Saturday, December 14, 2013

Các ngôi đền-chùa nổi tiếng 6


Tung Quốc.

Tứ đại Phật Sơn

1-                  Nga Mi sơn hay núi Nga Mi là một ngọn núi nằm ở phía trung Nam tỉnh Tứ Xuyên thuộc miền Tây Trung Quốc, trên khu vực quá độ của lòng chảo Tứ Xuyên theo hướng cao nguyên Thanh-Tạng.

Nga Mi sơn là một trong Tứ đại Phật giáo danh sơn. Vị Bồ Tát bảo trợ của Nga Mi sơn là Samantabhadra, trong tiếng Việt còn được gọi là Phổ Hiền bồ tát.

Đỉnh cao nhất của Nga Mi sơn là đỉnh Vạn Phật của ngọn núi chính Kim Đỉnh, với độ cao 3.099 m. Với địa thế cao chót vót, phong cảnh đẹp nên người ta nói tới Nga Mi sơn như là "Nga Mi thiên hạ tú". Là một trong Tứ đại Phật giáo danh sơn, tại Nga Mi sơn có khoảng 26 ngôi chùa; miếu, trong đó có 8 ngôi chùa; miếu lớn là cơ bản nhất. Người ta cho rằng Nga Mi sơn chính là đạo tràng của Phổ Hiền bồ tát.
 

Khi nói tới Nga Mi thì ta nhớ truyện Quách Tường con gài út của Quách Tỉnh, trong Thần Điêu Đại Hiệp và Ỷ Thiên Đồ Long Ký của Kim Dung. Người này mến chuộng đại sư ca cô là Dương Qua. Cô đi tìm chàng nên chu du khắp chân trời góc biển, rồi lang thang đến Thiếu Lâm Tự.

Rồi câu truyện đưa đẩy cô vào chùa cùng với Côn Lôn Tam Thánh thách đấu các cao tăng của Thiếu Lâm.

 Lúc Côn Lôn Tam, Thánh vẽ bàn cờ bằng ngón tay xuông sân đá thách đấu thì Thiếu Lâm Tự chào thua. Nhưng ngay lúc ấy một sư già Giác Viễn thiền Sư lo quét dọn Tàng Kinh Các cùng tiểu đồng Trương Quân Bảo xuất hiện. Giác Viễn lúc ấy gánh hai cặp thùng khổng lồ chứa nứơc, chân bị xiềng.

Giác Viễn bèn lấy bàn chân bước lên bàn cờ xóa mờ các vết vẽ cứu cho sự thua đau đớn của Thiếu Lâm. Côn Lôn Tam Thánh bèn lấy kiếm ra đấu. Giác Viện dùng cặp thùng làm vũ khí chống cự. Khi Côn Lôn Tam Thánh phóng một thế kiếm nhưng chư chớp dựt, Giác Viễn lấy cặp thùng kẹp cứng kiến dối phương không rút kiém lại được. Côn Lôn Tam Thánh bèn tung chưởng đánh Giác Viễn kiến ông bị thưong. Người tiểu đồng Trương Quân Bảo bèn dùng Thiếu Lâm quyền tấn công đối thủ cứu sư phụ và kết quả Côn Lôn Tam Thánh bị thua.

Ngừoi này, nói câu:”Kinh ở trong hầu.” rồi phóng mình chạy mất. Mọi người nghe “Kinh ở trong dầu”, nên chẳng hiểu gì.

Thiếu Lâm, bây giời lại kết tội Trương Quân Bảo giám học La Hán Quyền của họ mà chưa có phép. Tội này có thể bị chặp chân tay, phế bỏ võ công. Quách Tường bên vực chàng họ Trương, lại là con gái cũng phạm tội vì con gái không được vào chùa. Giác Viễn bèn đổ nước rồi quăng Quách Tường vào một thùng và Quân Bảo vào thùng kia rồi dùng khinh công chạy chốn xuống núi.

Thiếu Lâm cho duổi theo nhưng khôn ai theo kịp, chỉ trừ Vô Sắc Đại Sư.

Chạy đến nửa đêm thì mệt quá, Giác Viễn dừng chân ngồi thiền và tụng kinh. Quân Bảo và Quách Tường cùng lắng tai nghe, tiếng được tiếng không và cố sức khi nhớ. Cả hai cùng không biết đó là kinh gì, nhưng cùng hiểu đó là căn bản nội công thượng thừa.

Vô Sắc Đại Sư thương tình Giác Viễn, Quân Bảo và Qúach Tường nên không ra tay mà đứng nghe kinh cùng rang nhớ. Ông biết đây chính là quyển có một không hai Cửu Dương Chân Kinh.

Gần sáng thì Giác Viễn viên tịch.

Quân Bảo lo chon cất sư phụ với sxự giúp đở của Quách Tường. Xong việc hai người chia tay. Quân Bảo về Võ Đang Sơn lập ra phái Võ Đang dùng một phần của Cửu Dương Chân Kinh làm căn bản nội công. Quách Tường về Nga Mi lập ra phái Nga Mi cũng dùng một phần của Cửu Dương Chân Kinh làm nội công tâm pháp. Đương nhiên Vô Sắc cũng vậy với Thiếu Lâm Tự.

Nhưng mãi gần 100 năm sau, Trương Vô Ki mới vô tình tìm ra quyển kinh Cửu Dương Chân Kinh trong bụng một con hầu khi chữa bịnh cho nó. Quyển kinh này bị kẻ gian ăn cắp, mà người giữ kinh là Giác Viễn, nên ông bị xiếng chân và cho gánh nước đ6ể đền tội.

Nga Mi sơn cùng bức tượng đại Phật Lạc sơn, bức tượng Phật tạc trên vách đá lớn nhất thế giới ở núi Thê Loan, được UNESCO công nhận là Di sản thế giới ngày 6 tháng 12 năm 1996. Lạc Sơn Đại Phật ( 樂山大佛), còn gọi là Lăng Vân Đại Phật hay Gia Định Đại Phật, là tượng Phật bằng đá cao nhất thế giới. Bức tượng Phật Di Lặc này được tạc vào vách đá Thê Loan của núi Lăng Vân, nằm ở chỗ hợp lưu của ba con sông là Mân Giang, Đại Độ và Thanh Y ở miền nam tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc, cách địa cấp thị Lạc Sơn khoảng 3 km về phía đông. Bức tượng đá đối mặt với Nga Mi sơn, và dòng sông chảy dưới chân của Phật.

Công việc tạc bức tượng này được khởi đầu vào năm 713, do một nhà sư Trung Quốc là hòa thượng Hải Thông chỉ huy. Ông hy vọng rằng Phật có thể giúp làm cho nước sông êm đềm tạo thuận lợi cho tàu thuyền đi lại trên sông. Theo truyền thuyết, khi nguồn tài trợ cho công trình bị đe dọa, ông đã tự khoét mắt để tỏ lòng mộ đạo và sự ngay thẳng của mình. Công việc này chỉ được các môn đồ của ông hoàn thành sau 90 năm. Dường như là công trình xây dựng khổng lồ này đã tạo ra nhiều đá được bóc tách ra khỏi vách đá và trầm lắng xuống lòng sông, làm cho các dòng chảy bị biến đổi và vì thế làm cho tàu bè qua lại an toàn hơn.

Các nguồn tài liệu thế kỷ 16 và 17 có đề cập tới việc tập luyện võ thuật trong các ngôi chùa trên núi Nga Mi, là nguồn tham chiếu hiện còn lưu giữ được có niên đại sớm nhất nói tới chùa Thiếu Lâm như là khởi nguồn của võ thuật Trung Hoa.. Trường phái võ thuật Nga Mi là sự kết hợp của Phật giáo với Đạo giáo.

Trong văn học ngoài câu truyện Quách Tường và núi Nga Mi kể trên, thì hơn ngàn năm trước, thi sĩ Lý Bạch cũng có bài thơ về Nga Mi Sơn như sau:
(Xin bấm vào hình để xem rõ hơn)

1-                  Cửu hoa Sơn
Duoc xây từ dời Lương thời Nam Bắc Triều (742-755). Địa Tạng Bồ Tát đầu thai làm hoàng tử nước Tân La (Triều Tiên ngày nay), sinh vào thời kì Võ Tắc Thiên (cuối năm Đường Khai Nguyên, tức năm 719, Trung Quốc), tên là Kim Kiều Giác, xuất gia từ nhỏ. Vì nghe danh của ngài Tam Tạng- Huyền Trang nên quyết định đến Trung Quốc vào thời Đường Huyền Tông, lên Cửu Hoa sơn tu hành, sau đó xây chùa thu nạp nhiều tín đồ, biến Cửu Hoa Sơn thành một thắng địa Phật giáo cực thịnh đương thời. Năm 99 tuổi, bỗng nghe một tiếng gọi mơ hồ thì biết mình sắp chết liền gọi đệ tử đến dặn dò, rồi ngồi vào trong chum mà viên tịch. Ba năm sau, mở nắp chum ra để an táng, thấy da thịt vẫn còn nguyên, sắc diện như khi còn sống, khi nhấc ra thì các khớp xương dao động thành tiếng lách cách. Phật giáo bảo đó là Bồ Tát truyền thế bèn đem thi thể đặt vào trong tháp, gọi tháp là Địa Tạng Nhục Thân tháp. Nhục Thân tháp còn gọi là Nhục Thân Bảo điện, tọa lạc tại đỉnh Thần Quang trên Cửu Hoa sơn. Cứ ngày rằm và 30 tháng 7 (tương truyền là ngày sinh và ngày đắc đạo của Địa Tạng) tín đồ Phật giáo lại đến triều kiến Nhục Thân tháp rất đông.
Cửu Hoa Sơn
3-                     Ngũ đài Sơn
Ngũ Đài sơn (五台山-Núi năm đài), còn gọi là Thanh Lương sơn (清凉山), nằm trong địa phận huyện Ngũ Đài, địa cấp thị Hãn Châu, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc, là một trong tứ đại Phật giáo danh sơn tại Trung Quốc. Núi này là nơi có nhiều chùa chiền, tự viện quan trọng nhất Trung Quốc. Khu di sản văn hóa Ngũ Đài Sơn bao gồm 53 chùa, được đưa vào danh sách di sản thế giới của UNESCO năm 2009.
Mỗi một trong số 4 núi (Ngũ Đài Sơn, Nga Mi Sơn, Cửu Hoa Sơn, Phổ Đà Sơn) đều được coi là nơi ở hay nơi tu luyện (道場: đạo tràng) của một trong số bốn vị bồ tát là Văn Thù, Phổ Hiền, Địa Tạng và Quan Thế Âm.
Ngũ Đài Sơn gắn liền với Văn Thù bồ tát (文殊). Ngũ Đài Sơn cũng có quan hệ lâu dài với Phật giáo Tây Tạng.
4-                  Phổ Đà Sơn
Phổ Đà Sơn có tên cũ là Tiểu Bạch Hoa, gọi là Bố Đà Lạc Già. Tên khác là Mai Sầm Sơn. Phổ Đà Sơn nằm trong biển Đông Nam, huyện Định Hải, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, cách núi Chu Sơn 6 dặm (tiếp giáp với Hàng Châu). Truyền kỳ gọi là Nam Hải.

No comments:

Post a Comment