Viết về lịch sử và các người ở VN:
."...Họ có học đến những chuyện đó
đâu mà Ông phê bài họ "bài chưa thuộc".khổ quá ông Thầy!"
Như vậy anh nghĩ tất cả các người lãnh đạo
VN là không học sao? Hay anh nghĩ lịch sử Việt Nam ngày nay khác lịch sử thời
trước 75 dưới chế độ CH? Tôi nghĩ các đoạn lịch sử cận đại khi bàn về chủ nghĩa
CS và tư bản thì khác thật, và miền bắc đặt nặng vấn đề chủ nghĩa CS (ngày trước
kia thì chắc, nay không biết) nhưng các phần lịch trước 1945 thì không hẳn như
vậy.
Năm
1950-1954, tôi đi học tiểu học ở Liên Khu Tư, lúc CS đang ở điểm cao và còn
"Thắm thiết tình Việt Trung Xô", nhưng lịch sử vẩn có Bà Trưng, Bà
Triệu, Lý Bôn, Lý Bí, Ngô Quyền, Lê Lợi chống Tầu...
Năm
2005, gia đình ba anh em chúng tôi cùng một số con cháu đi từ nam ra bắc. Trên
xe, tôi thường đem các câu chuyện lịch sử ra bàn (tuy rằng tôi không dạy sử).
Chúng tôi hỏi tài xế Phương:
"Cháu có học lịch này không?"
Phương trả lời:
"Cháu học như vậy, nhưng nhớ không
nhiều."
Thiết tưởng tôi cũng xin thưa rằng, tất
cả những ai đã từng học Tung Học hay Đại Học đều học sử, nhưng sau năm mười năm
thì chữ trả lại thầy, nếu có nhớ chỉ nhờ nét đại cương thôi. Có thể nói hầu hết
các môn chứ không phải sử đều có tình trạng này, nếu ta hông tìm hiểu hay làm
nghề không liên quan đến môn ấy.
Cuối năm 2009, tôi lên Lạng Sơn. Khi qua
vùng Ải Chi Lăng, ngay bên cạnh quốc lộ I, và nhìn từ nam lên hướng bắc, các bạn
sẽ thấy một đền kỉ niệm vua Lê.
Các bạn có ý nghĩ gì về pho tượng này
không? Ngừng vài giây suy nghĩ rồi đọc tiếp.
Nếu ta chỉ ngắm tượng không thôi thì ai
cũng nghĩ tương rất oai hùng. Nhưng ta nhìn kỹ hơn và suy luận: "Tại sao
vua Lê dơ cánh tay phải của ngài thẳng ra vậy?"
Đấy là hướng bắc, nơi quân xâm lược tiến
vào đấy bạn ạ.
Dựa vào đó ta thấy người Việt ở đâu dưới
chế độ nào cũng yêu nước.
Tuy nhiên, tôi sẽ tìm hiểu lại lịch sử
hiện ra sao trước khi trả lời tiếp, vì nếu nói sai thì đúng là mình hàm hồ.
No comments:
Post a Comment