CHƯƠNG 03 (tt)
X/ Đánh Nhật Bản
Bản đồ Nhật
Bản
Trước hết ta tim
hiểu qua lịch sử Nhật Bản trước và đang thời Mông Cổ xâm lăng.
Lịch sử Nhật Bản
là một quốc gia tạo bởi các hòn đảo, trong đó có 4 đảo lớn là:
Hokkaido,
Honshu, Shikoku và Kyushu. Lịch sử Nhật Bản cũng đã cho thấy các cuộc chiến
liên miên của họ đối với Trung Quốc trong 400 năm, từ thời Hán (220 AD) đến đời
Đường (618 AD). Vì các cuộc chiến tranh này, nên vai trò một người tướng trở
nên quan trọng. Đến thế kỷ XI, các tướng có nhiều ruộng nương đặc quyền hay
thái ấp, mà người Nhật gọi là “shōen”,
và cũng rất nhiều người làm công cho họ. Khi đạo Phật du nhập vào Nhật, trong
thế kỷ VIII, những vua Nhật thích đi tu, chểnh mảng việc trị nước, làm cho các
tướng quân trở nên kiêu binh.
Theo quyển “TheHistory of Japan “ của Louis G. Perez[1]
thì trong khoảng thời gian 735-737, Nhận Bản bị bệnh dịch đậu mùa giết chết
khoảng 1/3 dân số, nên thiếu nông dân để sản xuất, triều đình Nhật phải ban ra
một chương trình miễn thuế để khuyến
khích tăng năng xuất lúa gạo.
Với chương trình
miễn thuế, không được kiểm soát từ chính quyền trung ương, các lãnh thổ của các
tướng trở thành một tiểu quốc, rồi va chạm giữa các tướng quân tạo nên một nước
Nhật phong kiến. Các tướng này tự động huấn luyện các nông dân của họ thành quân đội riêng
và gọi họ là “samurai”[2] và
đến cuối thế kỷ XII thì chữ này mang nghĩa “bushi”
(võ sĩ-武士).
Tuy nhiên, nhiều khi có giặc dã, thì Nhật Hoàng thường chọn một người cầm đầu
tất cả và gọi họ là “Shogun”.
Trong thời gian
này nước Nhật có triều đình ở Kyoto và Nhật Hoàng đứng đầu. Tuy nhiên trong
truyền thống trọng võ của Nhật, nước này có các Shogun là người do Nhật Hoàng
cử đi dẹp loạn như đã nói trên, thường giữ một vai trò rất quan trọng. Chữ này
gồm hai chữ Sho 将: tướng và gun 軍:
quân. Theo nguyên
nghĩa shogun là chữ tắt của "Sei-i Daishōgun" (征夷大将軍), nghĩa là Chinh
Di Đại Tướng Quân . Vì có quyền hành rất lớn, nên có khi các shogun lấn ất cả Nhật
Hoàng.
Năm 1150, một
cuộc tranh chấp giữa hai họ Taira và Minamoto. Taira Kiyomori đã đem lại thắng
lợi về cho họ Taira của ông. Ông giết trọn dòng họ Minamoto và chỉ chừa lại một
cậu bé tên Minamoto-no-Yoritomo
của họ này. Mục đích của Kiyomori là làm mọi người thấy sức mạnh của họ Taira.
Kiyomori đem gửi cậu bé Yorimoto cho một gia đình dòng họ Hōjō, người bà con
của ông, sinh sống ở một làng chài lưới vùng Kamakura, gần 350 km đông của
Kyoto. Người chủ gia đình này tên là Hōjō Tokimasa.
Taira Kiyomori
dùng quyền hành, đem gả các con gái ông cho các Nhật hoàng, rồi truất phế một
Nhật hoàng. Ông đem một người cháu của Nhật hoàng này lên thay. Xem ra có lẽ
giống như chúa Trịnh vua Lê ở nước ta. Oai quyền shogun Taira Kiyomori bao trùm
thiên hạ. Muốn chắc ăn Taira Kiyomori đem tổng hành dinh về Kyoto để khống chế
Nhật hoàng cho dễ. Ông này lấy thêm nhiều shōen
(thái ấp) về cho ông ta và cho các tướng dưới quyền. Không những thế, ông đem
quân đến trung tâm Phật giáo ở Nara[3],
lấy hết đất đai và sát nhập trung tâm này vào tài sản của ông.
Trong khi ấy ở
Kamakura, ông Hōjō Tokimasa trở thành cai tù coi chừng cậu bé Yorimoto. Và rồi
thời gian trôi qua, Yorimoto khôn lớn, tài năng, dũng cảm làm người cai tù nếm
chuộng. Ông cai tù đem gả con gái của ông cho tên tù nhân ấy.
Năm 1180, thấy
họ Taira làm nhiều điều bất cần tôn ti trật tự, Yorimoto chiêu binh mãi mã hòng
lật đổ người đã giết hết dòng họ của anh ta. Rất nhiều samurai và người thường
bất mãn hưởng ứng, trong đó có nhạc phụ, cũng còn cựu cai tù của chàng.
Sau nhiều năm
chiến đấu, Yorimoto đã đánh bại Taira Kiyomori.
Lòng người khó lường, và chính kinh
nghiệm bản thân Yorimoto đã cho săn đuổi, giết chết tất cả các người
mang họ Taira, bằng đủ mọi cách từ chôn sống, nhận ngạt, phanh thây…không chừa
một ai.
Năm 1185, ngay
sau cuộc chiến giữa hai phái Minamoto và Taira thì Minamoto-no-Yoritomo được bổ nhiệm làm Sei-i Daishōgun (Chinh di đại tướng
quân). Khác với Taira, Minamoto-no-Yoritomo không dời về Kyoto mà thành lập Mạc phủ ở Kamakura để rồi lịch sử nước Nhật có thời kỳ Kamakura (鎌倉時代 - Liêm Thương thời
đại) và thời kỳ này kéo dài cho đến đến năm 1333 mới chấm dứt. Cái ác trả bằng
một giá thật ghê gớm. Sau khi giết hết người của họ đối lập Taira thì Yoritomo
lại quay ra thanh toán các người cùng phe, mà ông cho rằng có hiểm họa đối với
sự nghiệp của ông. Người đầu tiên mà ông cho ám sát là Yoshinaka cháu vợ, người
rất mực trung thành với ông. Kế tiếp là em ông Yoshitsune[4], cũng là một đại tướng tài năng nhất
trong quân đội ông, vì tiếng tăm ông này quá lớn. Khi bà góa phụ, vợ viên tướng
tài năng này sinh ra một người con trai cũng là cháu ruột của ông thì ông ta
lại cho lệnh giết chết hài nhi.
Lúc Minamoto-no-Yoritomo qua đời, năm 1199, thì
Kamakura rơi vào tay dòng bà vợ ông Hōjō Masako 32 tuổi. Bà này đi tu sau đó,
nhưng quyền hành vẫn nắm. Bà thay vua, đổi chúa, và đầy cả cha bà đi biệt xứ.
Người Nhật lúc ấy gọi bà là “ni cô lãnh chúa”. Sau khi bà chết thì dòng họ Hōjō
tiếp tục nắm quyền. Một câu chuyện “Cha
ăn mặn con khát nước” tiếp cho gia đình Yoritomo. Hai người con trai lớn
của ông lại bị người em thứ ba giết chết. Dòng họ này đã tạo ra một thời đại
phong kiến đầu tiên của Nhật. Đây là một Shogun có uy quyền nhất. Họ thường
định đoạt những việc rất quan trọng của đất nước, mà không qua Nhật Hoàng. Nói
mhư vậy ta thấy nước Nhật nằm dưới quyền quân phiệt. Các võ sĩ đạo (Samurai)
được tôn trọng, và càng ngày càng trở nên có nhiều quyền lực ở các vùng thái ấp. Mạc Phủ có quyền bổ nhiệm chức vụ
shugo (守護)[5] và jito (地頭)[6].
Thời kỳ này, nông nghiệp rất phát triển
nhờ sử dụng súc vật kéo. Thu hoạch vụ mùa nửa năm một lần [7]. Cũng trong thời gian này Phật giáo Jodo
phát triển. Giáo phái Thiền tông du nhập từ Trung Quốc cũng khá khả quan.
Khi thấy hiểm họa xâm lăng của Nguyên
Mông, Thiên Hoàng yêu cầu thống nhất lòng dân để bảo vệ lãnh thổ trở nên cấp
thiết. May mắn thay mọi người đều nghe.
B- Nhuyên nhân
Năm 1265, Cho Yi (조이) một nhân vật của triều đình Cao Ly báo
cáo cho Hốt Tất Liệt rằng Nhật Bản là một quốc gia dễ dàng bị chinh phục. Năm
1266 khi chưa kiểm soát được hết lãnh thổ Trung Quốc, Hốt Tất Liệt đã cho một
sứ đoàn sang Nhật bắt nước này thần phục. Sứ đoàn gặp Chinzei Bugyô (đây
là chức vụ tư lệnh phòng thủ miền tây của Nhật chứ không phải tên người). Ông
này chuyển thư của Nguyên Mông đến Shikken của tộc Hōjō ở Kamakura, cũng như Nhật Hoàng ở
Kyoto. Tuy nhiên, Hōjō cũng như Nhật Hoàng không trả lời. Hốt Tất Liệt gửi hai
sứ giả người Cao Ly là He De (흑적) và Yin Hong (은홍) quay về nước họ để gặp quốc vương nước
họ Chung-ryol (충렬왕) cũng
là con rể của Hốt Tất Liệt bàn chuyện đánh Nhật.
Đến năm 1268, Mông Cổ lại cho một sứ đoàn thứ hai
sang, lại cũng gặp Chinzei Bugyô, và cũng chẳng có kết quả gì. Nên Mông
Cổ quyết định xâm lăng xứ Phù Tang. Theo tài liệu sử thì Mông Cổ đã nghiên cứu
thật kỹ nơi có thể đổ bộ thông qua các sứ đoàn cùng các lái buôn.
[1] Louis G. Perez là trợ GS môn sử về Nhật
Bản của đại học Illinois State University ở Normal, Illinois.
[2]
Theo Louis G. Perez thì samurai có nghĩa là “men who serve” (người đàn ông giúp việc), còn theo William Scott Wilson viết như sau samurai:
“meaning to wait upon or accompany
a person in the upper ranks of society” (người phục dịch cho lớp quý tộc).
[4]
Theo phần đầu nói Yoritomo là
người duy nhất trong họ được Taira Kiyomori tha mạng. Nay theo The History of
Japan của Louis G Perez thì người này là em. Vậy chắc phải là em vợ mới đúng.
[7] Có
thể họ đã học được người Chiêm Thành cấy loại lúa mùa đông. Người Việt ta cũng lấy giống lúa này để
cấy các cánh đồng sâu vào mùa đông. Vì mùa này chỉ có đồng này là có nước. Dân
Việt miền bắc gọi đó là lúa “chiêm” là vì vậy. Chiêm đây có nghĩa là lúa có
giống từ Chiêm Thành.
No comments:
Post a Comment