Tuesday, November 26, 2013

Đại Việt thắng Nguyên Mông? Bài 34

CHƯƠNG 03 (tt)
Viết lại một đoạn tuần trước để độc giả dễ hiểu:
Mông Cổ lại phải tìm cách khống chế. Các kĩ sư gốc Á Rập được quy tụ về Krakorum chế tạo vũ khí mới. Sau một thời gian họ làm ra một loại súng bắn đá hay bom mới (trebuchet -Hồi pháo). Chính Hốt Tất Liệt đã đến chứng kiến các cuộc kiểm tra và thử loại súng này. Các tài liệu sử vẫn không nói rõ ràng súng được thiết kế như thế nào, nhưng theo một tài liệu đã viết lại 30 năm sau, mà tác giả Stephen Turnbull ghi lại ở trang 63, quyển Genghis Khan & the Mongol Conquest đoạn sau: Khi xạ thủ muốn ném một vật ra xa hơn thì họ thêm vật nặng vào phần trọng đối và rời cần ra xa hơn. Khi muốn ném đến gần thì họ rời cần vào gần điểm tựa  hơn. (When [the artillerist] wanted to hurl them to a greater range, they added weight to counterpoise and set it further back; when they needed only a shorter distance, they set it forwads, nearer [the fulcrum])

Chúng tôi dùng các tài liệu thu lượm khắp nơi từ sách vở đến các trang website thiết kế lại một trebuchet (Hồi pháo) đơn giản dưới đây:

Thiết kế này chỉ chú trọng tới nguyên tắc phóng đá mà thôi.

Theo các tài liệu về trebuchet (Hồi pháo) thì muốn phóng một vật đi xa khoảng 100 mét thì đối trọng phải nặng gấp 100 lần vật phóng. Như vậy muốn phóng vật nặng 100 kg vào thành các xa nơi đặt súng 100 mét thì đối trọng phải nặng tới 10000 kg. Theo thiết kế nguyên thủy  của trebuchet (Hồi pháo), thì phần đối trọng là một cục đá hay kim loại.
(Xin bấm vào hình vẽ, hình sẽ hiện lên rõ hơn)


Hình một trebuchet (Hồi pháo) nhìn từ sau tới

(thiết kế trên solidworks)

Hình một trebuchet (Hồi pháo) nhìn từ trước tới sau

(thiết kế trên solidworks)
 
Dưới đây là các giai đoạn bắn đá:


GIAI ĐOẠN 1.

BẮT ĐÂÙ

GIAI ĐOẠN 2

ĐỐI TRỌNG RƠI

GIAI ĐOẠN 3

SỨC LY TÂM ĐỦ MẠNH

GIAI ĐOẠN 4

ĐÁ ĐƯỢC PHÓNG RA

Nhưng đưa một cục nặng tới 10 tấn lên cần phóng thì không phải dễ dàng.  Sức con người làm sao mang được? Các kỹ sư lúc ấy đã nghĩ ra cách giải quyết là đối trọng làm dưới hình thức một cái thùng thật lớn. Muốn đối trọng nặng hay nhẹ, người điều khiển súng bê vào hay lấy ra các cục đá trong thùng ấy. Đặc điểm của thùng này là thùng quay quanh một trục. Như vậy làm khoảng cách từ trọng tâm của đối trọng xa tâm quay mà cần phóng không phải thật dài. Hai điểm này  phải nói là những cải cách lớn lao.

Hốt Tất Liệt cho chở 92 cái đến Tương Dương tấn công. Theo Stephen Turnbull thì những viên đạn được bắn ra nặng 10 lần so với các viên đạn được bắn từ trước cho đến lúc ấy. Theo ước lượng thì viên đạn có thể nặng tới gần 100 kg. Một quả đạn bắn vào làm sập luôn cổ lâu[1] của thành. Trong quyển ấy có viết một đoạn sau: các viên đạn phóng ra khoảng vài bộ[2] đường kính và khi rơi xuống đất tạo ra các hố sâu ba hay bốn bộ.. (the projectiles were several feet in diameter, and when they fell to earth, they made a hole three or four feet deep.)[3] Trong quyển “Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII” của ông Hà Văn Tấn và bà Phạm Thị Tâm, trang 132 phần phụ chú cũng phân tích công nhận các súng này là loại trebuchet (Hồi pháo), chứ không phải súng có nòng như ngày nay. Quyển sách ấy cũng nhắc lại các loại đạn nặng, to bao nhiêu tương tự như phần trên.
Bây giờ ta lại nghiên cứu xem sức mạnh của các súng trebuchet (Hồi pháo) đến mức độ nào dưới cái nhìn của khoa học.
Dựa vào bài toán đạn đạo ta đã thấy trên phần về bắn cung (chương 2- Vũ khí) và theo các dữ kiện của lịch sử ghi lại với các viên đạn nặng 100 kg được bắn xa 100 m ta sẽ thấy một vài kết quả như sau:
Ta lấy góc bắn α = 30 º đường tầm đạn 100 m thì có vận tốc đầu 33.7 m/s. Giả sử mục tiêu nằm trên mặt đất thấp hơn đối với viên đạn lúc được phóng ra 10 m.
Vì mục tiêu thấp hơn điểm ban đầu và vận tốc đầu là 33.7 m/s nên khi đến mục tiêu thì viên đạn có vận tốc là V = 36.5 m/s.
Áp dụng công thức tính động năng ta có:
 Ke  = (½)(m)V2
        = (.5)(100)(36.5)2
        = 66613 Joule
 Khi nói con số này thì ta khó tưởng tượng sức mạnh ấy như thế nào, nên ta xét xem một con voi[1] nặng 4000 kg chạy với vận tốc 20 km/h (20 kilomét 1 giờ hay 5.556 m/s) và húc vào một vật xem thử nó tạo ra bao nhiêu Joule.
Cùng công thức trên, ta có:
Ke  = (½)(m)V2
       = (.5)(4000)(5.56)
        = 61738 Joule
Xem ra viện đạn còn mạnh hơn con voi khổng lồ, và sau khi húc vào vật ấy thì con voi cũng không thể sống nổi.
Năm 1273, sau 5 năm chống đỡ thành Tương Dương bị thất thủ (Trong chuyện Thần Điêu Đại Hiệp, Kim Dung đã nhắc tới chuyện tử thủ thành Tương Dương khá nhiều và Dương Qua đã dùng một viên đá ném chết Mongke. Trong sử ghi mỗi nguồn một cách khác nhau. Có quyển ghi Mongke chết ở Hợp Châu (tức Hợp Xuyên, Tứ Xuyên). Theo Trùng Khánh chí: Mông Ke trúng đạn chết, trong khi ấy nhà sử gia Allah Rasid Ud-Din (Người Ba Tư) lại viết là chết vì kiết lỵ.


[1] Dựa vào các tài liệu viết về voi: Elephants của Melissa Stewart- Asian Elephant của Matt Turner và Elephants của Joyce Poole.
 



[1] Lầu để trống đánh điểm canh, thúc quân, báo động…Vì ngày xưa người ta chưa có đồng hồ, nên các thành phố lớn thường cho xây các lầu Chung lâu (lầu chuông) hay Cổ lâu (lầu trống) để báo giờ cho dân chúng. Cũng có khi dùng để báo động giặc đến, hỏa hoạn, hay thiên tai như lụt, động đất. Hiện nay ở Tây An (Hàm Dương hay còn biết tới tên Trường An- tình Thiểm Tây)  có hai lầu này xây từ đời Minh.
[2] Ba bộ là gần 1 m.
[3] Trang 64, Genghis Khan & the Mongol Conquests 1190-1400.

 

No comments:

Post a Comment