CHƯƠNG 03 (tt)
Ngay năm 1268, Hốt Tất Liệt muốn đem quân sang
đánh Nhật ngay lập tức. Nhưng taị Trung Quốc, Nguyên Mông tìm không đủ quân có
thể đi biển và không đủ thuyền bè, nên họ chuyển cánh quân tiên phong sang Cao
Ly.
Năm 1273, quân Mông chuẩn bị đánh, nhưng vẫn không
thể đủ tiếp liệu để vượt biển. Họ lại quay về Trung Quốc để lấy thêm. Ở phần
cuối của chuyện đánh Cao Ly ta đã thấy việc quân Mông bắt dân Cao Ly đóng ghe
tầu để đánh Nhật; ấy là vì việc này.
Tranh down
load từ bài viết “Relics of the Kamikaze”
của James P. Delgado- Archaeology Institute of
America
Thông thường trận đánh đầu tiên là trận dò đường,
trinh sát và ước lượng sự kháng cự của địch, nên số quân không đông lắm.
Tuy nhiên nhiều con số vẫn trái ngược nhau. Theo “Genghis Khan & the Mongol
Conquests 1190-1400.” thì năm 1274, Mông Cổ cho một hạm đội khoảng 900 cái vượt
biển đông Cao Ly sang đánh Nhật. Quân số theo sách ấy thì lính Mông chừng 5000
người; lính Cao Ly chừng 6000 đến 8000 hợp với một lực lượng chính gồm 15000
Mông-Hán. Lực lượng này phát xuất từ Pusan (Phú Sơn), Cao ly. Louis G. Perez
trong quyển sử của ông về Nhật thì con số là 30000 quân. Quyển “All Under
Heaven” cũng công nhận con số này.
Absolut
Astronomy.com cũng đưa ra con số tương tự như Stephen Turnbull là 15000 Mông
Hán, 8000 quân Cao Ly trên 300 thuyền lớn từ 400 đến 500 thuyền nhỏ. Một đạo quân Mông gồm 20000 người dưới quyền chỉ huy
của tướng Mông Hol Don (忽敦).
Trong khi ấy tướng Cao Ly Kim Bang-gyong (김방경-金方慶), là người điều khiển quân nước ông trong liên minh
Mông- Cao. Hạm đội này rời khỏi Pusan (có tài liệu lại viết Masan) ngày 3 tháng
10 năm 1274, vượt eo biển Tsushima (Đối Mã).
Trong khi ấy một
số trang website lại viết số quân lên đến 40000 người.
Để đối phó với
cuộc xâm lăng, phía Nhật Bản cũng có chuẩn bị. Kamakura shogunate
(hội đồng tướng Kamakura) dưới sự chỉ huy của tướng quân Tokimune (Bakufu)
ra lệnh cho dân chúng trên đảo Kyushu phải rời bờ biển phía tây, nơi có thể bị
quân Mông- Cao đổ bộ. Đồng thời chuyển quân đội trên đảo về phía tây chuẩn bị
tác chiến. Triều đình ở Kyoto cũng dẫn đầu các cuộc cầu nguyện ở các chùa.
Tranh down load từ bài viết của tác giả Lee
Wha Rang, trên website:
The Koryo-Mongol Allied Invasion of Japan - The Myth of Kamikaze.
Trong hình ta thấy có trái bom đang
phát nổ.
Quân Cao Ly đánh
chiếm đảo Tsushima và Komota cùng khi ấy, quân Mông đến đánh chiếm đảo Iki (壹岐島). Cả
hai nơi chúng đã tàn phá không nương tay. Sau đó, liên quân Mông- Cao hội ngộ
tại đảo Hirado và tiến đến bờ biển Hizen đánh phá. Liên quân tiếp tục thẳng
đường đến hải cảng Hanaka (博多灣- ngày nay là thành phố Fukuoka). Nơi
đây chúng gặp sự kháng cự mãnh liệt của các võ sĩ đạo (samurai).
Ngoài cách đánh
đội hình với mưa tên, Mông Cổ cũng còn dùng cả bom phóng ra từ các súng phóng (catapult).
Theo Stephen Turnbull đã viết thì một họa sĩ Nhật tên Takezaki Suenaga đã vẽ
lại cảnh Mông Cổ có loại súng này, tuy nhiên sách không có hình vẽ[1].
Họa sĩ Takezaki Suenaga vẽ cảnh này sau khi Mông Cổ xâm lăng vài chục năm. Ông
Stephen Turnbull cũng viết lại một người chứng kiến tả lại cảnh một những bom
được ném ra như sau: Những trái bom sắt
cực mạnh được ném ra và lăn xuống đồi như các bánh xe, ầm ầm như sấm động, nhìn
giống như các ánh sét (These mighty iron bom were flung and rolled down the
hills like cartwheels, sound like thunder and looked like bolts of lightning.)[2]
Theo quyển “The History of Japan”, Trang 30, Louis
G. Perez viết: Dưới sự chỉ huy của Hōjō
Tokimune, người Nhật đã chống cự mãnh liệt. Lực lượng quân Mông vượt hẳn về kỹ
thuật, lại còn dùng trận thế phối hợp phức tạp giữa bộ binh và kị binh, trong
khi người Nhật chỉ quen thuộc với lối đánh cá nhân của samurai. Quân Mông Cổ
dùng các nỏ cực mạnh và catapult để bắn các trái ban lửa. Người Nhật vẫn còn
dùng gươm, giáo và cung dài. (Led by courageous Hōjō Tokimune, the Japanese
put up a fierce defense. The Mongol forces were technologically superior, however,
employing complex coordinated troop movements of a large infantry and cavalry
units, whereas the Japanese were more accustomed to fight individual samurai.
The Mongols also used powerful crossbow and catapults that fired exploding
fireballs. The Japanese still used swords, spears and longbows.)
Ông Stephen
Turnbull cũng dẫn chứng một cảnh một
tướng Mông Cổ trong trận đánh từ một nguồn tin khác: Viên tướng chỉ huy chiếm lấy một địa thế cao
và điều khiển các cánh quân tùy theo nhu cầu bằng các trống cầm tay. Nhưng bất
kỳ chỗ nào quân Mông chuyển hướng, là cho bom sắt ném tới chúng tôi; làm chúng
tôi chóng mặt và rối loạn. Quân lính chúng tôi sợ hết hồn vì các tiếng nổ như
sét đánh; mắt họ bị lòa đi; tai họ bị điếc; nên họ không còn phân biệt đâu là
đông, đâu là tây. (The commading general kept his position on high ground,
and directed various detachments as need with signal from hand drums. But
whenever the Mongol took flight, they sent irion bom shells flying at us, witch
made our side dizzy and confused. Our soldiers were frighten out of their wits
by thundering explosions, their eyes were blinded, their ears deafened, so they
hardly distinguish east or west.)[1]
Trên wikipedia
có đăng một đoạn sau đây: Khi nghe tin
trận đánh thật sự bắt đầu thì ở Kamakura tướng quân Tokimune sợ vô cùng. Ông
biết ông phải tìm vị cố vấn đó là thiền sư Bukko. Vị thiền sư nói ông phải ngồi
thiền để tìm hiểu xem trong lòng ông có chỗ nào chứa chấp sự hèn nhát không.
Sau khi thiền, Tokimune đến gặp lại thiền sư Bukko, nói: “Cuối cùng tôi đã tìm
ra một việc vĩ đại nhất trong đời tôi.” Bukko hỏi: “Làm sao ông có thể đối phó
với việc ấy?” Tokimune hét lên: “Chiến Thắng (Meanwhile back in Kamakura,
Tokimune was overcome with fear when the invasion finally came, and wanted to
defeat cowardice, so he asked Bukko (his Zen master) for advice. Bukko
replied he had to sit in meditation to find the source of his cowardice in
himself. Tokimune went to Bukko and said: "Finally there is the greatest
happening of my life." Bukko asked, "How do you plan to face
it?" Tokimune screamed "Katsu!"
["Victory!]) Theo sách còn nói khi hét như vậy mắt của Tướng Quân Tokimune
quắc lên hình như ông đang đứng trước kẻ thù. Vị thiền sư gật đầu nói “Tốt”.
Câu chuyên này được truyền tụng trong binh sĩ; ai nấy đều hăng hái chống giặc.
Một điểm nữa ta cần nhắc tới là trong thời
gian này, người Nhật cũng không có chiến tranh lớn với nước nào, nên kinh
nghiệm chiến tranh không có. Nhất là không vị tướng nào của Nhật quen điều
khiển vài chục ngàn binh sĩ một lựơt. Bên cạnh đó, người Nhật cũng như người Âu
Châu, có thói đánh tay đôi, đúng cách của võ sĩ đạo (Bushido). Đánh kiểu này
thì khi lâm trận, một võ sĩ mang kiếm bước ra kêu tên một đối, thủ. Kẻ ấy sẽ
tiến ra giữa đấu trường, rồi hai ngừơi đánh cho đến khi giết chết đối phương.
Trong trận đánh này, các võ sĩ Nhật không thể
kêu tên đối thủ, nên họ gọi chức vụ đối phương, nhưng kêu xong thì thấy cả ngàn
ngừơi cùng xông lên một lượt. Vì ngôn ngữ bất đồng, nhưng dù có hiểu thì lính
Mông cũng chẳng quan tâm tới việc ấy.
Đến chiều tối,
này 21 tháng 10, 1274, quân Mông đẩy lùi
các samurai đến thành phố Dazaifu ở sâu trong nội địa và phương nam của Hakata,
rồi đốt phá điện Hakozaki.
Rất may cho các
chiến sĩ Nhật, Mông Cổ không muốn ngủ đêm trên đất liền mà trở về thuyền nghỉ
ngơi.
Đêm hôm ấy, một
cơn bão bất ngờ kéo đến với các cơn gió thật mạnh, mà ngừơi Nhật gọi là Kamikaze (神風 Thần Phong hay gió
thần). Trận bão tàn phá các con thuyền chở đầy lính Mông, làm thiệt hại nặng
nề. Quân Mông bắt buộc phải quay về lại Pusan, Cao Ly. Theo Stephen Turnbull
thì quân Mông bị chết 13000 lính, khoảng phân nửa tổng số quân mà chúng mang
sang. Như vậy cuộc xâm lăng thứ nhất của Nguyên Mông vào đất liền của đảo chính
Kyushu kéo dài được một ngày.
[1] Có thể
là hình vẽ mà tôi down load từ internet trang trước.
[2] Trang
66, Genghis Khan & the Mongol Conquests 1190-1400.
No comments:
Post a Comment