Thursday, May 22, 2014

Đại Việt thắng Nguyên Mông? 53


Chiến thuật (tt)
Vây Ngụy Cứu Triệu:
Bây giờ lại quay sang chuyện phương Đông. Không ít thì nhiều chúng ta ai cũng đã từng đọc, hay nghe qua các chuyện Tôn Tẫn lừa Bàng Quyên. Hai người này vốn là cùng học với Quỷ Cốc Tiên Sinh về môn binh pháp. Quỷ Cốc tiên sinh biết Bàng Quyên là con người không ngay thẳng, tàn ác. Bàng Quyên ham công danh nên xin xuống núi trước. Quỷ Cốc tiên sinh nói ‘anh này ra hái một cái hoa vể để tiên sinh bói. Khi hoa đem về tiên sinh nói : “Khi gặp ngựa thì mạng ngươi hỏng.”. Bàng Quyên xuống núi và làm tướng nước Ngụy. Tôn Tẫn xuống sau đến nhờ Bàng Quyên. Bàng Quyên ghen tài bèn dùng luật chặn chân, gạch mặt Tôn Tẫn. Sau này nhờ một sứ giả Tề sang Ngụy, nghe tin đó dấu Tôn Tẫn vào xe đem về Tề. Sau câu chuyện đua ngựa ta vừa đọc trên, Điền Kỵ phục tài Tôn Tẫn bèn tôn ông lên làm thầy.

Sau vua Tề nghe chuyện cũng phục, rồi một lần, vua Tề thảo luận quân sự với Tôn Tn, vua hỏi : “Nếu hai quân đối trận trận địa của hai phía ̣đều rất vững vàng; không ai dám khinh xuất hành động. Trong tình trạng ấy thì nên làm thế nào để thắng?” Tôn Tn nói: “Chọn một tướng dũng cảm và giàu kinh nghiệm, dẫn một ít lực lượng phản ứng nhanh đánh chính diện để thử trận địa của địch. Trận này chỉ cho phép thất bại, không được thắng. Với trận ấy ta có thể lừa địch, làm mê hoặc quân địch đâm ra kinh thường.  Ngoài ra dùng một số lực lượng tinh nhuệ mai phục ở hai bên, chờ quân của chính diện địch rối loạn, tấn công chúng từ hai bên sườn, nhất định giành được thắng lợi.”  Tề Uy Vương biết đây là một thiên tài quân sự, bèn phong ông làm tướng. Tôn Tẫn từ chối vì kẻ tàng tật không thể làm tướng được.
Trong lịch sử quân sự Trung Quốc kế “Vây Ngụy Cứu Triệu” của Tôn Tẫn đã thành lừng danh.

Trong thời Đông Chu Liệt Quốc: Ngụy, Tần ,Tề, Sở là các nước lớn mỗi nước có một số nước nhỏ phụ thuộc. Năm 368 TCN, dưới sự ủng hộ của Tề, Triệu ra quân đánh nước Vệ, một nước phụ thuộc của Ngụy. Ngụy Huệ vương sai đại tướng Bàng Quyền dẫn một mười vạn quân đi bao vây và tấn công kinh đô của Triệu là Hàm Đan. Quân Triệu địch không lại, nguy cơ sụp đổ nên phải cầu cứu Tề.
   Các đại thần của Tề chia làm hai phe: phe chủ bại thì không muốn cứu Triệu, vì sợ quân Ngụy rất mạnh. Phe chủ chiến thì muốn cứu Triệu vì nếu không cứu thì thế lực của Ngụy sẽ mạnh hơn, sẽ de doạ đến an ninh của Tề. Vua Tề sau nghi nghe bàn cãi thấy lý của phe chủ chiến hợp ý nên áp dụng đề nghị này. Tề Uy vương sai Điền Kỵ làm đại tướng, Tôn Tẫn làm quân sư, đem tám vạn quân đi cứu.
 Sau khi phân tích tình hình, Tôn Tẫn cho rằng quân đội của Ngụy rất mạnh, nếu giao chiến chính diện với quân Ngụy sẽ làm cho Tề thiệt hại nhiều. Ông chủ trương dùng kỳ binh, không đem quân đến Hàm Đan để đối diện với Bàng Quyên. Thừa lúc lực lượng tinh nhuệ của Ngụy ở ngoài vây Hàm Đan thì kinh đô Ngụy là Đại Lương phòng thủ yếu, nên ông cho tấn công kinh đô của Ngụy. Khi Đại Lương nguy hiểm thì quân Ngụy phải rút quân về cứu. Như vậy nguy cơ của Triệu sẽ mất. Điền Kị nghe theo kế ấy.

Lúc đầu, Tôn Tẫn quyết định dùng kỳ binh giả thua ở Bình Lăng. Đại tướng nước Ngụy Bàng Quyên tưởng rằng quân Tề yếu kém, nên khinh thường lại tăng cường tấn công kinh đô Hàm Đan. Bàng Quyên cho rằng quân Tề sẽ không đủ sức tấn công kinh đô Đại Lương của Ngụy. Trong khi đó, Tôn Tẫn dẫn lực lượng tinh nhuệ bất ngờ tấn công kinh đô của Ngụy. Đến phiên Đại Lương rung rinh nguy cơ sụp đổ, nên Ngụy vương cho người sang Hàm Đan cầu cứu Bàng Quyên. Bàng Quyên được tin, từ tiền tuyến rút quân về bảo vệ kinh đô. Vì đường đi xa ngàn trùng làm binh mã mệt mỏi, lại còn hấp tấp, không có thì giờ chuẩn bị nên lâm vào thế hạ phong mà không biết. Sự việc này rơi đúng vào một điều quan trọng trong chiến thuật mà Tôn Tử, ông nội của Tôn Tẫn, đã viết:“Phàm kẻ đến chiến trường trước để đợi địch thì nhàn nhã, đến chiến trường sau mà vội vã lao vào chiến đấu thì vất vả. Cho nên, người thiện chiến là người biết làm cho cho địch phải đến đánh mình chứ không đến đánh kẻ địch”[1]. Khi đến nơi, Bàng Quyên rơi vào vòng bao vây của Tôn Tẫn và kết quả quân Ngụy bị đại bại.

Vị tướng có tài, nhiều khi với các chiến thuật cũng có thể đảo ngược địch quân chiếm ưu thế về quân số kèm theo các điều kiện khác như địa lợi, thiên thời. Dưới đây là câu chuỵên chứng minh cho thí dụ ấy.

Lấy cẩn thận chống khinh địch:

Năm 206 TCN, Hán Sở tranh Hùng để kiểm soát Trung Quốc.

Tháng 10 năm 204, tướng Hàn Tín được lệnh của Hán vương Lưu Bang đem 1 vạn quân đánh Triệu, một thuộc quốc của Sở. Muốn đánh Triệu, Hàn Tín phải vượt qua rặng núi Thái Hành (phía đông Tỉnh Hành Hà Bắc hiện nay) và trên rặng núi này có ải Hành Tỉnh rất hiểm yếu; hai bên là núi cao bao lấy một con đường dài cả trăm dặm. Đây là một nơi rất lợi địa cho việc phòng thủ. Triệu Vương Yết và nguyên soái quân Triệu là Trần Dư tập trung hơn 20 vạn quân, bố trí ở cửa ải Tỉnh Hành, chuẩn bị tiêu diệt quân Hàn Tín.

Nhìn vào cuộc diện ta thấy ngay Hàn Tín có số quân ít hơn, thất thế vì đi xa, người ngựa mệt mỏi, trong khi ấy thì quân Triệu có đủ lợi thế lẫy nhàn rỗi đánh bận rộn, lấy vị trí cao đánh kẻ dưới thấp, lấy khỏe đánh mệt, lấy đông đánh ít chuyện thắng lợi cầm chắc trong tay.

Khi Hàn Tín đem quân đến cách ải Hành Tỉnh chừng năm sáu chục dặm thì đóng trại, nghiên cứu tình hình. Bên quân Triệu cũng chuẩn bị. Quân sư Triệu là Lý Tả Xa bàn với nguyên soái Trần Dư là chia quân làm hai chính quân vẫn giữ ải, phụ quân ít hơn di vòng ra sau lưng quân Triệu lo việc chặn lương. Trần Dư và Triệu vương không nghe, vì cùng tin tưởng vào ưu thế tuyệt đối. Về phía Hàn Tín thi cho quân trinh sát, do la lấy tài liệu. Hàn Tín biết Trần Dư chủ quan, kinh địch, nên cho quân tiến thêm vài chục dặm rồi lại hạ trại, chuẩn bị.

Khi thu lượm thêm chi tiết tình báo, Hàn Tín liền cho 2000 quân khỏe mạnh đem cờ Hán đi vòng ra sau trại của quân Triệu chờ lệnh. Khi an bài xong, Hàn tín chuẩn bị tấn công. Một đêm, Hàn Tín cho quân tiến gần đến ải, gần sáng thì cho tiến đánh. Vì đêm tối, quân Triệu sợ phục kích nên chỉ giữ vững vị thế cho đến lúc mặt trời mọc. Trần Dư lên cao thấy quân Hán ít, nên dốc toàn lực ra tiêu diệt. Hàn Tín lập tức phát lệnh. Hai ngàn quân mai phục đổ ra cướp trại, vì trại hầu như bỏ trống, rồi hạ cờ Triệu dương cờ Hán. Quân Triệu đang đánh, bỗng nghe tin trại bị cướp đâm ra hoang mang, xáo trộn, thế trận bị vỡ. Kết quả Hàn Tín diệt được hai mươi vạn quân Triệu, Trần Dư bị giết, còn Triệu vương bị bắt sống.



[1] Trích từ Chu Dịch với Binh Pháp, trang 10.

No comments:

Post a Comment