Wednesday, November 6, 2013

Đại Việt thắng Nguyên Mông? Bài 31

CHƯƠNG 03 (tt)
IX/ Đáng Nam Tống.
A- Lịch sử Trung Quốc thời trước cuộc xâm lăng.
Năm 960, Triệu Khuôn Dẫn lên ngôi, hiệu là Thái Tổ, đổi tên nước là Tống, đóng đô ở Biện Kinh tức Đại Lương (Khai Phong ngày nay).
Như ta đã biết, thời nhà Tống, nước Trung Quốc hùng cường trong những năm đầu, nhưng không thể so với đời Hán, Đường. Càng về sau Tống càng suy yếu dần. Phía tây bắc nước Tây Hạ quấy phá, nhà Tống phải đem vàng bạc mua chuộc. Phía đông bắc nước Kim quấy phá rồi chiếm cả phía bắc xuống đến gần Dương Tử Giang. Phía nam thì Lý Thường Kiệt, Tôn Đản của Đại Việt đem quân sang vây Khâm Châu và Liêm Châu.
Ta hãy tìm hiểu tại sao lại có chuyện này.
Trước khi Triệu Khuông Dẫn lên ngôi nước Trung Quốc ở trong một tình trạng hỗn loạn, chia năm sẻ bẩy và được gọi là thời kỳ Thập Lục Quốc. Lúc đã ngồi vào ngai báu, ông nhận được rằng vì các quan võ, mỗi người cát cứ một địa phương sẽ lại xẩy ra tình trạng như trước. Ông bèn thu hồi chế độ tiết độ xứ, quyền hành tập trung vào trung ương, bổ quan văn trông coi địa phương. Chế độ trọng văn hơn võ đã đưa đến tình trạng võ bị lơi là, ít người tài giỏi ra gánh các việc nguy hiểm. Đã thế chế độ trả lương cho lính khá cao làm nhiều người không muốn về già mà cứ ở lì lại ăn lương. Các thứ lính này không còn khả năng chiến đấu.
Trong quyển Lịch Sử Trung Hoa của Nguyễn Hiến Lê có đoạn sau đây: “Chia quân làm hai hàng, lựa những lính mạnh ở các châu quận đưa về kinh, gọi là cấm quân, còn lính già yếu ở địa phương gọi là sương quân, mỗi năm cho cấm quân và lính ở biên trấn thay đổi nhau một lần để các quan địa phương khỏi mua chuộc lòng binh lính mà gây thế lực, phép đó gọi là canh nhung.
Hơn nữa, Thái Tổ tuy là võ quan mà trọng văn hơn võ vì ông cho rằng võ quan dễ làm phản, ông ra lệnh võ quan cũng phải đọc sách Nho để hiểu đạo trị quốc….
* Theo phép canh nhung, quân lính thay đổi luôn, không rõ hình thế địa phương, mà các văn thần ở các biên trấn không biết chỉ huy, do đó sức phòng vệ ở biên trấn sút kém.
* Quyền binh thu về trung ương cả, mà kinh đô (Biện Kinh) ở giữa đường Bắc Kinh và Nam Kinh ngày nay, nghĩa là khá xa phía Bắc và phía Tây, nơi các rợ thường quấy phá, như vậy mỗi khi nguy cấp, truyền tin về kinh rồi đợi lệnh của triều đình, mất nhiều thì giờ, thật bất lợi. ”
Việc đưa quyền về trung ương tránh được nạn sứ quân, nhưng tất cả mọi người tài lại dồn về kinh đô để tìm một địa vị cao lại sinh ra một hiểm họa khác. Đó là bè phái dành dựt nhau, bỏ trống biên cương.
B- Đánh lần đầu:
Theo quyển “The History of Nations- China” của C.J. Shane thì lúc Mông Cổ đã hoàn toàn tràn ngập Kim năm 1234 thì nhà Tống lại cho quân tái chinh phục bắc Trung Quốc. Đó là nguyên nhân mà Mông Cổ xâm lăng Nam Tống. Tuy nhiên, theo các tài liệu khác thì THÀNH CÁT TƯ HÃN đã vạch ra từ trước việc chinh phục toàn cầu. Nhưng con cháu ông chưa tìm ra cách đánh như thế nào và đến lúc tìm ra phương pháp là cho tiến quân.
Map by VHKT
Năm 1235, các thợ bị bắt ở các nước mà Mông Cổ đã chiếm xây xong kinh thành Krakorum.  Őgedei (Oa Khoát Đài) cho lệnh tấn công Nam Tống. Theo quyển lịch sử Trung Quốc của ông Nguyễn Hiến Lê thì quân Mông chia làm hai đạo đánh vào Tứ Xuyên và Hồ Bắc. Đạo thứ nhất vào Tứ Xuyên chiếm được Thành Đô, trong khi ấy đạo thứ hai đánh Hồ bắc lấy được Tương Dương. Theo quyển của Stephen Turnbull thì đạo quân này có con số đông đảo lên tới 600000 người.
Năm 1238, quân Tống phản công lấy lại đựơc hai nơi ấy. Cùng thời gian này Mông Cổ có nhiều chuyển biến chính trị. Năm 1241 Őgedei mất. Lúc này một tị nữa là Mông Cổ có nội chiến. Vợ Őgedei đã tự cầm quyền để truyền ngôi lại cho con, nhiều người trong gia tộc chống đối. Cuối cùng con bà là Güyük (Quý Do) lên thay, nhưng ông này yểu mệnh vài năm sau qua đời và Mông Cổ thoát cảnh nội chiến thứ hai. Năm 1251, Möngke (Mông Kha) con chú lên thay[1]. Vì các chuyên chính trị bất ổn trên nên quân Mông chưa tính chuyện tiếp tục tấn công Nam Tống.
Một Cảnh đánh nhau ở Nam Tống (Ảnh từ Internet)


[1] Mông Kha con cả của Tolui. Tolui con út của Thành Cát Tư Hãn

No comments:

Post a Comment