Monday, November 18, 2013

Sao Hỏa 3


Viking 2

Phóng ngày 9 tháng 9-1975.

Đến sao Hỏa 7 tháng 8, 1976

Đáp xuống ngày 3 tháng 9, 1976.

Một trong ba chân đáp đả đặt lên một cục đá cứng khiến phần đổ bộ Viking 2 bị lệch đi một góc 8 độ. Phần đổ bộ đã hoạt động rất tốt nghiên cứu về nhiệt dộ khắc nghiệt nơi đây vì chỗ đáp rất gần bắc cực của hành tinh. Nó cũng nghiên cứu một số mẫu đất đá mà nó đã đào được.

Năm 1980 phần này cho ngừng hoạt động, khi pin của nó đã hết. Riêng phi thuyền mẹ Viking 2 đã bay đuợc tổng cộng 706 vòng quỹ đạo Hỏa Tinh và chụp được khoảng 50000 tấm hình về hành tinh này.

Viking 2
 phần đổ bộ Viking 2
 

Ảnh chụp cành sao Hỏa bởi Viking 2

Phobos 1

 Mục tiêu của chương trình là nghiên cứu mặt trời và một trong hai mặt trăng lớn nhất của Mars là Phobos có đường kính 11.1 km (6.9 mi). Liên xô đã cho phóng Phobos 1 ngày 7 tháng 7, 1988. Tuy nhiên sau hai tháng được phóng đi, các kỹ sư và khoa học gia Liên Xô tháy thế một thảo chương tốt hơn để diều khiển phi thuyền. Nhưng việc này đã làm việc liên hệ với phi thuyền bị gián đơạn và mất luôn liên lạc. Phi thuyền đó sau này bay vào quỹ đạo mặt trời và mất tích luôn.

Hình vẽ khái niệm của Phobos I đang phóng phi thuyền đổ bộ

 

Phobos 2

Tiếp theo Phobos 1, ngày 12 tháng 7, 1988, Liên xô cho phóng Phobos 2, cùng mục tiêu với phobos 1. Phi thuyển đã tiến triển rất tốt đẹp để đi vào đường bay lên hành tinh đỏ.   Ngày 27 tháng 7, năm 1989, chỉ còn 50 m trước khi di vào quỹ đạo hành tinh đẻ phóng phi thuyền đổ bộ xuống sao Hỏa thì đột nhiện mất tín hiệu. Vì vậy chương trình lại một lần nữa thất bại.

 

Mars Observer

 

Chương trình có mục tiêu nghiên cứu hành tinh Đỏ này từ quỹ đạo. NASA đã phóng phi thuyền này ngày 25 tháng 9, 1992. Phi thuyền đã bay vào đúng theo dự dịnh lên sao Hỏa. Ngày 21 tháng 8, 1993 chỉ còn ba ngày thì đến mục tiêu thì dột nhiên NASA mất tín hiệu. Các kỹ sư và khoa học gia của trung tâm điều khiển Huston đã không biết nguyên nhân tại sao như vậy.

 

Mars Global Surveyor

NASA phóng phi thuyền ngày 7 tháng 11, 1996 và đến mục tiêu ngày 12 tháng 9, 1997. Khi gần9 đến nơi phi thuyền đã không thể chậm lại theo dự định đển vào quỹ đạo sao hỏa.n Các kỹ sư vả khoa học gia ở địa cầu đã phải vất vả sửa chữa thảo chương thay đổi một phần quỹ đạo và cuối cùng phi thuyền đã thành công bay quanh hành tinh này.

Theo dự định thì phi thuyền sẽ bay quanh hành tinh độ 2 năm rồi cho “về vườn không gian”, nhưng phi thuyền đã tiếp tục hoạt động mãi cho đến ngày 5 tháng 11, năm 2006, tức là 3 lần thời gian ấn định.

Kể từ khi Viking thành công mỹ năm vào cuối thập niên 80, Hoa Kỳ mới đạt được thành công này.



Mars Global Surveyor trước khi phóng
Các bộ phận Mars Global Surveyor
Hình vẽ khái niệm của Mars Global Surveyor dabg hoạt động
 
 

No comments:

Post a Comment