Tuesday, December 24, 2013

Đại Việt thắng Nguyên Mông? Bài 38



X/ Đánh Nhật Bản

D- Cuộc xâm lược thứ hai.

 

Hình bức tường thành trên vịnh Hakata Down load từ Wikipedia

Năm sau, 1275, Hốt Tất Liệt vẫn nghĩ rằng Nhật không khó chinh phục, nên lại cho Suh Chan (서찬) làm sứ giả gửi mang thư sang bắt buộc tướng quân nhật đầu hàng. Người Nhật cho hành quyết sứ giả Suh và gửi đầu lâu vị sứ giả này lại cho Hốt Tất Liệt. Ông này giận dữ liền chuẩn bị đánh Nhật lần thứ hai.

Theo wikipedia thì viết rằng: Tháng 9, năm 1275, Hốt Tất Liệt cho năm sứ giả đến Kyushu, nhưng bị từ chối. Tokimune trả lời bằng cách chuyển họ về Kamakura và đem hành quyết. Mộ năm sứ giả ấy nay vẫn còn ở Tatsunokuchi tại Kamakura. Ngày 29 tháng 7, 1279, năm sứ giả khác lại cũng bị cùng số phận và bị chặt đầu.

Trong khi ấy, người Nhật cũng biết rằng Nguyên Mông thế nào cũng đánh lần 2, nên cũng chuẩn bị sẵn sàng. Ngày 21 tháng 2, 1289, hoàng đế Nhật ra lệnh cho khắp nơi làm các buổi nguyện cầu Phật Tổ ban cho họ may mắn đánh bại đạo quân xâm lược. Từ đó nhiều buổi lễ cầu xin Phật và thần linh che chở. Trong khoảng thời gian đầu thập niên 1970, Nhật Bản có làm một cuộn phim lịch sử nói về cuộc tấn công của Mông Cổ vào nước họ. Cuộn phim lịch sử này rất vĩ đại và lâu quá chúng tôi không nhớ tên chính xác hình như “The Buddha” (Đức Phật) thì phải. Trong phim cũng chiếu những cảnh từ các Shogun (tướng quân) đến dân đến các chùa đền cúng vái. Không hiểu có liên quan gì từ việc người Cao Ly khắc kinh Phật trong thời gian 1230’s đến 1250’s và các việc người Nhật làm lễ ở các chùa chiền hay không?

Một mặt khác, 120 chiến sĩ đã đấu tranh kiên cường trong lần xâm lăng thứ nhất được tuyên dương công trạng. Điều này làm tinh thần chiến đấu lên cao.

Năm 1276, một đạo quân Nhật do shogun Shoni Tsunesuke lãnh đạo lập một kế hoạch tấn công đất Cao Ly, nhưng kế hoạch này không được thật sự thi hành. Trong cùng năm, người Nhật xây một tường thành bằng đá cao 2m quanh vịnh Hakata (博多灣) để chống xâm lược từ biển vào.
 
Võ sĩ đạo Nhật đánh du kích trên biển.

Ảnh từ Wikipedia
 
 
Sau khi Hốt Tất Liệt ra lệnh tấn công Nhật Bản, quân Mông và Cao Ly tụ tập về Masan rất đông để sửa soạn cho cuộc xâm lăng qua eo biển Đối Mã. Theo Stephen Turnbull thì các hạm đội hải quân, lục chiến lần này không được trang bị loại súng bắn có bộ phận đối trọng mới (trebuchet) được thiết kế và chế tạo bởi các kỹ sư Á Rập. Vì lúc vị tứơng chỉ huy hỏi các chuyên viên về loại súng này thì các chuyên viên cho biết súng không thích hợp cho việc để trên thuyền. Các hạm đội Nguyên Mông có thể chỉ trang bị với súng bắn đá thường (catapult) mà thôi.

Theo hoạch định, năm 1281, Nguyên Mông chia làm hai hải trình tấn công Nhật. Cánh quân phía đông gồm 30000 quân Mông Cổ dưới sụ chỉ huy của Hong Da-gu một tướng Mông. Thêm vào đó là 10000 quân Cao Ly do tướng Kim Bang-gyong điều khiển. Hạm đội đông phương được chuyển bởi 900 thuyền phát xuất từ Pusan hay Masan. Hạm đội này tiến đánh Tsushima, Komota và Iki sau đó tiến về Hirado. Cánh thứ hai là hạm đội phát xuất từ Triết Giang gồm 3000 chiến thuyền và 100000 quân đặt dưới quyền chỉ huy của Bom Mun-ho (范文虎- Phạm Văn Hổ), một tướng Tống hàng Mông Cổ. Cánh quân Hán sẽ tiến thẳng đến đảo Hirado để hội ngộ với cánh quân phương đông. Khi cả hai cánh đã kết hợp thì tổng chỉ huy sẽ là tướng Mông Cổ Arakhan.

Quyển “Genghis Khan & the Mongol Conquests 1190-1400.” cũng như quyển: “A Mordern History of Japan” của James L. Mc Clain và bài viết của tác giả Lee Wha Rang, trên website có tựa đề: “The Koryo-Mongol Allied Invasion of Japan - The Myth of Kamikazeđều công con số thuyền và người nói trên.

Mùa xuân 1281, hạm đội tại Trung Hoa phải rời ngày khởi hành vì quá nhiều thuyền của họ trong một chuyến ra đi, trong khi ấy hạm đội phương đông của lính Cao Ly đã nhổ neo. Hạm đội này đặt chân đến Tsushima thì bị tổn thất nặng, nên quay về. Đó là dựa vào wikipedia.

Tuy nhiên theo quyển “Genghis Khan & the Mongol Conquests 1190-1400” thì Stephen Turnbull lại cho rằng hạm đội phương đông của Mông-Cao không gặp được hạm đội Trung Quốc lại cứ tiến đánh Tsushima, Iki rồi vào Hakata.

Tại đây họ gặp sức kháng cự mãnh liệt lại có tường phòng thủ nên không làm được chuyện gì. Lực lượng liên quân này phải rút ra hai đảo gần đó. Một trong hai đảo là đảo Shiga, có một giải đất hẹp nối được đến bờ (bán đảo). Từ hai đảo ấy, chúng phóng các cuộc tấn công vào bờ khoảng một tuần lễ.

Người Nhật trả đũa bằng du kích tấn công ban đêm. Trong bóng đêm, các  hiệp sĩ đạo dùng thuyền nhỏ chở 10 đến 15 người, hạ cột buồm xuống, leo lên các thuyền Mông Cổ đánh sáp lá cà. Trong một dịp 30 hiệp sĩ đạo bơi ra thuyền Mông Cổ, cắt đầu hết đám thủy thủ, rồi bơi về. Một lần khác, một nhóm hiệp sĩ đạo dưới sự hướng dẫn của hiệp sĩ Kusano Jiro đốt cháy thuyền địch mặc dù, ông đã bị chém cụt một tay. Một hôm, giữa ban ngày, Kono Michiari dắt một toán hiệp sĩ đạo trá hàng. Quân Mông không đề phòng, nên một sĩ quan cao cấp của Mông Cổ bị bắt sống.

Bị thiệt hại, hạm đội này lại rút ra đảo Iki.

Vào đầu tháng của tháng tiếp theo, hạm đội Trung Quốc sau những lần diên trì, cuối cùng cũng đã đến đảo Goto. Nghe tin ấy, hạm đội đông phương của Mông Cổ- Cao ly cũng xuống đảo này, rồi cả hai nhập một đánh Harido. Tuy nhiên, đây không phải là mục tiêu của cuộc xâm lăng, mà Hakata mới là chủ điểm, nên đại hạm đội rời đây để đến mục tiêu. Khi tiến đến đảo Takashima đại hạm đội dừng lại bờ biển đảo này cho binh sĩ nghỉ ngơi trước lúc lâm trận.

Trong khi ấy, tất cả dân Nhật nguyện cầu đức Phật làm ra một trận kamikaze đến giúp, và điều ấy đã được chứng giám. Đêm hôm đó, một trận bão với những cơn gió thần (Kamikaze) lừng danh nhất trong lịch sử Nhận Bản đã kéo đến. Trận bão tàn phá hạm đội mà sức người không thể làm nổi. Theo Stephen Turnbull thì quân số của đạo quân Cao Ly bị tổn thất tới 30%, trong khi ấy quân Mông và Hán thiệt hại từ 60% đến 90%. Hạm đội này bị hoàn toàn xóa sổ. Một số còn sống sót lấy tầu còn sữ dụng được chạy thoát về còn khoảng 100000 (một trăm ngàn) quân bị bỏ rơi không thực phẩm, không vũ khí.

Kamikaze- Thần Phong tàn phá hạm đội Nguyên Mông
Vẽ bằng màu nước trên giấy bởi Kikuchi Yōsai, 1847
Một người Hán tên Xương sống sót đã thuật lại câu chuyện và được viết trong Nguyên sử đoạn sau:

八月一日风破舟。五日,文虎等诸将各自择坚好船乘之,弃士卒十余万于山下。众议推张百户者为主帅,号之曰张总管,听其约束。方伐木作舟欲还,七日,日本人来战,尽死。余二三万为其虏去。九日,至八角岛,尽杀蒙古、高丽、汉人,谓新附军为唐人,不杀而奴之。阊辈是也”

Và Stephen Turnbull[1] đã dịch sang tiếng Anh:

Ngày thứ nhất: Cơn bão phá nát tàu của chúng tôi.

Ngày thứ năm: Tướng Phạm Văn Hổ và các người khác chọn những chiếc tầu tốt nhất còn lại, rồi trương buồm; bỏ lại cả trăm ngàn sĩ quan cùng binh sĩ ở chân núi (trên đảo Takashima). Sau ba ngày, không thực phẩm và không cấp chỉ huy, chúng tôi đồng lòng bầu Đại Úy Chang (Bách phu trưởng Trương) làm người chỉ huy và chúng tôi gọi ông là Trương Tổng Quản. Dưới sự chỉ huy của ông, chúng tôi lo đốn cây mà mục tiêu là làm tàu trở về nhà.

Ngày thứ bẩy: Người Nhật tấn công chúng tôi và hầu như tiêu diệt tất cả. Còn lại cả chục ngàn ngừơi thì bị bắt, dẫn đi.

Ngày thứ chín: Sau khi đến Hakata, người Nhật giết hết lính gốc Mông, Cao Ly và Hán (người bắc Trung Quốc). Họ tha mạng cho những người mới bị khuất phục (nam Trung Quốc), nói rằng đây là dân Đường và biến họ thành nô lệ thay vì giết đi. Tôi, Xương, là một trong các người ấy.

(First day: the hurricane wrecked our ships.

Fifth day: General Fan Wen Hu and others picked up the best ships available and sailed away, leaving behind one hundred thousand officers and soldiers under the mountain (on Takashima). After three days without food and without a commander, we agreed to select Captain Chang as our commander, and call him Governor Chang. Under his command we planned to cut trees and build ships for purpose of returning home.

Seventh day: The Japanese attacked us and almost annihilated us. The remained tens of thousands were captured and led away.

Ninth day: Arriving at Hakata, the Japanese killed all Mongols, Korea and the people of Han (northern Chinese). They spared the lives of the newly submitted (i.e. southern Chinese) saying they were people of Tang and made them slave instead. I, Chang, was one of them.”)

Một vài tài liệu viết hạm đội Nguyên Mông chỉ bị bão khi đánh Nhật Bản lần thứ 2 mà thôi. Tuy nhiên, đại đa số sách mà chúng tôi đọc kể cả mấy quyển “A Mordern History of Japan” của James L. McClain; “Modern Japan A Historical Survey” của Mihiso Hane, “Cambridge Illustrated History of China” của Patricia Buckley Ebrey và “The History of Japan” của Louis C. Perez đều nói tuy Mông Cổ đặt chân vào đất Nhật đã gặp sự chống đối mãnh liệt của các võ sĩ đạo- samurai. Tuy nhiên, cả hai lần hải quân Mông Cổ đều bị thần phong- Kamikaze nhận chìm.

E- Hậu quả:

Ngay sau khi quân Mông bị quét bởi hai ngọn Thần Phong, Hōjō Tokimune vội vã đem tặng vật đến cho các nhà sư đã cầu nguyện. Trong khi ấy các chiến sĩ thực sự chiến đấu đã bị lãng quên. Thật ra Hōjō Tokimune, đã không có ngân khoản tưởng thưởng cho họ, vì các lãnh chúa khác thường thu thuế của dân trong vùng rồi giữ làm của riêng và phân phối cho những kẽ dưới quyền. Còn cuộc chiến bảo vệ là do toàn quốc. Hơn thế nữa đây là chiến tranh bảo vệ, nên khi đánh bại địch quân họ không thu được một lợi tức nào như khi họ đi xâm lấn địa phương khác. Các người samurai có cái nhìn thiển cận là nhiệm vụ chính của chiến đấu là trao cho họ, nhưng lại không có phần thưởng, nên đã rất bực tức.



[1] Trang 72 quyển Genghis Khan & the Mongol Conquests 1190-1400.
 
 
 
 

 

No comments:

Post a Comment