đại Đoàn Kết, một tờ báo chính thống của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì, Bắc Kinh (tức Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa) đã diễn giải công hàm của Phạm Văn Đồng một cách xuyên tạc, khi nội dung công hàm không đề cập đến Hoàng Sa và Trường Sa, không hề tuyên bố từ bỏ chủ quyền với 2 quần đảo này, mà chỉ công nhận hải phận 12 hải lý của Trung Quốc, một hành động ngoại giao hữu nghị của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đối với Bắc Kinh trong bối cảnh căng thẳng giữa Bắc Kinh với Đài Loan (tức Trung Hoa Dân Quốc) đang gia tăng ở eo biển Đài Loan. Về phương diện luật pháp quốc tế, Hoàng Sa và Trường Sa, vào thời điểm 1958-1975, không thuộc quyền quản lý của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nên chính phủ này không có nghĩa vụ và quyền hạn hành xử chủ quyền tại hai quần đảo này. Hoàng Sa và Trường Sa lúc đó thuộc sự quản lý của Việt Nam Cộng hòa, nên trong tranh chấp 2 quần đảo này vào thời điểm năm 1958 đến năm 1975, lời tuyên bố của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được xem như của một quốc gia thứ ba không có ảnh hưởng đến vụ tranh chấp. Ngoài ra, Trung Quốc cũng không đưa ra được chứng cớ, cũng như nội dung cụ thể về "bản tuyên bố ngày 4-9-1958" của chính phủ CHND Trung Hoa.

 Mới đây trong một cuộc tranh luận về bản công hàm trên đài BBC- (Cập nhật: 12:04 GMT - thứ ba, 20 tháng 5, 2014 ).

Các người Việt trong cuộc tranh luận luận đều nói, và cả quản điểm của tôi cũng vậy đều nhìn nhận trong công hàm chỉ đề cập đến phàn lãnh hải 12 hải lý, chứ chảng phải 120 hải lý để bao gồm Hoàng Sa hay 1200 hải lý để gom đến Trường Sa.

Duy chỉ ông Lý Thái Hùng đại diện cho đảng Việt Tân đã có kiếnưới đây mà tôi trích nguyên băn từ:


Tuy vậy, tranh luận trên BBC, ông Lý Thái Hùng, một lãnh đạo của đảng Việt Tân ở Hoa Kỳ, lại nói công hàm “vẫn đã thừa nhận chủ quyền Trung Quốc trên Biển Đông bao gồm luôn quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, và cho Trung Quốc lý cớ để cột công hàm này vào nền tảng biện minh cho chủ trương xâm lược của họ hiện nay”.

Bây giờ ta hãy coi thí dụ này:

Một gia đình nọ, hai anh em A và B đang tranh nhau quyền kiểm soát tài sản để lại của ông cha. Đột nhiên một gia đình người hàng xóm giàu có, nhiều thành viên dựa theo một lá thư chẳng minh bạch nói phần đất này là của gia đình tôi.

Khi anh A cỗ phân trần "Đây chẳng dính dấp tới đất của nhà tôi, thì anh B nói "Không thư này đã công nhận chuyện ấy." Rõ ràng anh B nối giáo cho giặc.

Tôi xin ông Hùng tránh làm việc này.

Mới đây ở Hồng Kông một nhóm người Đài Loan biểu tình ủng hộ TQ trong việc đem giàn khoan HD981 vậy mà ta với ta đành lòng làm việc này sao?

VHKT

No comments:

Post a Comment