Góp ý thôi.
Mỗi người một ý.
Nên cắp sách đi học dù họ từng cannibal. Ham oai hùng mà đi sai đường, rồi nghèo khổ, đói rách, cả dân tộc bị đầy đọa, dân cùng một nước chém giết nhau phục vụ cho các nước lớn đánh nhau. Như thế có sướng không.
Nên cắp sách đi học dù họ từng cannibal. Ham oai hùng mà đi sai đường, rồi nghèo khổ, đói rách, cả dân tộc bị đầy đọa, dân cùng một nước chém giết nhau phục vụ cho các nước lớn đánh nhau. Như thế có sướng không.
Trung
Nước Tân Đảo-NewCaledonia ngày nay
Cụ Hồ đón Việt kiều năm 1961 tại Phủ Chủ tịch
*Hùng Vương
Việt kiều Tân Đảo
Hồi tôi còn nhỏ, bố mẹ
tôi có quen một gia đình Việt kiều Tân Đảo. Mỗi lần bố dẫn tôi đến nhà ông bà
Việt kiều này chơi, tôi cảm thấy như được đi vào cõi tiên. Vì gia đình tôi mấy
người, chỉ sống trong một căn phòng nhỏ 12 m2 do Nhà nước phân. Hồi đó, thời
Bao cấp, dân miền Bắc ta có câu “Cái cứt gì cũng phân. Mà phân thì phân
như cứt”-quả là cũng không sai bao nhiêu. Nhà vệ sinh công cộng làm cách xa
mấy trăm mét, bẩn thỉu, hôi thối, và phần lớn cửa đã hỏng, không đóng được. Khổ
nhất là cho các chị phụ nữ, cứ phải mang tờ báo đi theo để che thay cửa.
Còn nhà của ông bà Việt
kiều này, là một dãy nhà ngang 8 phòng, mỗi người con một phòng, có cả phòng
khách riêng, rộng rãi, có phòng ăn riêng, có bếp riêng, có một ô cửa nhỏ ở bếp,
để chuyển đồ ăn sang phòng ăn. Toa lét thì hầu như mỗi phòng đều có một toa
lét, sang trọng như khách sạn. Hầu hết những đồ để làm nhà, như gạch hoa lát
sàn nhà, bồn rửa mặt, toa-let, đồ gỗ, và những chiếc giường sắt có lò so
êm,,,ông bà đều chở từ Tân Đảo về. Một cái vườn rộng bát ngát trồng đủ thứ hoa
quả, nào ổi, nào táo, nào cam, bưởi,,,và một cái ao cá lúc nhúc cá. Khi đến nhà
ông bà Việt kiều này, tôi cảm thấy như lạc vào một thế giới khác, trên cõi
tiên.
Ông bà Việt kiều này về nước vào đầu những năm 1960, theo lời kêu gọi của Chính phủ ta, và của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hồi đó, ngày 23 tháng 10, năm 1959, Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký một Nghị quyết không có số má gì cả, nên gọi là Nghị quyết không số, về vấn đề “Việc đón tiếp Việt kiều Thái Lan, Tân Đảo, Tân Thế giới về nước”.
Thế cho nên hàng chục ngàn Việt kiều từ 3 nước đó đã về nước trong những năm 1960, trong đó có gia đình ông bà này. Người Việt ta bị thực dân Pháp đưa sang Tân Đảo từ năm 1891, để làm phu đồn điền dừa, chuối, hoa qủa, làm hầm mỏ,,,.Cuộc sống khi đó ở Tân Đảo hết sức cực nhọc. Khi đó, tình hình chung ở cả thế giới đều còn nghèo đói như thế cả, ở Việt Nam ta còn nghèo đói hơn.
Ông bà Việt kiều Tân Đảo này sang Tân Đảo thuộc thế hệ thứ nhất, khoảng những năm 1920. Các con ông bà là thế hệ thứ hai, tất cả đều sinh ra và lớn lên ở Tân Đảo, nên khi về nước chưa biết tiếng Việt, tiếng Pháp thì nói như người Pháp rồi. Nhưng chỉ vài năm ở Việt Nam, là con cái ông bà nói tiếng Việt như gió. Bố tôi biết tiếng Pháp, nên khi đến nhà ông bà, bố thường nói tiếng Pháp với các con của ông bà. Hai ông bà thì tiếng Pháp không giỏi, chỉ nói tiếng bồi.
Ông bà Việt kiều này về nước vào đầu những năm 1960, theo lời kêu gọi của Chính phủ ta, và của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hồi đó, ngày 23 tháng 10, năm 1959, Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký một Nghị quyết không có số má gì cả, nên gọi là Nghị quyết không số, về vấn đề “Việc đón tiếp Việt kiều Thái Lan, Tân Đảo, Tân Thế giới về nước”.
Thế cho nên hàng chục ngàn Việt kiều từ 3 nước đó đã về nước trong những năm 1960, trong đó có gia đình ông bà này. Người Việt ta bị thực dân Pháp đưa sang Tân Đảo từ năm 1891, để làm phu đồn điền dừa, chuối, hoa qủa, làm hầm mỏ,,,.Cuộc sống khi đó ở Tân Đảo hết sức cực nhọc. Khi đó, tình hình chung ở cả thế giới đều còn nghèo đói như thế cả, ở Việt Nam ta còn nghèo đói hơn.
Ông bà Việt kiều Tân Đảo này sang Tân Đảo thuộc thế hệ thứ nhất, khoảng những năm 1920. Các con ông bà là thế hệ thứ hai, tất cả đều sinh ra và lớn lên ở Tân Đảo, nên khi về nước chưa biết tiếng Việt, tiếng Pháp thì nói như người Pháp rồi. Nhưng chỉ vài năm ở Việt Nam, là con cái ông bà nói tiếng Việt như gió. Bố tôi biết tiếng Pháp, nên khi đến nhà ông bà, bố thường nói tiếng Pháp với các con của ông bà. Hai ông bà thì tiếng Pháp không giỏi, chỉ nói tiếng bồi.
Thỉnh thoảng, bố mượn
ông bà cái xe đạp Peugeot để về quê, vì xe đạp Peupeot rất tốt, đi đường xa
không sợ bị hỏng. Cái xe đạp Thống Nhất của bố mẹ tôi thì năm ngày ba tật, nên
không thể đi về quê xa được.
Ông bà Việt kiều này kể
khi mới sang Tân Đảo thì cũng khổ lắm. Nhưng rồi kinh tế cứ dần dần khá lên.
Đến những năm 1950, 1960, khi chuẩn bị về Việt Nam, nhà ông bà đã có mấy chục
ha vườn dừa, chuối,,, kinh tế rất khá giả, các con đều được đi học tử tế, mấy
người con lớn đều đã có công việc ổn định. Ông bà khi mới sang Tân Đảo, chỉ làm
phu đồn điền, cực khổ trăm bề. Nhưng nay, ông bà đã là ông bà chủ, thuê người
làm.
Thế nhưng nghe theo
tiếng gọi của Nhà nước Việt Nam ta, của Cụ Hồ, ông bà bỏ lại tất cả, đưa cả gia
đình với gần chục người con về quê “đóng góp xây dựng đất nước”. Dân số nước
Tân Đảo thuộc Pháp khi đó có hơn 150.000 người, thì người Việt Nam ta khi đó có
khoảng 12.000 người. Theo lời kêu gọi của Cụ Hồ, đã có khoảng một nửa, tức là
khoảng 6000 Việt kiều Tân Đảo hồi hương về nước vào đầu những năm 1960.
Chính phủ ta khi đó
giành rất nhiều ưu đãi cho bà con Việt kiều hồi hương, như bán đất rẻ, ưu tiên
tạo việc làm, ưu tiên cho đổi tiền, ưu tiên cho mua cái này, cái kia,,,.
Thế nhưng tình hình chung của đất nước có nhiều khó khăn, nên bà con Việt kiều về nước cũng chịu chung cảnh ngộ. Nhưng khi đất nước còn chiến tranh, bà con Việt kiều đều cố gắng chịu đựng cùng nhân dân cả nước, chăm chỉ, chịu khó lao động, gây dựng cuộc sống.
Sau năm 1975, Nhà nước áp dụng chính sách Cải tạo Công thương nghiệp, đánh tư sản, đánh người giàu, nên đất nước rơi vào khủng hoảng kinh tế-xã hội trầm trọng. Hàng triệu người bỏ nước, vượt biển ra nước ngoài.
Thế nhưng tình hình chung của đất nước có nhiều khó khăn, nên bà con Việt kiều về nước cũng chịu chung cảnh ngộ. Nhưng khi đất nước còn chiến tranh, bà con Việt kiều đều cố gắng chịu đựng cùng nhân dân cả nước, chăm chỉ, chịu khó lao động, gây dựng cuộc sống.
Sau năm 1975, Nhà nước áp dụng chính sách Cải tạo Công thương nghiệp, đánh tư sản, đánh người giàu, nên đất nước rơi vào khủng hoảng kinh tế-xã hội trầm trọng. Hàng triệu người bỏ nước, vượt biển ra nước ngoài.
Có lần, có người hỏi ông
bà là vì sao lại dại dột về nước, ở tân Đảo đang sung sướng như thế, về nước
cộng sản hà khắc, chẳng khác rơi vào cảnh địa ngục,,,.Còn yêu nước, thì ở đâu
mà chẳng yêu nước được,,,.Ông im lặng, không nói gì. Chỉ bà nói là vì Cụ Hồ kêu
gọi, nên ông bà mới quyết định về. Chứ bỏ lại mấy chục ha chuối, dừa, hoa quả,
trong nhà có 3 cái xe hơi cũng bán để về nước, con cái đang học hành tử tế, hai
đứa lớn đã có việc làm ổn định ở Tân Đảo, mà cũng bỏ để về,,,cũng tiếc lắm.
“ Tất cả chỉ vì yêu
nước, vì lời kêu gọi của Cụ Hồ”-bà nói. Rồi bà nói thêm bây giờ về Việt Nam, nhà bà còn khá, sung
sướng, vì ở gần Hà Nội, và con cái cũng trưởng thành nhanh, có việc làm ở Hà
Nội. Chứ nhiều bạn của ông bà, từ Tân Đảo về, lên Tuyên Quang xây dựng kinh tế
mới, còn khổ sở hơn thời làm nô lệ phu mỏ ở Tân Đảo hồi xưa. Bà nói nhiều người
thấy dại, nhưng đã muộn, muốn quay lại Tân Đảo, nhưng về rồi, quay lại thế nào
được nữa.
Nghe nói, sau đó, hai người con trai của ông bà Việt kiều này cũng vượt biển ra nước ngoài. Nghe nói, họ muốn quay lại Tân Đảo. Không biết họ có đi lọt, và an toàn không. Vì sau đó, ông bà Việt kiều cũng già ốm chết, các con khác cũng phiêu bạt mỗi người một nơi, nên bố mẹ tôi cũng không liên lạc nữa. Cái nhà cõi tiên mà tôi đã từng đến, nay đã bán, và quang cảnh cũng đã thay đổi, không còn nhận ra nữa.
Nghe nói, sau đó, hai người con trai của ông bà Việt kiều này cũng vượt biển ra nước ngoài. Nghe nói, họ muốn quay lại Tân Đảo. Không biết họ có đi lọt, và an toàn không. Vì sau đó, ông bà Việt kiều cũng già ốm chết, các con khác cũng phiêu bạt mỗi người một nơi, nên bố mẹ tôi cũng không liên lạc nữa. Cái nhà cõi tiên mà tôi đã từng đến, nay đã bán, và quang cảnh cũng đã thay đổi, không còn nhận ra nữa.
Người Tân Đảo không muốn
độc lập
Thuyền trưởng Đại úy
người Anh nổi tiếng tên là James Cook phát hiện ra New Caledonia đầu tiên vào
ngày mồng 4 tháng 9 năm 1774. Chính Đại úy Cook đã đặt tên cho hòn đảo trù phú
đẹp đẽ này là New Caledonia, để tưởng nhớ quê ông ở Scottland, vì tên Caledonia
là tên cũ, chữ Latin của Scottland. Và bây giờ, với người Việt Nam ta, thì
chúng ta gọi là Tân Đảo-đảo mới.
Sau đó, người Pháp đầu
tiên đến New Caledonia là ông Jean-Francois de Galaup, năm 1788. Sau đó, ông
Jean biến mất, mà người ta tin rằng ông bị người bản xứ ăn thịt, vì tục ăn thịt
người rất phổ biến ở vùng đảo này. Năm 1849, chiếc tàu Cutter của Mỹ bị trôi dạt
vào đảo, và toàn bộ thủy thủ đoàn bị giết, và cũng bị ăn thịt.
Ngày 23 tháng 9 năm
1853, Hoàng đế Napoleon III của Pháp chính thức ra lệnh đánh chiếm quần đảo New
Caledonia, và cho thành lập thành phố Port-de-France, mà nay là tên Noumea-thủ
đô của New Caledonia.
Khi đó cư dân ở New
Caledonia chủ yếu là người Kanak, và người Melanesian, và một vài bộ tộc khác,
dân số chỉ vài chục nghìn người, vô cùng lạc hậu, có tục ăn thịt người, và ở
truồng, ở bộ phận sinh dục nam có buộc các đồ trang trí, mang lao dài để săn
bắn, và đánh nhau với bộ lạc khác. Người Kanak và người Melanesian lạc hậu như
vậy, nên dễ dàng bị người Pháp cai trị và đô hộ. Nghe có vẻ bi đát, nhưng như
thế lại hay.
Bởi vì một nước lạc hậu,
bị một nước văn minh đô hộ, thì hoàn toàn khác với một nước lạc hậu đô hộ một
nước văn minh. Nhờ sự cai trị của người Pháp, các tộc người nguyên thủy ở New
Caledonia bỏ được tục lệ ăn thịt người, bỏ được cách đeo đủ thứ trang trí lỉnh
kỉnh vào bộ phận sinh dục nam, và bắt đầu mặc quần áo, mặc comple, đeo cà-vạt,
đội mũ phớt, đi giày, nói tiếng Pháp, và học văn minh Pháp, học cách kinh
doanh, làm khoa học, giáo dục, phong cách sống,,,của Pháp.
Đầu tiên, người Pháp đã
đưa nhiều tù nhân các loại từ nước Pháp di chuyển đến New Caledonia, coi như bị
đày xa xứ. Những người Pháp tù này, và người Kanak, người Melanesian,,, đã tạo
nên phần lớn dân số New Caledonia ngày nay.
Hiện nay, dân số New
Caledonia là khoảng hơn 250.000 người, trong đó người Kanak và người Melanesian
là khoảng 40%, người Pháp và người Âu khác chiếm khoảng 34%. Còn lại là người
thiểu số khác, và người Việt-khoảng 2% dân số. Diện tích New Caledonia khoảng
18.500 km2. Như vậy, diện tích New Caledonia rộng gấp khoảng 30 lần nước
Singapore, nhưng dân số chỉ bằng 1/50 nước Singapore (dân số Singapore khoảng
hơn 5 triệu). Bởi vậy, đất đai, thiên nhiên ở đây rất thoải mái.
Năm 1942, quân đội Mỹ
đóng ở Noumea, có khoảng 50.000 lính Mỹ, đông hơn dân số New Caledonia, để đánh
nhau với quân đội Nhật. Từ năm 1953, khi Việt Nam ta đang chuẩn bị đánh trận
Điện Biên Phủ, để tống cổ người Pháp đi, thì ở New Caledonia, Chính phủ Pháp
quyết định cấp Hộ chiếu Pháp cho tất cả cư dân New Caledonia. Người dân New
Caledonia vui mừng đón nhận Hộ chiếu này. Với Hộ chiếu Pháp, người New
Caledonia đi du lịch toàn thế giới mà không cần phải vi-sa. Người dân New
Caledonia không cần độc lập, họ chỉ cần nhân dân hạnh phúc.
Vì sao Chính phủ Pháp không cấp Hộ chiếu Pháp cho toàn dân Việt Nam ta, như đã làm với người New Caledonia? Bởi vì người Việt Nam ta có chí quật cường, cứ đánh nhau với Pháp mãi để đòi độc lập, nên người Pháp không thể làm như thế được. Giả sử, nếu như Chính phủ Pháp quyết định cấp Hộ chiếu Pháp cho toàn dân Việt Nam ta vào năm 1953, thì có lẽ phần lớn dân Việt Nam ta sẽ ném trả cái Hộ chiếu đó, không cần, vì người Việt Nam vốn anh hùng, ta thích độc lập. Hơn nữa, dân ta lại có Đảng quang vinh lãnh đạo, lại có Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại chỉ đường, nên chắc chắn là nhiều người Việt Nam với tinh thần yêu nước “lồng làn” (nói ngọng), sẽ vứt trả cái Hộ chiếu Pháp đó.
Vì sao Chính phủ Pháp không cấp Hộ chiếu Pháp cho toàn dân Việt Nam ta, như đã làm với người New Caledonia? Bởi vì người Việt Nam ta có chí quật cường, cứ đánh nhau với Pháp mãi để đòi độc lập, nên người Pháp không thể làm như thế được. Giả sử, nếu như Chính phủ Pháp quyết định cấp Hộ chiếu Pháp cho toàn dân Việt Nam ta vào năm 1953, thì có lẽ phần lớn dân Việt Nam ta sẽ ném trả cái Hộ chiếu đó, không cần, vì người Việt Nam vốn anh hùng, ta thích độc lập. Hơn nữa, dân ta lại có Đảng quang vinh lãnh đạo, lại có Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại chỉ đường, nên chắc chắn là nhiều người Việt Nam với tinh thần yêu nước “lồng làn” (nói ngọng), sẽ vứt trả cái Hộ chiếu Pháp đó.
Thế rồi, để đến đầu
những năm 1980, trước cổng Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội, nằm trên đường Bà
Triệu, hàng ngày có hàng đoàn người Việt ta xếp hàng dài, để hỏi xin có được
hưởng lại tiền lương hưu Pháp, thậm chí có thể xin được Hộ chiếu Pháp, với lý
do họ là những người trước đây, thời Pháp thuộc, đã từng làm việc trong các cơ
quan Chính quyền của Pháp. Tất nhiên là không được.
Mình đã đánh đuổi người
ta đi rồi, nay lại xin xỏ người ta, đâu có được. Lịch sử đã sang trang rồi.
Muộn rồi. Thế mới biết, khôngh có cái dại nào bằng cái dại nào. Nhớ lại những
tiếng thét hô “xung phong” vang dậy tại trận Điện Biên Phủ năm nào, mà nay,
ngửa tay đi xin xỏ người ta,,,.
Tôi nhớ, gần nhà tôi có
anh con lai Pháp. Thời Pháp, có tên lính Pháp dã man nào đó cưỡng hiếp một chị
phụ nữ, rồi đẻ ra anh đó. Lớn lên, anh đó đẹp trai nổi tiếng, râu quai nón, to
cao, mắt sâu, mũi cao,,,.Nom anh có chất Tây nhiều hơn chất Ta. Nhưng vì là con
lai với người Pháp, nên chẳng có mấy ai kết bạn, yêu đương. Anh ấy làm nghề
đánh xe bò kiếm sống, nuôi mẹ già. Mỗi khi anh ấy đánh xe bò qua gần chúng tôi,
bọn trẻ con chúng tôi lại chạy theo anh ấy gọi to “ông Tây, ông Tây”. Anh ấy
chỉ cười hiền lành, không giận chúng tôi.
Thế rồi, đầu những năm 1980, Chính phủ Pháp có chính sách nhận về Pháp tất cả con lai Pháp. Ối chao ơi, đột nhiên có biết bao nhiêu là người đến nhận anh ấy là họ hàng, máu mủ, ruột thịt. Rồi có mấy cô gái đột nhiên đến tán tỉnh anh ấy, xin kết nghĩa tơ tằm trăm năm. Thế rồi anh ấy đi Pháp, đưa theo người mẹ già. Chỉ thế thôi, để lại bao nỗi tiếng ngẩn ngơ cho bao nhiêu người vốn hắt hủi anh ấy.
Thế rồi, đầu những năm 1980, Chính phủ Pháp có chính sách nhận về Pháp tất cả con lai Pháp. Ối chao ơi, đột nhiên có biết bao nhiêu là người đến nhận anh ấy là họ hàng, máu mủ, ruột thịt. Rồi có mấy cô gái đột nhiên đến tán tỉnh anh ấy, xin kết nghĩa tơ tằm trăm năm. Thế rồi anh ấy đi Pháp, đưa theo người mẹ già. Chỉ thế thôi, để lại bao nỗi tiếng ngẩn ngơ cho bao nhiêu người vốn hắt hủi anh ấy.
Mà đâu chỉ có người
Pháp. Với người Mỹ cũng vậy. Cũng đầu những năm 1980, Chính Phủ Mỹ có chính
sách nhận về Mỹ tất cả con lai mỹ. Thế là ối chao ơi. Ngày xưa “đánh cho Mỹ
cút, đánh cho Ngụy nhào” quyết liệt như thế, mà nay, biết bao nhiêu người tìm
cách làm hồ sơ giả để nhận mấy người con lai Mỹ đó làm con nuôi của mình, để
được cùng sang Mỹ.
Một người quen của tôi, vốn là bộ đội xuất ngũ, cũng làm hồ sơ như thế. Không hiểu anh ta làm thế nào mà kiếm được Chứng Minh Thư mới, thay đổi tất cả họ tên, để khớp với họ tên và lí lịch của một người con lai Mỹ. Nhưng mà rồi Lãnh sự quán Mỹ ở Sài Gòn (khi đó chưa có Đại sứ quán Mỹ) phát hiện, nên chỉ có người con lai Mỹ được đi Mỹ, còn gia đình ông bố nuôi giả này thì bị loại. Nghe nói, anh ta mất nhiều tiền lắm cho vụ này.
Một người quen của tôi, vốn là bộ đội xuất ngũ, cũng làm hồ sơ như thế. Không hiểu anh ta làm thế nào mà kiếm được Chứng Minh Thư mới, thay đổi tất cả họ tên, để khớp với họ tên và lí lịch của một người con lai Mỹ. Nhưng mà rồi Lãnh sự quán Mỹ ở Sài Gòn (khi đó chưa có Đại sứ quán Mỹ) phát hiện, nên chỉ có người con lai Mỹ được đi Mỹ, còn gia đình ông bố nuôi giả này thì bị loại. Nghe nói, anh ta mất nhiều tiền lắm cho vụ này.
Thế đấy. Đánh cho
Pháp-Mỹ cút, để giành độc lập, cuối cùng, chẳng thấy độc lập đâu, chỉ thấy sự
độc tài chuyên chế, mất tự do, mất dân chủ, đói nghèo, bất công xã hội, tham
nhũng, trộm cắp, lừa đảo, hỗn láo,,,để rồi nhiều người lại muốn bỏ nước ra đi.
Trở lại chuyện New Caledonia, năm 1986, Ủy ban Xóa bỏ chế độ thuộc địa của Liên Hiệp Quốc đã liệt New Caledonia vào Danh sách Các lãnh thổ không có quyền tự quyết của Liên Hiệp Quốc-United Nations List of Non-Self-Governing Teriiritories”.
Cái ông Liên Hiệp Quốc
này đôi khi cũng rách việc. Người ta đang sống yên ổn, tự nhiên lại bới chuyện
lên. Vì cái danh sách đó, thế là ở New Caledonia, người dân bắt đầu thảo luận
sôi nổi về việc độc lập hay không độc lập.
Đảng Rally-UMP đang nắm
quyền ở New Caledonia chủ trương không cần độc lập, chỉ cần dân ấm no, hạnh
phúc, và phải dựa vào Pháp để phát triển đất nước và bảo vệ tổ quốc.
Đảng Avenir Ensemble mới thành lập cũng không chủ trương đòi độc lập, nhưng muốn có nhiều quyền tự quyết hơn.
Đảng Avenir Ensemble mới thành lập cũng không chủ trương đòi độc lập, nhưng muốn có nhiều quyền tự quyết hơn.
Những người hi vọng sẽ
dành được quyền lãnh đạo đã lớn tiếng mạnh nhất đòi độc lập. Đại diện cho tư
tưởng này là Phong trào FLNKS (Front de Liberation Nationale Kanak et
Socialiste) mới thành lập năm 1984, gồm một số nhóm chính trị nhỏ, phần lớn là
người bản địa Kanak, và một số người Âu bất mãn, họ chủ trương đòi độc lập hoàn
toàn và ngay lập tức. Và họ đã phân chia ghế sẵn ai làm Thủ tướng, ai làm Bộ
trưởng, oai lắm. Từ nay, đi ra nước ngoài, họ sẽ ngồi ghế ngang hàng với Tổng
thống Pháp, Thủ tướng Pháp. Họ không cần biết số phận của nhân dân New
Caledonia sẽ ra sao nếu có “độc lập”.
Phần lớn nhân dân New
Caledonia đều hiểu rằng nếu độc lập, thì thực ra chỉ là độc lập cho mấy kẻ lãnh
đạo chóp bu người bản xứ, tức là chỉ là cái ghế lãnh đạo cho mấy kẻ trong Phong
trào FLNKS. Thế cho nên, năm 1987, cuộc Trưng cầu dân ý ở New Caledonia được tổ
chức. Kết quả cuộc Trưng cầu dân ý này là đại bộ phận nhân dân New Caledonia
không muốn độc lập, chỉ muốn yên ổn làm ăn.
Nhiều người dân New
Caledonia nói rất đơn giản: “Chúng ta đã là người Pháp rồi, thì còn độc
lập với ai nữa hả?”, “mấy ông FLNKS muốn độc lập để giành ghế lãnh đạo, thì hãy
đi ra ngoài biển, tìm chỗ khác chơi. Chúng tôi đã nhìn thấy nhiều nước bị cái
“độc lập” này lừa rồi. Mấy nước đó giành được độc lập, rồi bị rơi vào tay mấy
kẻ độc tài thôi, còn tồi tệ hơn bọn thực dân. Chúng tôi không muốn bị lừa”.
Phong trào FLNKS không
hài lòng với kết quả cuộc Trưng cầu dân ý. Năm 1988, lực lượng vũ trang nhỏ của
Phong trào FLNKS gồm 30 chiến binh đã bắt làm con tin 27 người dân, trong đó có
1 sen đầm-cảnh sát, và yêu cầu Chính phủ Pháp trao trả độc lập ngay lập tức cho
New Caledonia. Cuộc khủng hoảng con tin này được gọi là Ouvea cave hostage
taking, diễn ra từ ngày 22 tháng 4 năm 1988, đến ngày mồng 5 tháng 5 năm 1988,
tại đảo Ouvea.
Chính phủ Pháp từ chối
đàm phán với những kẻ bắt cóc, và cử Nhóm Đặc nhiệm gồm 60 người đến đảo Ouvea
để giải cứu con tin. Nhóm Đặc nhiệm phạm một sai lầm lớn, là đã tấn công vào
một hang núi cách xa hang núi mà bọn bắt cóc trú ẩn khoảng 300 mét, nên bọn bắt
cóc đã phát hiện việc bị tấn công, và chuẩn bị đề phòng. Nên kết quả là 3 nhân
viên Đặc nhiệm bị bọn bắt cóc bắn chết, 1 bị thương. Nhưng rất may, là giải cứu
được an toàn tất cả người bị bắt cóc, và 19 tên bắt cóc bị tiêu diệt, kể cả thủ
lĩnh nhóm bắt cóc.
Sau cuộc khủng hoảng con
tin này, Thỏa ước Noumea 1988 được ký kết, theo đó, trong khoảng thời gian từ
năm 2014 đến năm 2018, người dân New Caledonia sẽ tiến hành cuộc Trưng cầu dân
ý thứ hai, để lại xem ai muốn độc lâp, ai không muốn. Nếu phần lớn dân bỏ phiếu
muốn độc lập, Chính phủ Pháp sẽ trao trả độc lập.
Lại một lần nữa, chúng
ta thấy người dân New Caledonia có cách đòi độc lập khác Việt Nam ta. Họ dùng
Trưng cầu dân ý, chứ không dùng chiến tranh, không dùng trận Điện Biên Phủ như
Việt Nam ta. Những kẻ cực đoan như Phong trào FLNKS đòi độc lập bằng bạo lực
thì bị tiêu diệt ngay, và không có ai nối tiếp những kẻ này.
Theo Thỏa ước Noumea năm
1988 này, nếu phần lớn cư dân New Caledonia đồng ý muốn độc lập, họ sẽ có thể
thay đổi tên nước, làm Quốc ca riêng, làm cờ riêng, và đồng tiền riêng. Năm
2011, nhiều ý kiến đòi làm lá cờ riêng thứ hai, đại diện cho người Kanak. Kết
quả, lá cờ thứ hai của New Caledonia, đại diện cho người Kanak, được Quốc hội
New Caledonia thông qua, với hình trang trí gì đó không hiểu, nếu nhìn từ xa
thì trông hơi giống con tôm, hoặc hình hoa văn gì đó. Như vậy, từ năm 2011, New
Caledonia có 2 lá cờ chính thức, một lá cờ 3 vạch của Pháp, và một lá cờ của
người Kanak. Trên thế giới, có vài nước, và vài vùng lãnh thổ có 2 lá cờ chính
thức như vậy.
Nhiều người New
Caledonia phản đối việc này, vì cho rằng nó chỉ có tính hình thức, không cần
thiết. Điều quan trọng nhất là kinh tế- xã hội phát triển, nhân dân hạnh phúc.
Nước Tân Đảo ngày nay
Nước Tân Đảo ngày nay
Thỉnh thoảng, đọc mấy
bài báo của các báo nói về Việt kiều Tân Đảo hồi hương, như báo Công An, báo
Báo Mới, báo Việt Báo,,, chỉ thấy nói nhiều đến thời kỳ người Việt ta mới sang
Tân Đảo làm phu đồn điền, phu mỏ, khổ sở, bị bóc lột. Từ đó, các bài báo bồi
bút đó ca ngợi chính sách cho hồi hương của Đảng ta, và ca ngợi lòng yêu nước
của bà con Việt kiều hồi hương.
Cái câu chuyện của ông bà Việt kiều mà gia đình tôi quen nói lên một sự thật khác về bà con Việt kiều Tân Đảo. Cái chuyện phu mỏ đồn điền là cách đây cả gần trăm năm rồi. Nước Tân Đảo giờ đây đã khác một trời một vực so với thời làm phu đồn điền, phu mỏ.
Trình độ văn minh ở New Caledonia bây giờ không khác gì các nước EU. Bây giờ, đến New Caledonia, không thể hình dung được rằng chỉ cách đây hơn 100 năm xứ xở này vẫn là xứ xở của những người ăn thịt người, cởi truồng, và trang trí đủ thứ lỉnh kỉnh vào bộ phận sinh dục,,,.
Cái câu chuyện của ông bà Việt kiều mà gia đình tôi quen nói lên một sự thật khác về bà con Việt kiều Tân Đảo. Cái chuyện phu mỏ đồn điền là cách đây cả gần trăm năm rồi. Nước Tân Đảo giờ đây đã khác một trời một vực so với thời làm phu đồn điền, phu mỏ.
Trình độ văn minh ở New Caledonia bây giờ không khác gì các nước EU. Bây giờ, đến New Caledonia, không thể hình dung được rằng chỉ cách đây hơn 100 năm xứ xở này vẫn là xứ xở của những người ăn thịt người, cởi truồng, và trang trí đủ thứ lỉnh kỉnh vào bộ phận sinh dục,,,.
Đến bây giờ, năm 2012, thu nhập bình quân đầu
người của hơn 250.000 dân New Caledonia là hơn 38.000 USD/ người/ năm, cao hơn
mức sống của nước New Zealand, chỉ kém mức sống của nước Pháp một chút.
,,,.(Nước Pháp là 42.000 USD/người/năm-năm 2012).
Hơn 6000 người Việt không nghe theo tiếng gọi của Cụ Hồ, không về nước, vẫn ở lại New Caledonia, cũng có mức sống cao bình quân 38.000 USD/ năm/ người như thế.
Ở nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa của ta ngày nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng quang vinh, thắng Pháp, thắng Mỹ, thắng Polpot, thắng Tàu, thì sao? Thu nhập bình quân đầu người khoảng 1200 USD/người/ năm. Chênh nhau khoảng 30 lần. Hơn nữa, không có báo chí tư nhân, không có bầu cử tự do, không có tự do tư tưởng, không có tự do hội họp, không có tự do lập hội,,,.Còn người dân New Caledonia, “bị người Pháp cai trị”, thì vừa có mức sống bình quân 38.000 USD/ năm, vừa có tự do báo chí, có tự do tư tưởng, có tự do hội họp, có tự do lập hội, có tự do phê phán Chính phủ, có tự do bầu cử, có tự do Đảng phái,,,.
Hơn 6000 người Việt không nghe theo tiếng gọi của Cụ Hồ, không về nước, vẫn ở lại New Caledonia, cũng có mức sống cao bình quân 38.000 USD/ năm/ người như thế.
Ở nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa của ta ngày nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng quang vinh, thắng Pháp, thắng Mỹ, thắng Polpot, thắng Tàu, thì sao? Thu nhập bình quân đầu người khoảng 1200 USD/người/ năm. Chênh nhau khoảng 30 lần. Hơn nữa, không có báo chí tư nhân, không có bầu cử tự do, không có tự do tư tưởng, không có tự do hội họp, không có tự do lập hội,,,.Còn người dân New Caledonia, “bị người Pháp cai trị”, thì vừa có mức sống bình quân 38.000 USD/ năm, vừa có tự do báo chí, có tự do tư tưởng, có tự do hội họp, có tự do lập hội, có tự do phê phán Chính phủ, có tự do bầu cử, có tự do Đảng phái,,,.
Con cháu của người Việt thế hệ thứ ba, thứ tư, thứ năm hiện nay rất
thành đạt. Có người gốc Việt hiện nay là chủ hầm mỏ khai thác nickel, giàu có
cỡ triệu phú. Có người gốc Việt là chủ một sân bay. Có nhiều gia đình gốc Việt
là chủ sơ hữu những cánh đồng dừa, chuối,,,bát ngát hàng nghìn ha,,,.Có người
gốc Việt đã tham gia vào Chính quyền địa phương, làm nghị sĩ địa phương,,,. Nếu
các Việt kiều này nghe theo tiếng gọi của Cụ Hồ, họ về quê hương “tham gia xây
dựng đất nước”, thì số phận của họ cũng bi đát như những Việt Kiều Tân Đảo ở
Tuyên Quang, Hải Phòng, Hà Nội, Bắc Ninh,,,để nếu có cơ h
Các phúc lợi xã hội ở New Caledonia đều rất cao.
Người thất nghiệp được trợ cấp, không sợ bị đói. Người già cô đơn, không gia
đình được Chính quyền chăm sóc miễn phí. Nền học vấn ở New Caledonia hoàn toàn
giống và ngang bằng với Pháp. Xã hội New Caledonia thanh bình, ít tội phạm, con
người lịch sự, tử tế với nhau, trẻ con vui tươi, hạnh phúc,,,. Người Pháp cai
trị New Caledonia cũng giống như họ cai trị Việt Nam ta, các văn hóa truyền
thống của người bản xứ Kanak như kết hôn, thừa kế, nhận con nuôi, giao kèo về
đất đai,,,vẫn được tôn trọng, người Pháp không can thiệp. Thế cho nên nếu đến
New Caledonia ngày nay, chúng ta sẽ thấy rõ ngay đây là một xứ xở vừa văn minh,
hiện đại, nhưng cũng đậm đà bản sắc dân tộc Kanak rất rõ.
Thật tội nghiệp cho những Việt kiều Tân Đảo “nghe theo tiếng gọi của Đảng”, về nước “xây dựng đất nước”, để rồi bây giờ nhiều người muốn quay lại Tân Đảo mà không được.
Thật tội nghiệp cho những Việt kiều Tân Đảo “nghe theo tiếng gọi của Đảng”, về nước “xây dựng đất nước”, để rồi bây giờ nhiều người muốn quay lại Tân Đảo mà không được.
Số phận Việt Nam ta.
4 năm sau khi người Pháp đô hộ New Caledonia-vào năm 1853, thì ở Việt Nam ta, năm 1857, tàu chiến Pháp lần đầu tiên đến cảng Đà Nẵng, trình thư đề nghị bang giao, buôn bán. Nhưng triều đình vua Tự Đức từ chối. Từ đó dẫn đến chiến tranh Việt- Pháp liên miên.
Người Việt Nam ta vốn có ý chí quật cường, không chịu bị nước khác đô hộ, nên người Việt Nam ta chống Pháp rất quyết liệt. Nào Phan Đình Phùng, nào Hoàng Hoa Thám, nào Trương Định, Trần Cao Vân, nào Vua Hàm Nghi,,,,. Nhưng rồi vũ khí của Pháp hơn hẳn người Việt Nam ta, nên họ thắng.
Năm 1867, người Pháp chiếm 3 tỉnh Nam Bộ, làm
lãnh thổ của Pháp, giống như New Caledonia.
Năm 1884, người Pháp đặt sự cai trị lên toàn bộ nước Việt Nam. Người Pháp bóc lột dân ta thậm tệ, nhưng cũng bắt đầu làm đường xe lửa, làm sân bay, bến cảng, mở nhà máy, lập công ty, khai mỏ than ở Hòn Gai, mở đồn điền, mở các trường đại học, lập bệnh viện, làm đường tàu điện leng keng ở Hà Nội, xây Nhà hát lớn Hà Nội, Nhà hát nhỏ Sài Gòn,,.
Năm 1884, người Pháp đặt sự cai trị lên toàn bộ nước Việt Nam. Người Pháp bóc lột dân ta thậm tệ, nhưng cũng bắt đầu làm đường xe lửa, làm sân bay, bến cảng, mở nhà máy, lập công ty, khai mỏ than ở Hòn Gai, mở đồn điền, mở các trường đại học, lập bệnh viện, làm đường tàu điện leng keng ở Hà Nội, xây Nhà hát lớn Hà Nội, Nhà hát nhỏ Sài Gòn,,.
Nhạc sĩ Phạm Duy kể lại rằng năm 1952, ông đi từ
Hà Nội đi Nam Định, đi bằng máy bay. Bây giờ, đã hơn 60 năm trôi qua, người
Việt Nam ta vẫn còn chưa dám mơ đến việc đi từ Hà Nội đi Nam Định bằng máy bay.
Có lẽ, phải vài chục năm nữa.
Sự lãnh đạo của Đảng quang vinh đã làm nước Việt
Nam ta thụt lùi hàng trăm năm.
Người Pháp cũng áp dụng nền giáo dục Pháp cho toàn nước Việt Nam,,,,.Nhờ thế mà bố tôi cũng được học tiếng Pháp từ nhỏ, từ 7 tuổi đến 14 tuổi, đến khi ngày “Toàn quốc kháng chiến 19 tháng 12 năm 1946”. Bố tôi nói tiếng Pháp như gió, còn anh chị em tôi thì sinh ra dưới chế độ xã hội chủ nghĩa tươi đẹp, chẳng biết tí tiếng Pháp nào, chẳng biết văn minh Pháp ra sao, chỉ được học “Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh; Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng,,,”. Dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, chúng ta được học “Sáu điều Bác Hồ dạy”:
“1-Yêu Tổ quốc; 2-Yêu đồng bào; 3- Học tập tốt; 4-Lao động tốt; 5- Giữ gìn vệ sinh thật tốt; 6-Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm;”.
Người Pháp cũng áp dụng nền giáo dục Pháp cho toàn nước Việt Nam,,,,.Nhờ thế mà bố tôi cũng được học tiếng Pháp từ nhỏ, từ 7 tuổi đến 14 tuổi, đến khi ngày “Toàn quốc kháng chiến 19 tháng 12 năm 1946”. Bố tôi nói tiếng Pháp như gió, còn anh chị em tôi thì sinh ra dưới chế độ xã hội chủ nghĩa tươi đẹp, chẳng biết tí tiếng Pháp nào, chẳng biết văn minh Pháp ra sao, chỉ được học “Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh; Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng,,,”. Dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, chúng ta được học “Sáu điều Bác Hồ dạy”:
“1-Yêu Tổ quốc; 2-Yêu đồng bào; 3- Học tập tốt; 4-Lao động tốt; 5- Giữ gìn vệ sinh thật tốt; 6-Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm;”.
Chúng ta coi như đó là lời Thánh dạy cho các
cháu thiếu niên, nhi đồng Việt Nam. Không có một ai dám nghĩ trái với 6 điều Thánh
dạy đó. Không có ai nghĩ rằng 6 Điều Bác Hồ dạy này có một điều rất thiếu, rất
trái với truyền thống dân tộc Việt Nam từ ngàn đời nay, đó là phải kính trọng
bố mẹ, ông bà, kính trọng người già, tôn trọng lễ giáo trong làng xã, cộng
đồng. Bởi vậy thế hệ trẻ Việt Nam dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng ta, ra
đường nhìn thấy người già thì mắt cứ trớn lên, sẵn sàng sừng sộ chửi “thằng
già, con già” ngay. Về nhà, nói chuyện với bố mẹ, thì cãi giả nhan nhản, bố, mẹ
nói một câu, thì đốp lại ngay một câu. Đi qua đình, chùa, miếu mạo, là nơi thờ
phụng những người có công với nước, với dân, thì không có thái độ thành kính gì
cả, thái độ trâng tráo, thậm chí còn chỉ chực ăn trộm mấy đồ thờ cúng,,,.
Người Pháp cai trị Việt Nam ta từ năm 1884, đến
năm 1954, không hề phá vỡ truyền thống văn hóa từ ngàn xưa của người Việt Nam
ta. Bởi vậy, dưới thời Pháp thuộc, văn hóa truyền thống từ ngàn xưa của người
Việt Nam ta vẫn giữ được, và còn phát triển lên thành văn hóa “người Việt Thanh
lịch”, “người Hà Nội Thanh lịch”,,,.
Và từ năm 1938, Sài Gòn phát triển rực rỡ, đã
được mệnh danh là “Hòn ngọc Viễn Đông”. Thế nhưng cái ý chí quật cường, anh
hùng của dân tộc ta đã đưa dân tộc Việt Nam ta đến một bờ bến hoàn toàn khác
với nước người New Caledonia. Ngày 19 tháng 5 năm 1890, cậu bé Nguyễn Sinh Cung
chào đời tại làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Lớn lên, cậu Cung trở
thành Nguyễn Tất Thành, rời bến Nhà Rồng, “đi tìm đường cứu nước”. Khi cậu Tất
Thành sang Pháp, cậu trở thành Nguyễn Ái Quốc. Anh Nguyễn Ái Quốc trở nên nổi
tiếng lừng lẫy trong nước Việt Nam, cũng như ở Pháp, khi anh ký Bản Yêu sách 8
điểm của nhân dân An Nam, gửi Hội nghị Versailles năm 1919, để đòi các quyền tự
do, dân chủ cho người Việt Nam ta.
Thế rồi anh Nguyễn Ái Quốc lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam, lập ra phong trào Việt Minh, rồi năm 1945, anh Nguyễn Ái Quốc trở thành Chủ tịch Hồ Chí Minh, giành độc lập cho dân Việt Nam ta. Rồi Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã chiến thắng tại trận Điện Biên Phủ.
Thế là người Pháp bị đuổi, cút ra khỏi Việt Nam, mang theo nền văn minh Pháp.
Thế cho nên số phận nước Việt Nam ta hoàn toàn khác với nước New Caledonia, và ngày nay, nước ta mới vinh dự được Đảng ta lãnh đạo.
Thế rồi anh Nguyễn Ái Quốc lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam, lập ra phong trào Việt Minh, rồi năm 1945, anh Nguyễn Ái Quốc trở thành Chủ tịch Hồ Chí Minh, giành độc lập cho dân Việt Nam ta. Rồi Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã chiến thắng tại trận Điện Biên Phủ.
Thế là người Pháp bị đuổi, cút ra khỏi Việt Nam, mang theo nền văn minh Pháp.
Thế cho nên số phận nước Việt Nam ta hoàn toàn khác với nước New Caledonia, và ngày nay, nước ta mới vinh dự được Đảng ta lãnh đạo.
Rồi ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa bắt đầu cải tạo
công thương nghiệp, rồi hợp tác hóa, quốc hữu hóa, xóa bỏ kinh tế tư nhân, rồi
đủ các từ đẹp đẽ mĩ miều, “Hợp tác xã là nhà, xã viên là chủ”, “thắng giặc Mỹ,
ta sẽ xây dựng gấp mười ngày nay,,,”, “chủ nghĩa cộng sản là làm theo năng lực,
hưởng theo nhu cầu”, “Chính phủ là công bộc của dân; Cán bộ là đày tớ của dân;
Mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân”,,,.
Còn người New Caledonia thì chẳng có chống Pháp
gì cả, học chẳng có “9 năm kháng chiến trường kỳ”, họ không có vị Đại tướng vĩ
đại như Đại tướng Võ Nguyên Giáp của ta, nên học cũng chẳng thể làm nên chiến
thắng Điện Biên Phủ nào cả. Họ cứ nhu mì, hiền lành chịu sự áp bức, bóc lột của
người Pháp. Nhờ sự áp bức, bóc lột đó, nên bây giờ, cuộc sống của người New
Caledonia mới thật là thiên đường trên mặt đất. Người Việt Nam ta anh hùng, nào
thắng Pháp, nào thắng Mỹ, nào thắng Polpot, nào thắng Trung Quốc, nhưng giờ
đây, nhiều người, nếu có cơ hội, là sẵn sàng bỏ nước ra đi ngay. Các cô gái xếp
hàng dài chờ lấy chồng Hàn Quốc, Đài Loan, để mong thoát khỏi nền độc lập mà Cụ
Hồ mang lại. Rồi nô lệ tình dục, đi làm thuê, làm mướn ở xứ người, bị chủ đánh
đập, hành hạ, hãm hiếp,,,Khổ nhục còn hơn thời bị người Pháp cai trị gấp ngàn
vạn lần. Xứ New Caledonia đó không có người bỏ nước ra đi, không có nô lệ tình
dục, không có các cô gái xếp hàng dài chờ lấy chồng Hàn Quốc, Đài Loan, không
có cảnh sát giao thông làm tiền, mãi lộ dân, không có tham nhũng, buôn lậu,
không có ta-xi lừa đảo khách, không có các dự án sân golf, khách sạn,,,cướp đất
của dân. Cụ Hồ đã nói một câu nổi tiếng: “Nước độc lập nhưng dân không hưởng tự
do, hạnh phúc, thì độc lập ấy cũng chẳng có nghĩa lí gì”. Cụ Hồ còn có câu nói
nổi tiếng khác nữa: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao
cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai
cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Và nhiều nữa. Cụ Hồ nói rất hay.
Chỉ có điều, những điều Cụ Hồ nói, thì ở nước Việt Nam ta thực hiện được còn ít
quá. Nhưng người dân Tân Đảo-New Caledonia đã thực hiện rất tốt các câu nói của
Cụ Hồ./
ội vượt biên, quay lại
Tân Đảo thì chắc nhiều người cũng dám làm lắm
No comments:
Post a Comment