Nhật Bản.
Một
đồng minh cuả Đức ở phương đông là Nhật. Nước này đem ra nhiều tiềm thủy đỉnh
thông thường dùng các kỹ thuật của Đức. Nhưng sau họ cho ra một loạt các tiềm
thủy đỉnh mà họ tự thiết kế. Một trong các lớp này là lớp B1, gồm 18 chiếc được
sản xuất và có đánh số, mà khởi đầu là số I-15, I 19…và cuối cùng là I-39. Các
tầu này có độ rẽ nước (choán nước) tổng thể trung bình khoảng 3500 tấn, dài
110m, vận tốc nổi là 44 km/h và vận tốc chìm 15 km/h. lớp này có hoạt tầm
26000km. Lớp B2 và lớp B3 có kích thước tương tự nhưng trang bị tối tân hơn. Lớp
B2 có 6 chiếc, đánh số từ I-40 đến I-45 và B3 có 3 chiếc đánh số từ I-54 đến
I-58.
Nhật
có các tiềm thủy đỉnh khác làm các nước khác giật mình. Đó là lớp A2 và I-400.
Các tàu này có khích thước đồ sộ, dùng để chở 2 thủy phi cơ Aichi M6A đem các
bom nặng 800 kg. Lớp A2 có 2 chiếc là I-13 và I-14 với lượng rẽ nước gần 5000 tấn.
Chiều dài lớp A2 này là 113.7m vận tốc nổi 30.9 km/h, vận tốc lặn 10.2 km/h, hoạt
tầm 39000 km.
Lớp
I-400 có tên là Sen Toku là lớp tầu lặn lớn nhất trong thế chiến thứ II. Cũng
như lớp A2, I-400 dùng để chở thủy phi cơ. Trên các con tàu có 3 buồng chứa phi
cơ Aichi M6A Seiran. I-400 lặn đến gần mục tiêu, nổi lên, phóng các phi cơ M6A
ra bằng một máy phóng (catapult), rồi lẹ làng lặn xuống tránh địch quân.
Aichi M6A Seiran
I-400
cũng có thủy lôi để chiến đấu lúc gần địch quá.
Đây
là ý của đô đốc Isoroku Yamamoto chỉ huy trưởng liên hợp các hạm đội Nhật. Ý của
ông là đem chiến tranh đến lục địa Mỹ, bên kia Thái Bình Dương. Lúc đầu, kế hoạch
đặt ra là làm 18 chiếc. Nhưng khi ông đi thị sát chiến trường trong trận đánh
quần đảo Solomon, thì phi cơ chở ông bị bắn rơi. Sau khi ông chết, thì con số
này giảm xuống còn 8, rồi còn 5. Thật sự ra có 5 chiếc được lót sườn ở 3 xưởng
khác nhau. Các chiếc ấy là I-400, I-401, I-401, I-403 và I-404, nhưng chỉ có 3
chiếc hoàn tất.
Và
hơn thế nữa, chỉ có 2 chiếc thật sự ra biển khơi tham dự cuộc chiến.
Các
chiếc I-400 lớn gấp đôi các chiếc tiềm thủy đỉnh lớn của Mỹ.
Vì
kích thước đồ sộ, và hơn nữa tốc độ lặn chậm, khoảng gần 1 phút, nên các tàu
này dễ bị phát hiện.
Đầu
năm 1945, Nhật cho hạ thủy kiểu tàu ngầm lớp I-201 gồm 3 chiếc: I-201, I-202 và
I-203. Thọat đầu vào năm 1943, Nhật định làm 23 chiếc, nhưng vì tình trạng chiến
tranh lan đến nội địa Nhật, nên chỉ có 3 cái được đóng như trên. Đây là tầu ngầm cỡ trung với lượng rẽ nước tối đa 1600 tấn, dài 79m nhưng có vận tốc
nhanh nhất thời ấy với 29.2km/h lúc nổi và 35 đến 37km/h lúc lặn.
Tầu ngầm I-201
Ý Đại Lợi.
Ý
có một số tàu ngầm hoạt động ở địa Trung Hải. Ta phải kể đến một số có tầm thước
khá quan trọng.
Lớp
Marconi có 6 chiếc được làm ra từ năm 1941 đến 1945. Tất cả đều bị đánh chìm.
Loại này có lượng choán nước tối đa là 1500 tấn, dài 76 m, vận tốc nổi: 33
km/h, vận tốc chìm 20.5 km/h và tầm họat động 12100 km. Loại này được trang bị
8 ống phóng ngư lôi, 1 khẩu đại bác 100 mm và 4 khẩu 13.2 mm.
Lớp
Balilla dược hạ thủy năm 1942; có 5 chiếc hoàn tất. Chìm 1 chiếc còn 4 chiếc
khác cho nghỉ hưu. Lớp này có lượng choán nước tối đa là 1870 tấn, dài 86.5m, vận
tốc nổi: 29 km/h và vận tốc lặn gần 13km/h. Hoạt tầm của chúng 13000 km. Loại
này có 2 ống phóng ngư lôi và 3 đại liên 20 mm, phòng không.
Italian_Submarine_Domenico_Millelire
Lớp
lớn hơn là lớp R được làm năm 1942-1943, Lúc đầu dự định làm 12 chiếc, nhưng chỉ
có hai chiếc được đưa vào hoạt động và cả 2 cùng bị đánh chìm. Loại này có lượng
choán nước tối đa là 2560 tấn, dài 85 m, vận tốc nổi: 25.5 km/h, vận tốc chìm
12 km/h và tầm họat động 12000 km. Loại này có 2 ống phóng ngư lôi và 3 đại
liên 20 mm, phòng không.
Xô Viết - Nga.
Lớp đầu
tiên ta đề cập tới là lớp Leninet
có 25 chiếc. Lớp này dựa vào thiết kế của chiếc HMS L55 của Anh. Chiếc đầu tiên
của lớp là lenient bị chìm khi tham dự cuộc nội chiến giữa Hồng Quân và Nga
Hoàng trong năm 1917. Đây là loại trung có lượng rẽ nước 1350 tấn, chiều
dài 90 m vận tốc nổi 33 km/h và
vận tốc lặn 19 km/h. Tàu trang bị 12 ngư lôi, 1 súng 100 mm, 1 súng 45 mm.
Leninets-class
Lớp
Pravda. Lớp này có 4 chiếc, phục vụ trong hải quân Liên Xô từ năm 1935 đến
1956. Đây là tàu loại trung có lượng rẽ nước 1870 tấn tối đa, chiều dài 83 m, vận
tốc nổi 36 km/h, vận tốc lặn 19 km/h và hoạt tầm 10600 km. Vũ khí trang bị gồm
120 ngư lôi, 2 súng đại bác 100 mm và 1 súng 45 mm
Lớp S có 56 chiếc. Đây là loại nhỏ có lượng rẽ
nước 1050 tấn, vận tốc nổi 36 km/h và vận tốc lặn 16.7 km/h. Tàu trang bị 18 ngư
lôi, 1 súng 100 mm, 1 súng 45 mm và hoạt tầm 16000 km.
Lớp lơn hơn là lớp K. Lớp này phục vụ trong hải
quân từ năm 1939 đến 1959. Lượng rẽ nước là 2600 tấn, chiều dài 97.65 m, vận tốc
nổi 41 km/h, vận tốc lặn 18.2 km/h; trang bị 24 porpedo, 2
súng đại bác 100 mm, 2 súng
45mm.
No comments:
Post a Comment