Tuesday, November 19, 2013

Đại Việt thắng Nguyên Mông? Bài 33


CHƯƠNG 03 (tt)

2- Đánh Tương Dương

a. Vị trí chiến lược Tương Dương

Tương Dương (chữ Hán: 襄陽) là một toà thành cổ của Trung Quốc, có vị trí hết sức quan trọng trong lịch sử cát cứ, phân tranh của nước này.


Một Cảnh đánh nhau ở Nam Tống (Ảnh từ Internet)

Thành Tương Dương cổ đại nằm trên bờ bắc sông Hán Thủy, là nơi hợp lưu của nhiều con sông lớn Dụ Thuỷ, Đan GiangTích Thuỷ. Sông Hán Thủy tiếp tục chảy về nam hoà nhập với Trường Giang ở Vũ Hán rồi chảy ra biển Đông Hải (Trung Quốc). Trong thời gian này, sông là phương tiện chuyên trở quan trọng, với các thuyền bè chở được một khối hượng rất lớn. Cũng trong quyển của tác giả Nguyễn Hiến Lê có viết về thuyền bè Trung Quốc như sau: “Trung Quốc đã có những thuyền lớn chở được ngàn người, trọng tải 300.000 cân (khoảng 150 tấn), và dùng la bàn để chỉ phương hướng…”  
Vì vị trí tiếp giáp với nhiều sông lớn, nên đây được coi là ranh giới chia hai miền nam bắc Trung Quốc.

Hơn thế nữa ở bờ nam của sông Hán Thủy, đối diện với Tương Dương có một thành phố khác cũng trù phú là Phàn Thành. Hai thành phố này hỗ trợ cho nhau khi có chiến tranh[1]. Nhìn lại lịch sử Trung Quốc trong những lần cát cứ phân tranh, nước nào chiếm được Tương Dương coi như có lợi thế rất lớn về mặt quân sự. Do đó những cuộc chiến lớn thường xảy ra xung quanh toà thành cổ này. Thời Tam Quốc, chính quyền bắc Ngụy đã chiếm được nơi này, lấy đó làm  địa bàn, dùng thuyền chuyển quân, suôi theo dòng sông đánh phá khắp nơi.

Năm 1267, Hốt tất Liệt cho dời đô từ Krakorum về Trung Kinh và đổi tên là Đại Đô. Trong quyển Ỷ Thiên Đồ Long Ký của Kim Dung có viết lại chuyện chùa Vạn Pháp ở Đại Đô, nơi giam giữ các chưởng môn của Lục Đại Môn Phái. Trương Vô Kị dẫn Vi Nhất Tiếu và Dương Tiêu lên giải cứu.

Thuyền dùng bàn đạp nước
(hình vẽ bởi tác giả)
b.Tiến đánh Tương Dương

Năm 1268, quân Mông bắt đầu vây quanh thành Tương Dương. Theo ông Tích Dã dịch từ quyển Nguyên Sử thì số quân vây thành phố lên tới bảy vạn người. Theo ông Tấn và bà Tâm trong quyển cũng đưa con số trên và cho biết tướng chỉ huy cuộc bao vây là Aju con trai của Uriyangkhadai (Ngột Lương Hợp Đài), viên tướng tiêu diệt Đại Lý trong vài tuần năm 1254 và thất bại ở tại Đại Việt cũng trong vài tuần năm 1258. Việc Mông Cổ vây Tương Dương được coi như là một trong các cuộc bao vây vĩ đại trong lịch sử Trung Quốc. Cả hai bên đã đem ra các sự khôn ngoan, sáng tạo để chống nhau trong một thời gian 5 năm. Đây không phải chỉ dùng sức mạnh mà còn biểu gương cái tài năng chế tạo kỹ thuật.

Thuyền Phi Hổ.
Trích từ When China Ruled The Sea” của Louise Levathes.

Thành Tương Dương, như dã nói trên, rất quan trọng trong việc phòng thủ nam Trung Quốc. Thành này được tiếp vận nhờ vào Phàn Thành, nên quân Mông khó lòng hạ nổi. Theo Stephen Turnbull trong quyển “Genghis Khan & the Mongol Conquests 1190-1400” thì người Trung Quốc đêm đêm đem các đò đạp chân chở nhu yếu phẩm sang cho Tương Dương. Trong sách không nói tới cách thiết kế đò đạp chân như thế nào mà chỉ tả đơn giản là có bàn đạp như “treadmill” nghĩa là cối xay guồng. Chúng tôi vẽ lên một hình ảnh đơn giản mà người ta có thể thực hiên với thời gian ấy, và giả sử con người chưa biết áp dụng bánh răng cưa hay dây căng để làm tăng công suất. Trong hình chúng tôi chỉ đưa lên hình ảnh hai người đứng quay lưng về mũi ghe, đạp lên bàn quay, để thuyền đi về phía trước. Cũng có thể, một bàn quay có tới ba, bốn người đạp một lượt và nhiều cái như vậy. Nếu đứng sang ngược chiều mà đạp thì đò sẽ đi thụt lùi. Trong quyển “When China Ruled The Seas” của Louise Levathes thì quân Nam Tống đã dùng loại thuyền này từ năm 1131, và có tới tám bánh quạt nước. Họ dùng thuyền chiến này để tiễu trừ hải tặc. Khi di chuyển thuyền nhìn như một con rồng đang bơi và đặt tên là Phi Hổ.
 
Để cắt đứt tiếp tế, quân Mông cho đốt các bó rạ lớn ở ven sông và tìm ra các chiếc đò này, rồi cho quân xuống đánh chìm. Đến năm 1271, khi đang vây Tương Dương, theo lời khuyên nhà sư họ Lưu, Hốt Tất Liệt lấy quốc hiệu theo Trung Quốc tức là nhà Nguyên vậy.
 

Súng phóng đá của Nam Tống, Hình lấy từ “Cambridge Illustrated History of China” của Patricia Buckley Ebrey.
 Năm 1272, Nam Tống cho làm cầu nổi bắc qua sông để tiếp tục vận nhu yếu phẩm từ Phàn Thành cho Tương Dương. Quân Mông lại làm đò có các bàn đạp, để điều kiển các cánh đập bằng gỗ, cưa nát chiếc cầu trên. Và bấy giờ thì số quân trang, quân dụng của Tương Dương vô cùng kiệt quệ. Từ bom Lôi Thiên Cung, tên lửa, lao lửa đều gần hết. Trong lúc ấy, quân Mông lại tự chế ra được loại bom này.
heo quỷên của Stephen Turnbull thì Nam Tống cho thuyền thật lớn có mang các súng bắn đá (catapult) để phóng bom lửa, nỏ lớn bắn lao lửa để hộ tống đoàn tải quân cụ. Với các khí cụ mới đoàn vận lương lại được tiếp tục.
Cũng trong thời gian này, Nam Tống cũng đã chế ra hỏa tiễn. Tuy nhiên, hỏa tĩễn không tinh vi lắm. Theo chương trình của History channel chiếu ngày 27 tháng 9-2009 về các hỏa tiễn, chúng tôi được mục kích các hỏa tiễn thời này. Chúng tôi tạo lại hình để độc giả cùng xem.
Một hỏa tiễn thời Nam Tống.
 Theo chương trình ấy, thân hỏa tiễn làm bằng một khúc tre thật lớn dài khoảng 70cm. Bên ngoài thân được bó bởi một vài lớp dây đan kín nhau, và bên trong dựng thuốc pháo. Đầu hỏa tiễn làm bằng giấy cuốn thành hình nón. Tuy nhiên, theo ý riêng tại sao họ không làm bằng gỗ đẽo, như vậy nặng hơn, chính xác hơn, nên có thể gây thương vong khi chạm mục tiêu. Phần cuối cùng là dây ngòi, như ngòi pháo.
Một pháo thủ đang châm ngòi.
Hình vẽ bằng Solidworks bởi tác giả
Hỏa tiễn này được cột vào một cây tre nhỏ dài trên 2m, rồi đặt trên một hệ thống phóng gọi là giá phóng. Tất cả hệ thống này cũng được làm bằng tre. Xem trên TV thì giá này rất đơn giản, chúng tôi dùng Solidworks và Photoworks thiết kế lại với các cây dàng buộc nhau để dễ di chuyển. Tuy nhiên tất cả hệ thống cũng chỉ có mục đích chứa hỏa tiển để phóng. Chúng tôi thêm một pháo thủ đứng cạnh để chúng ta có thể thấy kích thước tương đối của giàn phóng.
Khi hỏa tiễn đã được đốt, phần thuốc sẽ cháy và không nổ nhưng xịt lửa ra phía sau, và nhờ vào cây tre dài làm phía đầu và thân luôn luôn về phía trứơc.
Cũng trong phần trình diễn trên TV, thì cho kết luận hỏa tiễn không chính xác. Nhưng nếu phóng nó vào một đoàn quân cả vạn ngừơi thì có thể gây thương vong hạy làm ngựa hoảng sợ.
Mông Cổ lại phải tìm cách khống chế. Các kĩ sư gốc Á Rập được quy tụ về Krakorum chế tạo vũ khí mới. Sau một thời gian họ làm ra một loại súng bắn đá hay bom mới (trebuchet -Hồi pháo). Chính Hốt Tất Liệt đã đến chứng kiến các cuộc kiểm tra và thử loại súng này. Các tài liệu sử vẫn không nói rõ ràng súng được thiết kế như thế nào, nhưng theo một tài liệu đã viết lại 30 năm sau, mà tác giả Stephen Turnbull ghi lại ở trang 63, quyển Genghis Khan & the Mongol Conquest đoạn sau: Khi xạ thủ muốn ném một vật ra xa hơn thì họ thêm vật nặng vào phần trọng đối và rời cần ra xa hơn. Khi muốn ném đến gần thì họ rời cần vào gần điểm tựa  hơn. (When [the artillerist] wanted to hurl them to a greater range, they added weight to counterpoise and set it further back; when they needed only a shorter distance, they set it forwads, nearer [the fulcrum])
 

[1] Hiện nay hai thành phố Tương Dương và Phàn Thành nhập lại làm một vì có cầu lớn nối liền và có tên là thành phố Tương Phàn, nằm trong tỉnh Hồ Bắc.

No comments:

Post a Comment