LỊCH
SỬ CHIẾN THUYỀN TIỀN DREADNOUGHT (tt)
Tàu
ngầm- Ngư lôi (Torpedo)
Năm
1886, ngư lôi (torpedo) thật sự ra đời làm các chuyên gia quân sự suy nghĩ việc
thay đổi quan niệm về các chiến thuyền. Thật ra torpedo có một lịch sử lâu dài.
Năm 1275, một kỹ sư người Syria tên: Hassan al-Rammah đã mô tả lại một mũi tên
tự chạy trên nước và có khả năng nổ tung, đốt địch quân. Nhưng con người chưa
có đủ trình độ kỹ thuật làm ra vật này, nên vũ khí ấy hầu như bị lãng quên.
Tuy
nhiên, nguyên nghĩa của torpedo có nghĩa là thủy lôi mà thôi, tức là các loại
bom dưới nước. Đến thế kỷ 19, khi một kỹ sư ngừơi Anh tên Robert Whitehead thiết
kế thành công một vật trang bị khí ép để tự di chuỷên, có chứa chất nổ. Vật này
đã phá vỡ một muc tiêu cách điểm ban đầu 640m. Kể từ đó, chữ ngư lôi dùng để chỉ
cho các bom tự chạy dưới nước và tự nổ để phá hủy các thuyền địch quân (1866).
Trong thời gian đầu các ngư lôi chạy bằng khí ép, sau mới thay bằng động cơ điện.
Nhưng ngư lôi vẫn chưa thấy một hiểm họa thật sự, nên quan niệm ấy vẫn chưa là
cấp bách.
Kế
tiếp theo là sự xuất hiện của tàu ngầm.
Loại
tàu này cũng xuất hiện đầu tiên bên Anh. Năm 1620 Cornelius Drabbel, một nhà
phát minh người Hòa Lan, làm quan thái phó lo việc dạy cho hoàng tử, công chúa trong
Hoàng Cung Anh, đã làm ra một vật bán chìm, chèo trên sông Thames. Thật ra ông
này đã dựa vào lý thuyết của nhà toán học người Anh William Bourne để chế tạo vật
ấy.
Tầu bán ngầm của Cornelius Drabbel
Một
cách tổng quát, muốn làm một tàu ngầm, kỹ sư dựa vào nguyên lý Archimed về vật
chìm và định lý sức ép của Pascal để thiết kế.
Theo
nguyên lý Archimede thì một vật khi được thả vào chất lỏng (và trường hợp này
là nước biển hay nước ngọt) thì trọng lượng vật bằng trọng lượng khối nước nó
choán. Vậy nếu trọng lượng 1 vật nặng hơn khối lượng nước nó choán thì vật ấy sẽ
chìm. Còn ngược lại thì vật ấy nổi lên. Muốn thỏa mãn nguyên lý Archimede, các
kỹ sư đã làm con tàu ngầm có hai vỏ. Giữa hai vỏ là khoang kín, nếu muốn tầu lặn
xuống, ngừoi ta bơm nứơc vào khoang kín, để tàu nặng thêm và muốn tàu nổi lên,
người ta bơm nước ra. Tầu có khả năng lặn sâu bao nhiêu để khỏi bị vỡ thì người
thiết kế phải tính xem vỏ tầu chịu được sức ép là bao nhiêu theo nguyên lý sức
ép của Pascal.
Nói
một cách đơn giản định lý sức ép của Pascal thì sức ép của nước lên một vật bằng
trọng lượng cột nước bên trên vật ấy. Giả sử một vật có diện tích 1m2 chìm
trong nước ngọt thuần túy ỏ độ sâu 1 m thì chịu 1 áp suất 1 tấn. Nếu vật ấy ở độ
sâu 100m thì chịu sức ép 100 tấn. Dựa vào đó, mà kỹ sư phải tính thiết kế như
thế nào để tàu không vỡ.
NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TẦU
NGẦM
Mãi
đến giữa thế kỷ 18, hàng chục bằng phát minh đã được phát cho nhiều nhà khoa học,
kỹ sư ở Anh về tiềm thủy đỉnh. Tuy vậy chưa một chiếc thuyền nào được công nhận
là thật sự tiềm thủy đỉnh cả.
Mãi
tới năm 1775 thì một người Mỹ tên David Bushnell thiết kế được một chiếc tầu ngầm
chứa một người, dùng tay quay động cơ. Đây là chiếc đầu tiên mà người ta công
nhận là tầu ngầm thật sự. Nó có thể hoạt động độc lập dưới đáy sông. Năm 1880,
Pháp cho chế tạo chiếc tầu ngầm mang tên Nautilus, thiết kế bời Robert Fultom-
Một người Mỹ. Nước Anh cũng theo gót Pháp với thiết kế này. Nhưng cả hai cùng
thất bại.
Năm
1885, trong một cuộc đàm luận giữa một giáo sỹ và còn là nhà phát minh người
Anh tên George Garrett với nhà kỹ thuật Thorsten Nordenfelt- người Thụy Điển-
đã đưa ra một tầu lặn thực dụng. Rồi từ cuộc đàm thoại ấy chiếc Nordenfelt I ra
đời. Chiếc này nặng 56 tấn, dài 19.5 m,
trang bị một ngư lôi và tầm hoạt đông 240 km. Chiếc Nordenfelt I chạy
trên mặt nước với động cơ hơi nước, cùng khi chạy máy sẽ ép không khí vào một
buồng kín. Lúc cần, ngừơi điều khiển tắt máy để lặn. Lúc lặn, không khí ép được
thải ra phía sau làm tàu lặn chạy về phía trước. Nước Hy Lạp đã mua chiếc này để
chống lại đế quốc Thổ Ottoman.
Cùng
thời gian, ống phóng ngư lôi (torpedo tube) ra đời. Đến lúc này các chiến thuyền
mới thấy cái nguy hiểm của ngư lôi.
Tiếp
theo các tàu ngầm Nordenfelt II,
Nordenfelt III, Nordenfelt IV đã
được sản xuất trong các năm tiếp theo. Mỗi
chiếc Nordenfelt loại mới này dài 30m và có hai ống phóng tropedo. Trớ trêu
thay, hải quân Ottoman lại mua Nordenfelt II và III. Riêng chiếc Nordenfelt IV thì nước Nga đã mua, nhưng chẳng
may bị mắc cạn, nên cuối cùng bị lọai bỏ.
Cùng
thời gian này, con người khám phá ra điện, rồi các động cơ điện được sản xuất. Kể
Năm từ 1880 nguồn năng lượng tin cậy đã làm cho kỹ nghệ tàu ngầm tăng tiến rõ rệt.
Việc này dễ hiểu vì công cơ hơi nước thì cần không khí nên không thể lặn. Động
cơ sức ép không khí thì rất dễ hết năng lực. Chỉ có điện là thỏa nãm nhu cầu với
những pin điện. Các nước Anh, Pháp và Tây Ban Nha đều sản xuất các tàu ngầm kiểu
này. Tuy vậy, sự áp dụng thực tiễn của tàu ngầm phải đợi tới thế kỷ sau.
Kể
từ năm 1876, nhà phát minh John Phillip Holland làm thử một mẫu tàu ngầm, năm
sau ông làm một mẫu khác đúng kích thước, với động cơ máy nổ lúc nổi và pin điện
lúc lặn. Sau một chuỗi năm dài thừ nghiệm, ngày 17 tháng 5, 1896 ông đã hạ thủy
chiếc Holland VI tại New Jersey. Mỹ đã mua chiếc này và đây là chiếc tàu ngầm đầu
tiên của hải quân Hoa Kỳ. Hải quân Hoa Kỳ đã đặt tên chiếc này là USS Holland,
năm 1900.
Sau
thời gian ấy, Anh cho sản xuất tàu ngầm dựa vào mẫu Holland năm 1901-1903, còn
Pháp giới thiệu tàu ngầm Aigrette năm 1904.
Tuy
nhiên, tàu ngầm thực sự tham chiến là ngày 29 tháng 5, 1905 khi hạm đôi Nga vượt
eo biển Đối Mã (Tsushima), nằm giữa Nhật
và Đại Hàn. Các tàu ngầm Nga đã bắn thủy lôi vào các tầu Nhật và bị bắn
trả, nên rút lui.
Thế
kỷ 20 các máy diesel-điện được giới thiệu và tất cả tàu ngầm đều sử dụng các động
cơ này.
Tàu
ngầm hay tiềm thủy đỉnh là một loại chiến tranh du khích vì khả năng làm mù mắt
đối phương. Nó lặn sâu trong lòng biển rồi dùng tiềm vọng kính quan sát chiến
trường. Dù sao chăng nữa nó có thể bị phát hiện lúc di chuyển với tiềm vọng
kính đang quan sát mặt biển. Lúc di chuỷên thì cột tiềm vọng kính rẽ nước làm địch
quân có thể nhận ra.
No comments:
Post a Comment