Wednesday, November 27, 2013

Hán- Cường Quốc cô đơn 01


Hán- Cường Quốc cô đơn

I.                   Hán- gốc người của xâm lăng.

“Xâm lăng, mở rộng biên cương là châm ngôn người Hán.”

Ngay từ thời mới lập quốc cách đây năm trên 20  ngàn năm, khi mới lập quốc, ngừơi Hán đã tìm cách thôn tính lẫn nhau. Trung Quốc có rất giống người, nhưng khi tôi nói rõ Hán, thì ám chỉ tới người to lớn, mắt xếch sống phía bắc nước Trung Quốc. Hầu hết các người Hoa sinh sống ở Việt Nam là người Quảng Đông, Phúc Kiến, Triều Châu, Hải Nam, đó là các ngừoi có nguồn gốc Bách Việt.
Trong thời gian này, họ sinh sống hầu hết ở phía bắc sông Dương Tử (Trường Giang), nói cùng ngôn ngữ Quan Thoại. Vì cùng ngôn ngữ, nên một người nước này sang nứơc khác, buôn bán, làm quan một cách dễ dàng như Tôn Vũ (孫武) người Tề làm đại tướng cho Ngô; Tô Tần (蘇秦) làm quan sáu nước; Tôn Tẫn người Tề làm quan cho Ngụy sau mới quay lại Tề. Thậm chí có khi họ còn quay lại nước cũ chinh phạtmà không bị coi là phản quốc như Ngũ Tử Tư (伍子胥) người Sở làm quan cho Ngô phạt Sở; Trương Nghi (張儀) người Ngụy làm thừa tướng choTần diệt Ngụy.

Từ nhà Hạ đến nhà Chu họ đánh nhau không ngớt với mục đích là bành trướng đế quốc. Đến thời mạt Chu thì chiến tranh quy mô hơn thành Đông Chu liệt quốc 770 đến 256 TCN

Trong thời Đông Chu có khoảng 170 nước chia cắt miền bắc TQ ngày nay. Nhiều trận chiến thôn tính các nước nhỏ để thành một số nước lớn. Thời ấy có tên là Xuân Thu.

 
Rồi các nước nhỏ bị hấp thu chỉ còn 7 đó là thời Chiến Quốc từ 476 đến 221 TCN. Người ta thường gọi Chiến Quốc Thất Hùng (戰國七雄) để chỉ bảy cường quốc, đã được hình thành từ sự suy yếu của nhà Chu.
Chiến quốc Thất Hùng gồm: Hàn, Ngụy, Sở, Tần, Tề, Triệu và Yên.

Chiến Quốc Thất Hùng đánh nhau chí mạng.

Cuối cùng thì Tần Thủy Hoàng đã thống nhất các nước ấy lập ra Trung Quốc năm 221 TCN. Nhưng ta phải biết rằng Trung Quốc ngày ấy hầu hết vùng đất phía bắc sông Trường Giang mà thôi.

Khi lập xong một nước khổng lồ Trung Quốc, nhà Tần lập tức nghĩ tới chuyện thôn tính các nước phương nam sông Trường Giang của giống người Việt. Tần Thủy Hoàng Sai Đồ Thư và Triệu Đà đem 500000 quân xuống phía nam con sông này để tiêu diệt các nước, bộ lạc người Bách Việt. Nhưng các người gốc Việt đã kháng cự mãnh liệt với chiến thuật du kích, rút vào rừng sâu cố thủ, đêm đêm ra tấn công quân địch.

Cùng khi ấy, Lưu Bang và Hạng Võ khởi binh diệt Tần. Nhà Tần càng ngày càng suy yếu, hết kiểm soát nổi cánh quân phương nam của Đồ Thư và Triệu đà. Vì các cuộc kháng chiến của người Việt phương Nam vùng Quảng Tây và Bắc Việt ngày nay mà Đồ Thư bỏ mạng. Trước khi từ trần, Đồ Thư khuyên phó tướng Triệu Đà nên lập quốc tự trị. Từ đó sinh ra chuyện Triệu Đà lập ra nước Nam Việt chạy dài từ vùng Triết Giang xuống đến Bắc Việt ngày nay. Một số sử gia người Việt Nam đã công nhận Triệu Dà là vua đầu tiên của người Việt, rong khi ấy một số đông khác chống lại quan niệm này.

Kể từ đó, người gốc Hán luôn nghĩ chuyện tiêu diệt người Việt cùng các quốc gia lân bang. Nhà Hán tiếp tục mở rộng biên cương về phương nam, thôn tính Nam Việt. Nhà  Hán đã thành công khi chiếm trọn các vùng từ Triết giang, Ngũ Hồ, An Huy xuống đến Quảng Đông, Quảng Tây. Dân Việt các vùng đó đã bị Hán hóa từ từ, chỉ trừ các người Việt định cư tại vùng châu quanh thổ sông Hồng. Ngày nay, bạn hỏi một người Quảng Đông chẳng hạn, họ là gốc người gì? Thì họ mạnh dạn trả lời tôi là người Trung Quốc.

Sau khi thôn tính được các vùng từ sông Trường Giang đến Quảng Tây, người Hán đã tung bao nhiêu lần tấn công thôn tính nước ta, nhưng dân Việt đã chứng tỏ cho nhân loại thấy dân nhỏ con nhưng rất khó gậm. Khởi đầu là hai người phụ nữ đầu tiên đứng lên giải phóng chống Trung Quốc, hai bà Trưng. Sau đời Hán, các triều đại khác vẫn tìm cách đô hộ Việt Nam, nhưng các anh hùng dân Việt vẫn tiếp tục đánh trả bảo vệ quê hương. Dù người Hán đô hộ đất Việt trong non 1000 năm, cho đến đầu thế kỉ 10, thì họ Khúc đã tìm cách tách Việt Nam ra khỏi Truong Quốc. Và đến năm 938, Ngô Quyền đã đánh bại quân nam Hán trên sông Bạch Đằng, bẻ gãy ách nô lệ cho dân ta, lại dành được độc lập.

Về phương đông, người Hán tìm cách xâm chiếm Đại Hàn, Nhật Bản. Đại Hàn tha xưa có tên là Cao Ly Cấu, lan rộng sang đến vùng Mãn Châu giáp đất Yên-Tề ở vùng Bắc kinh và Sơn Đông ngày nay. Sau bao năm chống cự họ cũng thu nhỏ lại như nước Việt ta.
Bản đồ Cao Ly- Đại Hàn thủa xưa
 

 

Nhật Bản thì may mắn hơn nhiều là nhờ biển cả và ngành hàng hải của người Hán thì rất tệ, vì họ ở vùng xa biển cả, ít sông ngòi. Tuy người Hán sang xâm lăng nhiều lần, nhưng tiếp vận khó khăn, nên nước này được tự do phát triển và giữ được độc lập lâu bền.

Họ tiến lên phương bắc thì quá lạnh. Nơi đây phần lớn là các thảo nguyên mênh mông , chỗ hoạt động của kị binh, mà các người du mục gốc  Mông  Cổ , Nữ  Chân , Kiết  Đan… chiếm cứ. Các giống dân ở đây quá thiện chiến. Chiếm đất không xong thì họ lo phòng thủ bằng cách xây nên các trường thành: nước Tần xây Tần Trường Thành, nước Triệu xây Triệu Trường Thành và nước Yên xây Yên Trường Thành. Khi thống nhất lục quốc, Tần Thủy Hoàng cho nối các trường thành lại với nhau và gọi đó là Vạn Lý Trường Thành.
Vạn Lý Trường Thành ngày nay không phải chổ nào cũng đẹp như các bạn thấy hình chụp đâu. Vùng đất Tần ngày xưa nay thuộc tỉnh Cam Túc nhìn rất thiểu não. Nó chỉ còn lại một giải đất cao vài thước.

 

Tần Trường Thành ngày nay

Vùng gần Bắc Kinh, nơi nhà Minh trùng tu cách đây bốn trăm năm thì đẹp và được chính quyền đương thời giữ gìn tân tạo để hấp dẫn du khách.


Yên Trường Thành ngày nay - ảnh VHKT


Phương tây thì hoang dã khô cằn. Ngừơi Hán cũng cho các lực lượng tiến thật xa đến vùng biển Caspian, nhưng không chiếm mà lại rút về.
Chắc ai cũng biết chuyện con đường Tơ Lụa của Trung Quốc. Con đường đã mang các sản phẩm Trung Quốc như tơ lụa Tô Châu- Hàng Châu sang tận La Mã và mang các thứ rượu quý cùng vải từ tây phương trở lại. Đó là công của Phó Giới Tử. Ta đã biết nhân vật này khi học Chinh Phụ Ngâm: “Săn Lâu Lan rằng theo Giới Tử.” Cũng trong đời Hán, một tướng tên Hoắc Khứ Bệnh cũng tiến về phương tây thật xa. Nhưng khi ông này qua đời thì các vùng này lại trở nên độc lập. Mãi đến đời Thanh họ mới thực sự chiếm vùng phía tây tỉnh Cam Túc từ tay người Hồi và đặt tên là Tân Cương (biên cương mới). Dân Trung Quốc phải cám ơn dân Mãn Châu- đạc biệt là Càn Long mà đất nước mở rộng. Không những thế dân chiếm đóng Mãn Châu lại tư dâng đất cho người Hán.
Khi nói tới Hoắc Khứ Bệnh thì ta không quên tới bài thơ của Lý Bạch. Ông đã nhắc tới tên vi tướng quân họ Hoắc trong bài thơ sau:

塞下曲其三                     

Tái hạ khúc kỳ 3

駿馬如風飆                            
Tuấn mã như phong biều
鳴鞭出渭橋                            
Minh tiên xuất Vị Kiều
彎弓辭漢月                            
Loan cung từ Hán nguyệt
插羽破天驕                            
Tháp vũ phá thiên kiêu
陣解星芒盡                            
Trận giải tinh mang tận
營空海霧銷                            
Doanh không hải vụ tiêu
功成畫麟閣                            
Công thành họa Lân các
獨有霍嫖姚                            
Độc hữu Hoắc Phiêu Diêu
                                李白     Lý Bạch
Nghĩa:
Khúc hát dưới ải kỳ 3
Tuấn mã chạy phi như gió
Hét, quất roi thẳng Vị Kiều
Giương cung từ tạ trăng Hán
Mũi tên có gắn lông phá giặc trời
Trận tan, tia sáng trên sao tắt
Doanh vắng, khói biển tiêu tan
Lập công được vẽ hình trên gác Kỳ Lân,
Chỉ có quan Phiêu Diêu họ Hoắc
[1] .
 
 
Tuấn mã phi như gió,                           
Thét roi ra Vị Kiều.                      
Cung dương, từ Hán nguyệt.                 
Tên bắn, diệt binh kiêu.               
Trận mãn, sao tàn lụy.                          
Trại không, khói cũng tiêu.          
Lập công, hình được vẽ,              
Chỉ có Hoắc Phiêu Diêu.             
                  VHKT
Tuấn mã trên đường nhanh tợ phi.
Vị Kiều, nhắm hướng, thét roi đi.
Cung dương dã biệt trăng sông Hán.
Tên bắn dẹp tan giặc núi Kỳ.
Trận chiến đã tàn, sao lặn mất.
Trại quân cũng trống, khói còn chi.
Thành công, hình vẽ Kỳ Lân các,
 Chỉ Hoắc Phiêu Diêu mới được ghi.
                                                 VHKT
               
Quân Hán cũng tiến đến Tây Tạng, Vân Nam nhưng vận chuyển khó khăn vì núi non trùng điệp chạy theo hướng nam bắc, ngăn lối tiến công. Đến thời Tam Quốc, Lưu Bị, Khổng Minh mới non men đến phía bắc Vân Nam, vùng đất của người Bạch, Thái, Di thiện chiến và đã từng lập ra nước Nam Chiếu hùng cường. Nứơc đã từng làm nhà Đường vất vả và nước ta khốn đốn một thời. Từ đó ta được đọc chuyện Khổng Minh vây bắt Mạnh Hoạch 7 lần.
Tuy vậy, khi Trung Quốc chia năm sẻ bẩy thì nước lại trở nên độc lập. Người Hán phải khoanh tay đứng nhìn vì lợi địa của nước này. Sau đó, nước đổi tên là Đại Lý với các nhân vật họ có thật như Đoàn Nam Đế, Đoàn Chính Thuần, còn  Đoàn Dự thì đừng tin… mà ta được đọc trong Thần Điêu Đại Hiệp của Kim Dung.
Mãi đến thế kỷ 13, Mông Cổ mới chiếm được Đại Lý, và tiếp theo sau, nhà Minh đã duy trì quyền kiểm soát vùng đất này và lập ra tỉnh Vân Nam. Một lần nữa người Hán lại cám ơn quân xâm lăng Mông Cổ. Nếu không có Hốt Tất Liệt và Ngộ Lương Hợp Đài (Uriyangkhadai) thì ngày nay nước Đại Lý có thể vẫn còn tồn tại.
Người Hán định tiến xa hơn nữa xuống Miến Điện, nhưng thời tiết khắc nghiệt, địa thế đất đai khó di chuyển với phần cuối cùng của dãy Hỷ Mã Lạp Sơn nên đành chịu thua.



[1] Bài này thấy có một sự châm biếm. Chỉ có quan to như Phiêu Diêu Tướng Quân Hoắc Khứ Bệnh-霍去病, mới được ghi công, còn các người cấp nhỏ thì muôn đời vẫn là tiểu tốt vô danh. Đúng là: “Nhất tướng công thành vạn cốt khô.”
 
 

 

 


 

 

 


 

 




No comments:

Post a Comment