II-
Bành Trướng lãnh Hải (tt)
Quần đảo
Trường Sa
A- Địa
lí tự nhiên
Quần đảo Trường Sa là một tập hợp gồm
nhiều đảo san hô, cồn cát, rạn đá (ám tiêu) san hô nói chung (trong đó có rất nhiều rạn san hô
vòng, tức rạn vòng
hay còn gọi là ám tiêu san hô vòng, "đảo" san hô vòng) và bãi ngầm
rải rác từ 6°12' đến 12°00' vĩ Bắc và từ 111°30' đến 117°20' kinh Đông, trên một diện tích gần 160.000 km² (nguồn khác:
410.000 km²) ở giữa biển Đông. Quần đảo này có độ dài từ tây sang đông
là 800 km, từ bắc xuống nam là 600 km với độ dài đường bờ biển đạt 926 km. Mỗi tài liệu lại có một con số thống
kế riêng về số lượng thể địa lí của quần đảo này: hơn 100 đảo và rạn đá ngầm (CIA), 137
"đảo-đá-bãi" (Nguyễn Hồng Thao), khoảng 160 đảo nhỏ-cồn cát-rạn đá
ngầm-bãi cát ngầm/bãi cạn-bãi ngầm đã đặt tên (Trung Quốc).
"Hỗn nhất cương lý lịch đại quốc đô chi đồ"
(混一疆理歷代國都之圖)
Bản đồ do người TQ vẽ
Theo bản đồ này ta thấy TQ vẽ c hỉ có TQ
lục địa cùng Đại Hàn và Đài Loan.
Như vậy Ta không thể quyết đoán đâu là Hoàng
Sa đâu là Trường Sa.
Tên gọi theo phía Trung Quốc: "Hỗn
nhất cương lý lịch đại quốc đô chi đồ" (混一疆理歷代國都之圖) thời nhà Minh có đánh dấu vị trí của Thạch Đường, và vị
trí này hiện được phía Trung Quốc cho là tương ứng với Nam Sa (Trường Sa) hiện
tại.
Bản đồ do người Anh vẽ
Bản đồ "The Selden Map of China" được lưu trữ tại thư viện Đại học Oxford (Anh), được cho là "Thiên hạ hải đạo toàn đồ" hay "Đông - Tây dương hàng hải đồ" và được làm ra vào khoảng năm Thiên Khải thứ 4 (1624), có ghi địa danh Vạn Lí Thạch Đường (萬里石塘), (phía đông của đảo mang tên Ngoại La (外羅), tức đảo Lý Sơn), ở kề cận phía nam tây nam của Vạn Lí Trường Sa (萬里長沙). Năm 1935, Trung Hoa Dân Quốc đã xuất bản "Biểu đối chiếu tên gọi Hoa-Anh các đảo thuộc Nam Hải Trung Quốc", trong đó nước này gọi Trường Sa là Đoàn Sa (chữ Hán phồn thể: 團沙) còn cụm từ Nam Sa thời đó là để chỉ Trung Sa ngày nay. Ngày 1 tháng 12 năm 1947, nước này công bố tên Trung Quốc cho hàng loạt thực thể thuộc biển Đông và đặt chúng dưới sự quản lí của mình. Trong tấm bản đồ mới, Trung Hoa Dân Quốc lần đầu tiên vẽ đường mười một đoạn đứt khúc (tiền thân của đường chín đoạn) thay cho đường vẽ bằng nét liền trước đây, đồng thời nước này đổi tên Nam Sa thành Trung Sa và đổi tên Đoàn Sa thành Nam Sa.
Vị trí Trường Sa (bao quanh bỏi hình bầu
duc- Ellipse) đối với Việt Nam (Tím), Mã lai và Brunei (Xanh lá cây) Phi (Xanh nước
biển đậm) Dài Loan (Chàm) và TQ (đỏ)
Tổng diện tích đất nổi của quần đảo rất
nhỏ, không quá 5 km² (nguồn khác: 11 km²) do số lượng đảo thực sự rất ít mà chủ yếu là các rạn san hô thường và rạn san hô vòng chìm
ngập dưới nước khi thủy triều lên. Các hòn đảo san hô ở Trường Sa tương
đối bằng phẳng và thấp, ngay cả khi so sánh với một quần đảo san hô khác gần đó
là quần đảo
Hoàng Sa. Theo CIA, điểm
cao nhất của Trường Sa nằm trên đảo Song Tử Tây với cao độ 4 m so với mực nước biển.
Địa hình và địa chất
Quần đảo Trường Sa là một vi lục địa bị
nhận chìm vào đầu đại Kainozoi do tách giãn lục địa Đông Nam Á, xoay
chuyển và trượt dần về phía tây nam. Thềm lục địa Trường Sa là một dải địa hình
tương đối hẹp, kéo dài tự nhiên của các đảo từ độ sâu 0–200 m quanh đảo, sâu từ
60 đến 80 m. Thành phần cấu tạo dải này thường là các mảnh vụn san hô, chủ yếu
là hạt thô. Trong khi đó, sườn lục địa Trường Sa là một dải bao quanh thềm lục
địa, kéo dài từ mép thềm lục địa đến độ sâu 2.500 m, có nơi lên tới hơn 3.000
m. Thành phần cấu tạo chủ yếu là từ đá gốc. Các bãi ngầm có bề mặt sườn là các
bề mặt đổ dốc từ độ sâu 170 đến 1.500 m. Sườn của các rạn đá ngầm như đá Tây, Vành Khăn, Phan Vinh có sườn dốc gần như thẳng đứng.
Cả quần đảo bị chia cắt bởi các hệ thống đứt gãy có phương đông bắc - tây nam và tây bắc -
đông nam, gồm ba nhóm chính là nhóm đứt gãy đông bắc - tây nam (nổi bật nhất),
nhóm đứt gãy tây bắc - đông nam và nhóm đứt gãy hướng kinh tuyến - á vĩ tuyến (lệch so với vĩ tuyến).
Ba
nhóm này chia quần đảo Trường Sa thành ba cụm đảo có quy mô khác nhau:
Lịch
sử
Biển Đông và vùng Đông Nam Á được Matteo Ricci vẽ trong
"Khôn dư vạn quốc
toàn đồ" in tại Trung Quốc năm 1602, có ghi dòng chú thích
bằng chữ Hán "万里長沙" (Vạn Lí Trường
Sa).
Từ thế kỷ 16 đến 18, người châu Âu từ các quốc gia như Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh và Pháp vẫn chưa phân biệt rõ sự khác nhau giữa quần đảo Trường Sa với quần đảo
Hoàng Sa. Trên bản đồ thường ghi I de Pracell như bản đồ Bartholomen
Velho (1560), bản đồ Fernao Vaz Dourado (1590), bản đồ Van Langren (1595)...
Cho đến năm 1787-1788, đoàn khảo sát Kergariou Locmaria mới xác định rõ vị trí
của quần đảo Paracel (chính xác là quần đảo Hoàng Sa hiện nay) và từ đó
người phương
Tây mới bắt đầu phân biệt
quần đảo Hoàng Sa ở phía bắc với một quần đảo khác ở phía nam, tức quần đảo
Trường Sa.[37]
Tên gọi
Sang thế kỷ 18 và thế kỷ 19 thì các nhà hàng hải châu Âu thỉnh thoảng đi
ngang qua vùng Trường Sa. Đến năm 1791 thì Henry Spratly người Anh du hành qua quần đảo và đặt tên cho đá Vành Khăn
là Mischief. Năm 1843 Richard Spratly đặt
tên cho một số thực thể địa lý thuộc Trường Sa, trong đó có Spratly's Sandy
Island cho đảo Trường Sa. Kể từ đó Spratly dần trở thành tên tiếng Anh của cả quần đảo.
Đối với người Việt thì thời nhà Lê các hải đảo ngoài khơi phía đông được gọi chung
là Đại Trường Sa đảo. Đến thời nhà Nguyễn triều vua Minh Mạng thì tên Vạn Lý Trường Sa (萬里長沙) xuất hiện trong bản đồ Đại Nam nhất thống toàn đồ của Phan Huy Chú. Bản đồ này đặt nhóm Vạn Lý Trường Sa ở
phía nam nhóm Hoàng Sa (黄沙). Về mặt địa lý thì cả
hai nhóm đều được khoanh lại thành một quần đảo lớn nằm dọc bờ biển miền
trung nước Đại Nam.
C- Tranh
chấp chủ quyền
Từ những thập niên đầu của thế kỉ 20, thời kì yên bình của quần đảo Trường Sa đã chấm
dứt. Hàng loạt quốc gia từ châu Á đến châu Âu như Việt Nam, Pháp, các nhà nước
Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Brunei và trong một số giai đoạn lịch sử là
Anh và Nhật Bản đều tham gia vào cuộc tranh chấp, dù là ở các mức độ khác nhau.
1- Việt
Nam
a- Luận cứ
Bản đồ biển
Đông do người Hà Lan vẽ vào năm
1754 đã ghi nhận quần đảo Hoàng Sa dưới tên gọi De Paracelles.
Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với quần
đảo Trường Sa dựa trên các luận cứ về hành động chiếm hữu thực tế, quản lí liên
tục và hoà bình dưới các triều đại phong kiến đối với địa danh Hoàng Sa (nghĩa
bao hàm Trường Sa) và sau này là sự nối tiếp của thực
dân Pháp cùng các nhà
nước hiện đại trên lãnh thổ Việt Nam. Ngoài ra, Việt Nam còn trưng ra các sử
liệu về sự công nhận của các giáo sĩ, nhà hàng hải từ các quốc gia châu Âu, các quốc gia trên thế giới về chủ quyền của Việt
Nam đối với quần đảo này.
Thứ nhất, các sử liệu cổ của Việt Nam ghi
chép rằng các địa danh như Bãi Cát Vàng, Hoàng Sa, Vạn Lí Hoàng Sa, Đại Trường
Sa hoặc Vạn Lí Trường Sa thuộc lãnh thổ của Việt Nam, ít nhất là từ thế kỉ 17.
Ví dụ:
·
Sách Phủ biên tạp lục (1776) của Lê Quý Đôn xác định Bãi Cát
Vàng thuộc về địa phận tỉnh Quảng Ngãi. Đội Hoàng Sa
kiêm quản đội Bắc Hải ở phía nam, tức quần đảo Trường Sa
ngày nay. Lê Quý Đôn miêu tả Bãi Cát Vàng là nơi người ta có thể khai thác các
sản phẩm biển và những đồ vật sót lại từ các vụ đắm tàu. Ông viết:
Tôi đã từng
thấy một đạo công văn của quan chính đường huyện Văn Xương, Quỳnh Châu [đảo Hải Nam của Trung Quốc] gửi
cho Thuận Hóa nói rằng: năm Càn Long thứ mười tám [năm
1753] có mười tên quân nhân xã An Vĩnh tổng Cát Liềm huyện
Chương Nghĩa phủ Quảng Ngãi nước An Nam, một ngày tháng bảy đến Vạn Lí Trường Sa [萬里長沙] tìm kiếm các thứ,
có tám tên lên bờ tìm kiếm, chỉ để hai tên giữ thuyền, bị gió đứt dây thuyền, dạt
vào Thanh Lan cảng, quan ở đấy xét thực, đưa trả về nguyên quán...
—Lê Quý Đôn,
"Phủ biên tạp lục", 1776
·
Đại Nam nhất thống
toàn đồ (1838- thoi Minh Mang) thể hiện địa danh Vạn Lí Trường Sa và địa
danh Hoàng Sa là bộ phận của lãnh thổ nước Đại Nam, dù rằng bản đồ vẫn vẽ
cả hai vào chung một quần thể đảo.
Thứ ba, Việt Nam xem việc năm mươi phái
đoàn nước khác tham dự Hội
nghị San Francisco về hiệp
ước hoà bình với Nhật Bản diễn ra ngày 7 tháng 7 năm 1951 (Trung Hoa Dân Quốc và Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa không dự) không bác bỏ
hay bảo lưu ý kiến đối với lời phát biểu của Trần Văn Hữu-chủ tịch phái đoàn chính phủ Quốc gia
Việt Nam-là một sự công
nhận mang tính quốc tế về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa:
“
|
Et comme il faut franchement profiter
de toutes occasions pour étouffer les germes de discorde, nous affirmons nos
droits sur les îles Spratley et Paracels qui, de tout temps, ont fait partie
du Viêt-Nam. [Và để tận dụng không ngần ngại mọi cơ hội để dập tắt những mầm
mống bất hoà, chúng tôi khẳng định chủ quyền của chúng tôi trên hai quần đảo
Trường Sa và Hoàng Sa từ xưa đến nay vẫn thuộc cương vực Việt Nam.]
|
”
|
Thứ tư, sau khi quân đội Pháp rút đi, chính quyền Việt Nam
Cộng hòa ở phía nam vĩ tuyến 17 đã tiếp tục tuyên bố chủ quyền và thực
hiện công tác quản lí cả về hành chính lẫn thực tế đối với quần đảo Trường Sa
liên tục cho đến khi chấm dứt sự tồn tại vào tháng 4 năm 1975. Sau đó, nước
Việt Nam thống nhất tiếp tục tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo này.
b. Diễn biến
Tháng 7 năm 1927, tàu de Lanessan
của Pháp tiến hành một cuộc khảo sát khoa học trên quần
đảo Trường Sa. Tháng 4 năm 1930, Pháp gửi tàu thông báo la Malicieuse đến quần đảo và treo quốc kỳ Pháp trên một gò đất cao thuộc île de la Tempête; tuy nhiên, dù nhìn thấy ngư dân Trung
Quốc trên đảo này nhưng Pháp không tìm cách trục xuất họ. Ngày 23 tháng 9, Pháp
thông báo cho các cường quốc khác rằng Pháp đã chiếm quần đảo Trường Sa.
Ngày 14 tháng 3 năm 1933, Pháp cho đội tàu gồm Malicieuse, tàu pháo Arlete và hai tàu thuỷ văn Astrobale và de Lanessan từ Sài
Gòn đến đảo Trường Sa và
hàng loạt địa điểm khác như đá Chữ Thập, cụm rạn Luân Đôn, bãi san hô Tizard,
bãi san hô Loại Ta, cụm rạn Thị Tứ và rạn Nguy Hiểm Phía Bắc. Tại từng địa điểm
đi qua, người Pháp đã tổ chức nghi lễ chiếm hữu các đảo chính thuộc nơi đó.
Ngày 26 tháng 7, Bộ Ngoại giao Pháp ra thông báo về hành động trên, kèm theo danh
sách liệt kê tên các đảo đã chiếm hữu cùng tọa độ, bao gồm:
4.
nhóm Song tử
(groupe de Deux-îles 10 tháng 4 năm 1933),
Từ ngày 24 tháng 7 đến ngày 25 tháng 9,
Pháp lần lượt thông báo cho các quốc gia có thể có lợi ích tại Trường Sa biết
về hành động của Pháp. Theo bạch thư của Việt Nam Cộng hòa thì ngoại trừ Nhật Bản, tất cả các nước được thông báo đều không có lời
phản đối Pháp; Trung Hoa Dân Quốc, Hà Lan (đang kiểm soát Indonesia) và Hoa Kỳ cũng đều giữ im lặng. Ngày 21 tháng 12 năm 1933,
thống đốc Nam Kỳ Jean-Félix Krautheimer kí Nghị định số 4702-CP sáp nhập số đảo trên vào
địa phận tỉnh Bà Rịa thuộc Liên
bang Đông Dương. Sáu năm
sau Thứ trưởng Ngoại giao của Anh là Richard Butler cũng tuyên bố nhìn nhận chủ
quyền của Pháp trên vùng Trường Sa.
Thời Chiến tranh thế giới thứ hai, đế quốc
Nhật Bản chiếm một số đảo
và sử dụng đảo Ba Bình làm căn cứ tàu ngầm cho các chiến dịch ở Đông Nam Á. Sau cuộc chiến, Pháp và Trung Hoa Dân Quốc tái khẳng định chủ quyền đối
với quần đảo Trường Sa. Trung Hoa Dân Quốc gửi hai tàu tới quần đảo và cho quân
đổ bộ dựng bia trên đảo Ba Bình.
Phản ứng lại hành động này, Pháp vài lần gửi tàu đến Trường Sa vào cuối năm
1946. Năm 1947, Pháp yêu cầu Trung Hoa Dân Quốc rút quân khỏi các đảo ngoài
biển Đông nhưng cũng không làm gì để hiện thực hoá mong muốn của mình. Khi hệ
thống thuộc địa của Pháp bắt đầu tan rã, nước này cũng chấm dứt tuần tra quần
đảo Trường Sa vào năm 1948. Năm 1951, Nhật Bản kí vào Hiệp
ước San Francisco và từ
bỏ mọi quyền đối với quần đảo Trường Sa. Cũng tại Hội nghị San Franciso này,
thủ tướng kiêm ngoại trưởng Trần Văn Hữu của Quốc gia
Việt Nam đã tuyên bố rằng
hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ Việt Nam. Không một đại biểu nào
trong hội nghị bình luận gì về lời tuyên bố này.
Sau khi người Pháp rời khỏi Việt Nam theo
quy định của Hiệp
định Genève 1954, quyền
kiểm soát các đảo thuộc về quân đội Quốc gia Việt Nam và kế tiếp là quân
đội Việt Nam Cộng hòa.
Sau sự kiện Tomás Cloma, ngày 1 tháng 6 năm 1956, ngoại trưởng Việt Nam Cộng
hoà Vũ Văn Mẫu tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối
với Trường Sa và Hoàng Sa. Ngày 2 tháng 6, Pháp cũng nhắc lại cho Philippines
biết về quyền của Pháp từ năm 1933. Ngày 22 tháng 8 năm 1956, tàu HQ-04 Tuỵ
Động của Hải
quân Việt Nam Cộng hòa
viếng thăm một số đảo thuộc Trường Sa, thượng cờ và dựng bia ghi chủ quyền.
Ngày 22 tháng 10 cùng năm, Ngô Đình Diệm kí sắc lệnh số 143-NV về việc đổi tên các
tỉnh thành miền Nam Việt Nam; văn bản ghi "Hoàng Sa (Spratley)"
(nguyên văn) thuộc tỉnh Phước Tuy.
Trong thời kì 1961-1963, Việt Nam Cộng hoà
tiếp tục viếng thăm và dựng bia nhiều đảo. Năm 1961, tàu HQ-02 Vạn Kiếp và
HQ-06 Vân Đồn thăm Song Tử Tây - Thị Tứ - Loại Ta - An Bang; năm 1962, tàu Tuỵ
Động và HQ-05 Tây Kết thăm Trường Sa - Nam Ai (tức Nam Yết); năm 1963, ba tàu
gồm HQ-404 Hương Giang, HQ-01 Chi Lăng và HQ-09 Kì Hoà đã dựng bia trên Trường
Sa (19 tháng 5), An Bang (20 tháng 5), Thị Tứ - Loại Ta (22 tháng 5) và Song Tử
Đông - Song Tử Tây (24 tháng 5). Tuy nhiên, Hải quân Việt Nam Cộng hòa không
duy trì sự hiện diện liên tục ở quần đảo Trường Sa do vướng phải cuộc chiến
tranh Việt Nam.
Ngày 13 tháng 7 năm 1971, bộ trưởng Bộ
Ngoại giao Việt Nam Cộng hoà Trần Văn Lắm đã nêu yêu sách của Việt Nam đối với quần
đảo Trường Sa khi ông đang ở Manila. Ngày 6 tháng 9 năm 1973, Bộ Nội vụ Việt Nam
Cộng hòa ban hành nghị
định số 420-BNV/HCĐP/26 sáp nhập một số đảo chính và các đảo phụ cận vào xã
Phước Hải, quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy.
Đầu năm 1974, một thời gian ngắn sau thất
bại trong trận
chiến tại nhóm đảo Lưỡi Liềm thuộc quần đảo Hoàng Sa, chính quyền Việt Nam Cộng hoà ra quyết định tăng
cường lực lượng tại Trường Sa và chỉ thị quân đội tiến hành chiến dịch Trần Hưng Đạo 48 nhằm chiếm một số đảo. Liên tiếp trong
các tháng 2 và tháng 3 cùng năm, Việt Nam Cộng hoà tái khẳng định lại chủ quyền
của mình đối với hai quần đảo bằng nhiều con đường như thông qua đại sứ ở
Manila, qua hội nghị của Liên Hiệp Quốc về luật biển ở Caracas và hội nghị của Hội đồng Kinh tài Viễn Đông ở Colombia. Từ ngày 14 đến ngày 28 tháng 4 năm 1975, các lực lượng hải quân của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Việt
Nam Dân chủ Cộng hoà đã hoàn toàn thay thế lực lượng Việt Nam Cộng hòa trên năm đảo là Song
Tử Tây, Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn và Trường Sa.
Vào cuối thập niên 1970, trong các ngày 30
tháng 12 năm 1978 và 7 tháng 8 năm 1979, Việt Nam phản đối Trung Quốc và tái
khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa. Ngày 28 tháng 9
năm 1978, Việt Nam phản đối Philippines sáp nhập các đảo thuộc Trường Sa vào
lãnh thổ của mình.
Sang thập niên 1980, Việt Nam tiếp tục
nhiều lần lên tiếng để phản ứng lại hành động của một số quốc gia khác tại
Trường Sa. Ngày 5 tháng 2 năm 1980, Việt Nam phản bác văn kiện ngày 30 tháng 1
năm 1980 của Trung Quốc về Nam Sa và Tây Sa. Trong năm 1982, Việt Nam sáp nhập
huyện Trường Sa vào tỉnh Phú Khánh. Năm 1983, Việt Nam phản đối việc Malaysia chiếm
đá Hoa Lau. Năm 1989, Việt Nam chia tách tỉnh Phú Khánh và quy thuộc Trường Sa vào tỉnh Khánh Hòa.
Năm 2007, chính phủ Việt Nam kí nghị định
thành lập ba đơn vị hành chính trực thuộc huyện Trường Sa. Ngày 21 tháng 6 năm 2012, Quốc hội
Việt Nam khóa XIII (kì họp thứ
3) đã bỏ phiếu thông qua Luật Biển
Việt Nam gồm 7
chương và 55 điều. Điều 1 của luật tái khẳng định tuyên bố chủ quyền của Việt
Nam đối với quần đảo Trường Sa.
c- Chỉ trích
Việt Nam sử dụng một căn cứ là sự kiện Pháp tuyên bố chủ quyền đối với một số đảo lớn
và các đảo phụ thuộc thuộc quần đảo Trường Sa và sáp nhập chúng vào tỉnh Bà Rịa thuộc Nam Kỳ vào năm 1933. Tuy nhiên, học giả quốc tế
và Việt Nam có các nhận định khác nhau về giá trị của luận cứ này. Về phía Việt
Nam, Nguyễn (2002) dẫn chứng "Cố vấn pháp luật Bộ Ngoại giao Pháp đã viết
rất rõ: "Việc chiếm hữu quần đảo Spratley do Pháp tiến hành năm 1931-1932
là nhân danh Hoàng Đế "An Nam"." Ngược lại, tài liệu nước ngoài
đánh giá rằng thái độ của Pháp đối với quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa
là khác nhau, vì Pháp khẳng định các quyền đối với Trường Sa thông qua tư cách
người đầu tiên chiếm đóng các đảo, dựa vào nguyên tắc đất vô chủ (terra
nullius) chứ không phải là người kế thừa của An Nam. Giữa tháng 10 năm 1950, trong khi Pháp
chính thức nhượng lại tuyên bố chủ quyền quần đảo Hoàng Sa cho chính quyền Việt
Nam [Bảo Đại] thì nước này không ra một văn bản chính thức nào thể hiện quyết
định từ bỏ chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa. Năm 1956, trong khi Việt Nam
Cộng hoà tự phản đối hành động tuyên bố quyền sở hữu đối với phần lớn quần đảo
Trường Sa của Tomás Cloma (xem thêm) thì André-Jacques Boizet, đại biện Pháp tại
Manila, thông báo cho phía Philippines rằng Pháp có chủ quyền đối với các đảo
Trường Sa dựa vào hành động chiếm đảo trong thời kỳ 1932-1933. Đại biện bổ sung
thêm "trong khi Pháp nhượng lại [từ bỏ chủ quyền] quần đảo Hoàng Sa cho
Việt Nam thì Pháp không nhượng quần đảo Trường Sa". Sang năm 1957, Pháp đã
hành xử tương tự như nước Anh trong thập niên
1930 (xem phần Các tuyên bố khác) khi "không chính thức từ bỏ tuyên bố chủ
quyền nhưng cũng không cố bảo vệ nó nữa". Chemillier-Gendreau (2000) nhận
định nếu các luận cứ dựa trên lịch sử thời phong kiến của Việt Nam đủ làm sáng
tỏ chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa thì sự kiện Pháp chiếm hữu quần đảo mới
không làm phức tạp thêm vấn đề.
2-
Trung Quốc
b- Luận cứ
Bài chi tiết:
Các luận cứ của phía Trung Quốc
Năm 1958, Cộng hoà Nhân dân
Trung Hoa (Trung Quốc) tuyên bố chủ quyền của mình đối với các đảo thuộc biển
Đông dựa vào cơ sở lịch sử. Họ cho rằng quần đảo Trường Sa đã từng là một phần
của Trung Quốc trong gần 2.000 năm và đưa ra các đoạn trích trong các thư tịch
cổ cũng như các bản đồ từ thời nhà
Hán, nhà Đường, nhà
Tống, nhà
Nguyên, nhà
Thanh và gần nhất là thời Trung Hoa Dân Quốc mà theo
Trung Quốc là có nhắc tới quần đảo Trường Sa. Hiện vật khảo cổ như những mảnh đồ
gốm Trung Quốc và tiền cổ được tìm thấy ở đó cũng được Trung Quốc sử dụng nhằm
chứng minh cho tuyên bố của mình.
Năm 1958, thủ tướng Việt
Nam Dân chủ Cộng hoà là Phạm Văn Đồng đã gửi thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc một công hàm để ghi nhận và tán thành bản tuyên
bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa về hải phận của nước này. Báo Nhân Dân của Việt Nam cũng đăng công hàm này vào
ngày 22 tháng 9 cùng năm. Theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc,
sự công nhận này "đương nhiên có giá trị với toàn bộ lãnh thổ Trung
Quốc" vì báo Nhân Dân trước đó đã đăng bài chi tiết về bản tuyên bố về
lãnh hải của chính phủ Trung Quốc, trong đó nói rằng "kích thước lãnh hải
của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là 12 hải lí và điều này được áp dụng cho
tất cả các vùng lãnh thổ của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, bao gồm tất cả các
quần đảo trên biển Đông".
Ngoài ra, Trung Quốc còn khẳng định rằng
Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và nhiều quốc gia khác đã nhiều lần công nhận chủ
quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Trường Sa trong quá khứ. Theo Trung Quốc
thì:
·
Thứ trưởng Bộ Ngoại
giao Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là Ung Văn Khiêm đã nói rằng:
"Theo dữ liệu của Việt Nam, các quần đảo Tây Sa và Nam Sa là phần lãnh thổ
mang tính lịch sử của Trung Quốc". Mặt khác, một bài giảng về Cộng hòa
Nhân dân Trung Hoa trong sách giáo khoa chuẩn của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
phát hành năm 1974 đã ghi rằng các đảo từ quần đảo Nam Sa và Tây Sa đến Hải Nam
và Đài Loan tạo thành bức trường thành bảo vệ lục địa Trung Quốc.
·
Nhiều quốc gia trên
thế giới như Hoa Kỳ, Liên Xô, Nhật Bản, Anh, Pháp, Tây Đức, Đông Đức cũng từng phát hành các bản đồ, át-lát địa lí trong đó
thể hiện Trường Sa hoặc các quần đảo trên biển Đông là lãnh thổ Trung Quốc.
c- Diễn biến
Ngày 29 tháng 9 năm 1932, để đáp lại một
văn bản đề cập đến quần đảo Hoàng Sa do Pháp gửi tới toà công sứ Trung Quốc, Trung Hoa
Dân Quốc gửi một văn bản
không rõ ràng cho Pháp đề cập đến chủ quyền của họ đối với một quần đảo khác ở
cách quần đảo Hoàng Sa 150 dặm dựa trên cơ sở là Công
ước Pháp-Thanh 1887.
Sau sự kiện Pháp chiếm hữu Trường Sa vào
năm 1933, các bản đồ của Trung Hoa Dân Quốc đã thay đổi cách vẽ qua việc mở
rộng đường giới hạn (vẽ bằng nét liền) tại biển Đông xuống khu vực giữa vĩ
tuyến 7° Bắc và vĩ tuyến 9° Bắc nhằm nói lên rằng quần đảo Trường Sa là thuộc
về Trung Quốc.
"Nam Hải
chư đảo vị trí đồ" (南海諸島位置圖)
năm 1947
Cuối năm 1946, Trung Hoa Dân Quốc cho hai
tàu chiến là Thái Bình và Trung Nghiệp đến quần đảo Trường Sa.
Sau thất bại trong cuộc nội
chiến Trung Quốc, Quốc
dân Đảng đã rút quân khỏi
đảo Ba Bình vào năm 1950. Tuy nhiên, sự kiện Tomás Cloma đã kích động Đài Loan
quay lại giành quyền kiểm soát đảo Ba Bình vào năm 1956.
Tại đại lục Trung Quốc, Cộng hoà Nhân dân
Trung Hoa ra đời vào ngày 1 tháng 10 năm 1949. Chỉ hai năm sau, vào ngày 15
tháng 8 năm 1951, Chu Ân Lai công khai khẳng định lại chủ quyền
của Trung Quốc đối với Trường Sa và Hoàng Sa sau khi ông này đọc được bản sơ
thảo hiệp ước hoà bình với Nhật Bản. Tiếp nối điều đó, ngày 24 tháng 8 năm
1951, Tân Hoa xã của Trung Quốc đã lên tiếng tranh cãi về
quyền của Pháp cũng như tham vọng của Philippines đối với Trường Sa và mạnh mẽ
khẳng định quyền của Trung Quốc. Ngày 31 tháng 5 năm 1956, Trung Quốc phản ứng
lại sự kiện Cloma và khẳng định sẽ không tha thứ cho bất cứ sự xâm phạm nào đối
với quyền của nước này đối với Trường Sa.
Thập niên 1970, Trung Quốc nhiều lần lên
tiếng phản hồi về hành động của các quốc gia khác: ngày 16 tháng 7 năm 1971,
Trung Quốc phản đối việc Philippines có hành vi chiếm đóng một số đảo ở Trường
Sa; ngày 14 tháng 1 năm 1974, Trung Quốc phản đối Việt Nam Cộng hoà sáp nhập
các đảo Trường Sa vào tỉnh Phước Tuy.
Năm 1987, Trung Quốc cho tàu khảo sát hàng
loạt địa điểm ở quần đảo Trường Sa và đi đến quyết định sẽ chọn đá Chữ Thập làm
nơi đóng quân. Trong thời gian trước và sau cuộc xung
đột vũ trang với Việt Nam
tại Trường Sa vào năm 1988, hải quân Trung Quốc đã liên tục chiếm thêm nhiều rạn đá khác nhằm mở
rộng tầm kiểm soát tại quần đảo.
Một điểm quan trọng trong chuỗi các diễn
biến tại Trường Sa là sự phối hợp và tương trợ lẫn nhau của Đài Loan và Trung
Quốc trong hoạt động tuyên bố chủ quyền và mở rộng tầm kiểm soát tại quần đảo.
Tháng 3 năm 1988, quân đồn trú của Đài Loan trên đảo Ba Bình đã tham gia tiếp
tế lương thực và nước uống cho Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Đương thời, bộ trưởng Bộ Quốc phòng Đài Loan là Trịnh Vi Nguyên (鄭為元) từng công khai tuyên bố rằng "Nếu
chiến tranh nổ ra, quân đội Quốc gia sẽ giúp quân đội Cộng sản kháng
chiến". Đến năm 1995, khi Trung Quốc giành quyền kiểm soát đá Vành Khăn với Philippines vào tháng 2 thì Đài Loan cũng
giành quyền kiểm soát bãi Bàn Than vào tháng 3. Ngoài ra, lực lượng Trung Quốc đóng
tại Trường Sa còn nhận được nước ngọt từ quân đồn trú trên đảo Ba Bình.
a- Chỉ trích
Tháng 7 năm 2012, báo chí Việt Nam đồng
loạt đưa tin về tấm "Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ" do nhà Thanh lập và nhà xuất bản Thượng Hải ấn hành năm 1904,
trong đó điểm cực nam của Trung Quốc dừng lại ở đảo Hải Nam và không có Nam Sa hay Tây Sa
(Hoàng Sa) mà Trung Quốc đang tuyên bố chủ quyền. Mai Ngọc Hồng, người tặng bản
đồ này cho Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam, nói rằng tấm bản đồ này được lập
trong vòng một trăm chín mươi sáu năm, từ thời vua Khang Hi đến năm 1904 mới xuất bản; Nguyễn Hữu Tâm từ Viện Sử học Việt Nam bổ sung
thêm là tỉ lệ xích của bản đồ chính xác. Báo chí Việt Nam lập luận rằng đây là
bằng chứng cho thấy việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền lịch sử tại Trường Sa
(và Hoàng Sa) là không có căn cứ.
Về công hàm của Phạm Văn Đồng, báo chí
Việt Nam đã lên tiếng phản bác lại khi cho rằng Trung Quốc đã diễn giải công
hàm một cách "xuyên tạc" với lí lẽ rằng nội dung công hàm không đề
cập đến Hoàng Sa và Trường Sa và không hề tuyên bố từ bỏ chủ quyền với hai quần
đảo này mà chỉ công nhận "hải phận" 12 hải lí của Trung Quốc. Nhà
nghiên cứu về châu Á là Balazs Szalontai thì cho rằng công hàm không có sức nặng
ràng buộc pháp lí.
1-
Philippines
a- Luận cứ
Philippines dựa trên các luận điểm là terra
nullius (đất vô chủ) và sự gần gũi về khoảng cách địa lí để tuyên bố chủ
quyền đối với Nhóm
đảo Kalayaan, tương
đương với phần lớn quần đảo Trường Sa.
Thứ nhất, công dân Philippines Tomás Cloma đã đến nhiều đảo không người thuộc Trường Sa vào
năm 1947 và tuyên bố sở hữu chúng vào năm 1956. Tuy Philippines chưa bao giờ
chính thức ủng hộ tuyên bố về quyền sở hữu đảo của Cloma nhưng nước này lại
dùng sự kiện Cloma làm căn cứ để tuyên bố chủ quyền. Cụ thể, Philippines cho
rằng không có nỗ lực giành chủ quyền nào với các đảo cho tới thập niên
1930 khi quân đội Pháp và
sau đó là quân đội đế quốc Nhật Bản chiếm đảo; khi Nhật Bản kí vào Hiệp ước San
Francisco thì đã có một sự từ bỏ quyền đối với các đảo Trường Sa mà không có
bất kỳ một bên yêu cầu chủ quyền nào. Vì thế, Philippines cho rằng các đảo
Trường Sa đã trở thành đất vô chủ và có thể được sáp nhập vào lãnh thổ
của họ.
Thứ hai, trong một văn bản gửi tới Đài
Loan năm 1971, Philippines khẳng định rằng quần đảo Trường Sa nằm trong lãnh
thổ quần đảo mà nước này tuyên bố chủ quyền. Trong sắc lệnh 1596 kí năm 1978, tổng
thống Philippines Ferdinand Marcos cho rằng phần lớn các thực thể Kalayaan đều nằm
trên rìa lục địa của quần đảo Philippines. Năm 1982, tài
liệu của Bộ Quốc phòng Philippines cho rằng Nhóm đảo Kalayaan là riêng biệt khỏi các
nhóm đảo khác ở biển Đông và không phải là một phần của quần đảo Trường Sa:
Nhóm đảo
Kalayaan là khác biệt và không phải là một phần của quần đảo Trường Sa hay quần
đảo Hoàng Sa. Có sự công nhận chung về thông lệ hải dương học khi người ta gọi
một dãy các đảo bằng tên của hòn đảo lớn nhất trong nhóm hay thông qua việc sử
dụng một cái tên chung. Ghi chú rằng đảo Trường Sa chỉ có diện tích 13 hecta so với diện tích 22 hecta của đảo Pagasa [đảo Thị
Tứ] Chỉ cần xét riêng về mặt diện tích các đảo thì Nhóm đảo Kalayaan đã không
phải là một phần của quần đảo Trường Sa. Xét về mặt khoảng cách, đảo Trường Sa
cách đảo Pagasa 210 hải lí. Điều này nhấn mạnh lí lẽ rằng chúng không phải
là các phần của cùng một dãy đảo.
b- Diễn biến
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, đế
quốc Nhật Bản dùng quần đảo Trường Sa làm bàn đạp để tấn công Philippines. Năm 1947, Philippines kêu gọi giao cho nước này quần đảo
Trường Sa nhưng Philippines lại không nhắc gì đến vấn đề này trong Hội
nghị San Francisco năm
1951.
Năm 1947, luật sư và doanh nhân người Philippines là Tomás Cloma đã tìm thấy
nhiều đảo không người và chưa bị chiếm đóng trong biển Đông. Ngày 15 tháng 5 năm 1956, ông tuyên bố lập ra một nhà nước mới
với tên gọi là Freedomland (Vùng đất tự do), trải rộng trên phần phía
đông của biển Đông. Ngày 6 tháng 7 năm 1956, Cloma tuyên bố với toàn thế giới
về việc thành lập chính phủ riêng cho Lãnh thổ Tự do Freedomland với thủ phủ
đặt tại đảo Bình
Nguyên. Hành động này dù
không được chính phủ Philippines xác nhận nhưng vẫn bị các nước khác coi là một
hành động gây hấn của Philippines. Trung Hoa Dân Quốc, Cộng hòa Nhân dân Trung
Hoa và Việt Nam Cộng hòa đều tuyên bố phản đối. Ngoài ra, Trung Hoa Dân Quốc
(Đài Loan) còn gửi lực lượng hải quân tái chiếm đảo Ba Bình.
Đường giới hạn
"Nhóm đảo Kalayaan" theo sắc lệnh tổng thống số 1596 của Philippines
Trong buổi họp báo ngày 10 tháng 7 năm 1971, tổng thống Philippines Ferdinand Marcos
cáo buộc lính Đài Loan trên đảo Ba Bình đã bắn vào một tàu của Philippines khi
tàu này định cập vào đảo Ba Bình, nhưng Đài Loan chối bỏ. Philippines còn gửi
văn bản phản đối tới Đài Bắc với nội dung khẳng định một số ý chính như sau:
(1) do hành động chiếm hữu của Cloma nên Philippines có danh nghĩa pháp lí đối
với nhóm đảo; (2) hành động chiếm đóng của người Trung Quốc là phi pháp vì nhóm
đảo này trên thực tế (de facto) nằm dưới sự uỷ trị của các lực lượng Đồng Minh trong Chiến tranh thế giới thứ hai; (3) quần đảo
Trường Sa nằm trong lãnh thổ quần đảo mà Philippines tuyên bố chủ quyền. Tháng
4 năm 1972, Kalayaan chính thức sáp nhập với tỉnh Palawan và
được quản lý như một población (tương đương một barangay) với Tomás Cloma là chủ tịch hội đồng khu vực. Năm 1978, Ferdinand Marcos
kí sắc lệnh số 1596 định rõ giới hạn của khái niệm Nhóm đảo
Kalayaan.
Ngày 13 tháng 4 năm 2009, tổng thống Gloria
Macapagal-Arroyo kí thông
qua Luật Đường cơ sở Quần đảo (Đạo luật Cộng hoà số 9522) để tái khẳng định
Nhóm đảo Kalayaan là thuộc lãnh thổ của nước này. Lúc đầu, Philippines từng có
ý định đưa Nhóm đảo Kalayaan vào đường cơ
sở của mình. Tuy vậy, sau
một số tranh luận, nước này từ bỏ ý định trên và quyết định chỉ xem Nhóm đảo
Kalayaan là các đảo thuộc Philippines, tuân theo điều 121 về "Chế độ các
đảo" của Công ước.
a- Chỉ trích
Luận điểm thứ nhất về đất vô chủ,
cho rằng chưa có ai tuyên bố chủ quyền hoặc từ bỏ chủ quyền đối với các đảo
Trường Sa và Tomás Cloma đã "khám phá" ra chúng vào năm 1947 là không
thuyết phục bởi lẽ tuyên bố của Cloma đã vấp phải sự phản đối của Việt Nam Cộng
hoà và [các] nhà nước Trung Quốc. Hơn nữa, Cloma chỉ là một cá nhân và không
đại diện cho chính phủ Philippines. Năm 1951, Toà
án Công lý Quốc tế khi
xét xử vụ tranh chấp giữa Anh và Na Uy về đặc quyền đánh cá đã tạo ra tiền lệ là "hoạt động độc lập của các
cá thể tư nhân có ít giá trị trừ khi có thể chỉ ra rằng họ hành động khi đang
theo đuổi...một số...quyền hành nhận được từ chính phủ của họ hoặc theo một
cách nào đó mà chính phủ của họ khẳng định quyền tài phán thông qua họ."
Khi Cloma thực hiện hành động của mình ở quần đảo Trường Sa thì chính phủ
Philippines không hề tỏ ý đồng tình hay không đồng tình với ông.
Luận điểm thứ hai về địa lí của
Philippines cũng có điểm yếu bởi vì quần đảo Philippines bị máng biển Palawan
ngăn cách khỏi quần đảo Trường Sa, không thoả điều 76 của Công ước Liên Hiệp
Quốc về Luật biển (xem thêm) về sự "kéo dài tự nhiên" nên nước này
không thể đòi hỏi đặc quyền vượt quá phạm vi 200 hải lí tính từ đường cơ sở.
Ngoài ra, Dzurek (1996) cho rằng có vẻ Philippines đã không còn duy trì quan
điểm cho rằng Nhóm đảo Kalayaan là riêng biệt với quần đảo Trường Sa nữa.
1-
Malaysia
a- Luận cứ
Malaysia dựa trên hai luận điểm là thềm
lục địa và khai phá sớm nhất để tuyên bố chủ quyền/đòi hỏi đặc quyền đối với
một khu vực biển Đông ở phía nam Trường Sa, trong đó có mười hai thực thể địa
lí nổi bật là đảo An Bang, đá Công Đo, đá Én Ca, đá Hoa Lau, đá Kỳ Vân, đá Sác
Lốt, đá Suối Cát, đá Thuyền Chài, bãi Kiêu Ngựa, bãi Thám Hiểm (thuộc Trường
Sa) cùng rạn vòng Louisa và cụm bãi
cạn Luconia
(Bắc và Nam)
(không thuộc Trường Sa).
Lược đồ một
số thực thể địa lí thuộc biển Đông mà Malaysia đòi hỏi
a- Diễn biến
Tuyên bố về thềm lục địa của Malaysia khởi nguồn từ Hội nghị Genève năm 1958. Trong các năm 1966 và 1969, Malaysia đã thông qua Đạo luật về Thềm lục
địa.
Ngày 3 tháng 2 năm 1971, đại sứ quán
Malaysia tại Sài Gòn gửi công hàm cho Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hoà để hỏi
rằng nước này có sở hữu hay yêu sách các "đảo" nằm trong khoảng giữa
vĩ tuyến 9° Bắc và kinh tuyến 112° Đông "thuộc" lãnh thổ nước Cộng hoà Morac-Songhrati-Meads không. Ngày 20 tháng 4, Sài Gòn đáp lại rằng quần đảo Trường Sa thuộc chủ
quyền của Việt Nam Cộng hoà.
Năm 1979, Malaysia xuất bản một tấm bản đồ
mang tựa đề "Bản đồ Thể hiện Lãnh hải và Các ranh giới Thềm lục địa" để xác định
thềm lục địa và tuyên bố chủ quyền đối với tất cả các "đảo" nổi lên
từ thềm lục địa đó. Tháng 4 năm 1980, Malaysia tuyên bố yêu sách về vùng
đặc quyền kinh tế nhưng
chưa phân định ranh giới cụ thể. Tháng 5 năm 1983 (hay tháng 6), Malaysia đánh
dấu việc chiếm đóng thực thể địa lí đầu tiên thuộc Trường Sa khi cho quân đội
đổ bộ lên đá Hoa Lau. Tháng 11 năm 1986, nước này cho hai mươi
lính chiếm đá Kiêu Ngựa (rạn đá nổi bật của bãi Kiêu Ngựa) và cho một trung đội chiếm đá Kỳ Vân (theo nguồn khác thì Malaysia chiếm đá Kỳ Vân vào
năm 1987 Năm 1987 (hay 1986), Malaysia chiếm đá Suối Cát.
Tháng 3 năm 1998, Philippines phát hiện
hoạt động xây dựng của phía Malaysia trên hai thực thể địa lí nhưng bộ trưởng Bộ Ngoại giao Malaysia Abdullah
bin Ahmad Badawi trấn an
rằng chính phủ
Malaysia không hề cấp
phép cho hoạt động này. Tuy nhiên vào tháng 6 năm 1999, Malaysia chiếm hẳn bãi
Thám Hiểm và đá Én Ca.
Ngày 5 tháng 3 năm 2009, thủ tướng
Malaysia khi này là Abdullah
bin Ahmad Badawi có
chuyến thăm đá Hoa Lau và tỏ ra ấn tượng với cơ sở hạ tầng dành cho du lịch tại
đây. Đồng thời ông cũng khẳng định tuyên bố chủ quyền với đá này và vùng biển
lân cận.
b- Chỉ trích
Nhận định về luận điểm thứ nhất,
"thềm lục địa", của Malaysia, một số học giả cho rằng nước này đã
"lầm lạc" trong cách suy diễn hay "khó có thể thanh minh"
nếu đối chiếu với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển. Cụ thể, Điều 76 của Công ước quy định thềm lục
địa chỉ bao gồm "đáy biển và lòng đất dưới đáy biển" chứ không phải
các phần đất hay đá nổi phía trên thềm lục địa đó:
Thềm lục địa
của một quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài
lãnh hải của quốc gia đó, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất
liền của quốc gia đó cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, hoặc đến cách đường cơ sở
dùng để tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lí, khi bờ ngoài của rìa lục địa của
quốc gia đó ở khoảng cách gần hơn.
—Công ước
Liên Hiệp Quốc về Luật biển
Một điểm nữa là tương tự như trường hợp
Philippines, luận điểm về thềm lục địa của Malaysia cũng có thêm điểm yếu là
máng biển Borneo-Palawan đã phá vỡ sự "kéo dài tự nhiên" của thềm lục
địa của nước này.
Luận điểm thứ hai của Malaysia về
"khai phá sớm nhất" cũng không thuyết phục vì nếu so với các nước
khác thì Malaysia tham gia vào tranh chấp muộn hơn; khi tuyên bố chủ quyền đối
với một phần của Trường Sa thì quốc gia này cũng vấp phải sự phản ứng từ các
nước đó.
1-
Brunei
a- Luận cứ
Brunei dựa trên hai luận điểm là các điều
76-77 của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (về thềm lục địa) và sắc lệnh do
Anh ban hành năm 1954
thể hiện biên giới biển của Brunei
để đòi hỏi đặc quyền trên một vùng thuộc biển Đông, và trong vùng này có hai
hoặc ba thực thể địa lí nổi bật toạ lạc: rạn vòng Louisa, bãi Vũng Mây và có
nguồn còn kể thêm bãi Chim Biển. Về tính chất, rạn vòng Louisa là một rạn san hô
vòng đa phần chìm dưới
nước; tại đây Malaysia đã dựng một ngọn đèn hiệu và đang tuyên bố chủ quyền.
Bãi Vũng Mây là một bãi ngầm dưới biển do Việt Nam kiểm soát thông qua các nhà
giàn gọi là DK1 xây tại đá Ba Kè ở phần phía bắc của bãi Vũng
Mây.
Không rõ Brunei có tuyên bố chủ quyền đối
với rạn vòng Louisa hay chỉ đòi quyền tài phán với vùng biển xung quanh đó vì
các nghiên cứu của quốc tế có cách viết khác nhau về vấn đề này; trong khi có
nguồn cho rằng Brunei không đòi rạn vòng Louisa thì nguồn khác chỉ ra Brunei đã
phản đối Malaysia khi Malaysia tuyên bố chủ quyền đối với rạn vòng này. Mặt
khác, bãi ngầm (như bãi Vũng Mây) dù có được xem là thuộc quần đảo Trường Sa
hay không thì theo Công ước, bãi này không phải đối tượng để các quốc gia có
thể tuyên bố chủ quyền mà các nước đó chỉ có quyền chủ quyền (tức
chỉ là một số bộ phận cấu thành chủ quyền) đối với bãi ngầm trên cơ sở chứng
minh được bãi ngầm đó nằm trong vùng đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa của
mình một cách khoa học. Do vậy, nếu Brunei không đòi rạn vòng Louisa thì thực ra
Brunei không tranh chấp một đảo hay đá nào "thuộc" quần đảo Trường Sa.
b- Diễn biến và chỉ
trích
Năm 1979, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland đại diện cho vùng đất do mình bảo hộ là Brunei để lên tiếng phản đối tấm bản đồ do Malaysia xuất bản. Ngày 1 tháng 1 năm
1983, chính quyền sở tại ban hành Đạo luật Các giới hạn vùng Nghề cá.
Năm 1988, Brunei xuất bản bản đồ mở rộng thềm lục địa 350 hải lí từ đường cơ sở
và vươn đến bãi Vũng Mây.
Điểm yếu của Brunei khi tuyên bố về thềm
lục địa cũng tương tự với Philippines ở chỗ, máng biển Đông Palawan làm gián
đoạn sự "kéo dài tự nhiên" của thềm lục địa cách bờ biển Brunei
60-100 dặm.
2-
Các tuyên bố khác
Anh
Năm 1877, Vương quốc Liên hiệp Anh và
Ireland từng sáp nhập hai thực thể là đảo Trường Sa và đảo An Bang vào lãnh thổ đế quốc Anh. Năm 1889, Anh cho Công ty Trách nhiệm
Hữu hạn Trung Borneo (trụ sở tại Luân Đôn) thuê và khai thác phân chim tại hai nơi này.
Năm 1933, trước hành động chiếm hữu các
đảo Trường Sa của Pháp, Anh đã nhắc cho Pháp biết rằng đảo Trường Sa và đảo An
Bang vẫn là lãnh thổ của Anh trừ khi Hoàng gia Anh dứt khoát từ bỏ những phần
đất này. Tuy vậy vào ngày 12 tháng 7 năm 1933, Văn phòng Đối ngoại và Khối
thịnh vượng chung Anh nêu ý kiến rằng Anh chỉ có vị thế pháp lí yếu ớt nếu
đưa vụ này ra Toà
án Thường trực Công lý Quốc tế do nước Anh không tiến hành chiếm giữ hiệu quả đối với hai thực thể trên.
Rốt cuộc, dù trên thực tế Anh không hề từ bỏ tuyên bố chủ quyền nhưng nước này
đã chọn cách im lặng thay vì tuyên bố phản đối Pháp.
Trong một văn bản đề ngày 14 tháng 10 năm
1947 của Văn phòng Đối ngoại và Khối thịnh vượng chung Anh (sau này trở thành
tài liệu chính thức cho phái đoàn Anh đến dự Hội
nghị San Francisco năm
1951), Anh tiếp tục duy trì tuyên bố chủ quyền nhưng chỉ thị phái đoàn Anh
không phản đối lời tuyên bố chủ quyền của Pháp và "để cho Pháp giữ thế chủ
động".
Năm 1950, dưới sự thúc đẩy của Úc, chính phủ Anh tiến hành nghiên cứu tầm quan trọng chiến lược của quần đảo
Trường Sa và Hoàng Sa nhằm quyết định xem có nên tiến hành biện pháp gì để ngăn
các quần đảo này rơi vào tay "một nhà
nước cộng sản nào
đó" hay không. Sau đó, Anh kết luận rằng vì các đảo này hầu như không có
giá trị kinh tế hay chiến lược gì nên Khối
thịnh vượng chung có thể
an tâm giữ nguyên thế bị động như hiện thời.
Nhật
Bản và Hà Lan
Năm 1917 (hay 1918), một nhóm thám hiểm người Nhật đến quần đảo Trường Sa và gặp một số ngư
dân Trung Quốc đang sống ở đảo Song Tử Tây. Trong các thập niên 1920 và 1930 kế
tiếp, Nhật Bản tự tiến hành hoạt động khai thác phân chim tại một số đảo, ví dụ
An Bang, Loại Ta, Song Tử Tây. Khi Pháp chính thức chiếm Trường Sa vào năm
1933, Nhật Bản lên tiếng phản đối Pháp với lí lẽ là Nhật đã tổ chức khai thác
phân chim trên một số đảo ở đây. Cuối thập niên 1930, đế quốc Nhật Bản chiếm
giữ đảo Ba Bình để làm căn cứ tàu ngầm nhằm mục đích ngăn chặn tàu thuyền qua
lại khu vực Trường Sa. Ngày 31 tháng 3 năm 1939, Bộ Ngoại giao Nhật Bản gửi
thông báo cho đại sứ Pháp, tuyên bố rằng Nhật Bản là nước đầu tiên thám hiểm
Trường Sa vào năm 1917 và họ đang kiểm soát quần đảo. Thời đó, Nhật gọi các đảo
này là Shinnan shotō (Nhật: 新南諸島 (Tân Nam chư đảo) nghĩa là "các đảo mới
phía nam"?)
và đặt chúng dưới sự cai trị của chính quyền thuộc địa tại đảo Đài Loan. Tuy nhiên, lời tuyên bố của
Nhật Bản chỉ là trên giấy vì đến năm 1941 thì Nhật mới dùng vũ lực chiếm đóng
quần đảo Trường Sa. Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Nhật Bản kí Hiệp
ước San Francisco và đã
từ bỏ mọi quyền đối với quần đảo Trường Sa:
Nhật Bản từ
bỏ mọi quyền, danh nghĩa và tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa và đối
với quần đảo Hoàng Sa.
—Khoản f, điều
2, chương II của Hiệp ước San Francisco.
Một sự kiện đơn lẻ khác diễn ra vào năm
1956 sau khi Tomás Cloma tuyên bố quyền sở hữu đối với phần lớn quần đảo Trường
Sa. Hà Lan (khi này còn nắm quyền kiểm soát Tây Irian) đã gửi một thông báo cho Bộ Ngoại giao
Philippines với nội dung rằng nước này sẽ sớm đòi hỏi quyền sở hữu các đảo này
với sự ủng hộ của Anh.
A- Tổ
chức hành chính tại Trường Sa
1-
Việt Nam
Toà nhà UBND
xã Song Tử Tây
Quân đội_VN duyệt_binh_ở_Trường_Sa
Ngày 22 tháng 10 năm 1956, tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm đã ra sắc lệnh về việc thay đổi địa giới
các tỉnh và tỉnh lị tại Nam Việt, theo đó thì quần đảo Trường Sa được gọi
là "Hoàng Sa" và quy thuộc tỉnh Phước Tuy. Đến ngày 6 tháng 9 năm 1973, bộ trưởng Bộ Nội vụ
Việt Nam Cộng hòa đã đưa quần đảo Trường Sa vào phạm vi hành chính của xã Phước
Hải, quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy.
Sau Chiến
tranh Việt Nam, đến ngày
9 tháng 12 năm 1982, chính quyền Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thành
lập huyện Trường Sa trên cơ sở toàn bộ khu vực quần đảo Trường Sa trước đây
thuộc huyện Long Đất, tỉnh Đồng Nai. Tuy nhiên, ngày 28 tháng 12 năm 1982,
chính quyền Việt Nam đã chuyển huyện Trường Sa từ tỉnh Đồng Nai sang tỉnh Phú Khánh. Ngày 1 tháng 7 năm 1989, tỉnh Phú Khánh được
tách ra thành hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, huyện Trường Sa trực thuộc tỉnh
Khánh Hòa.
Ngày 11 tháng 4 năm 2007, chính phủ Việt
Nam thành lập thị trấn Trường Sa và hai xã Song Tử Tây và Sinh Tồn thuộc huyện
Trường Sa. Các thị trấn và xã này được thành lập trên cơ sở các hòn đảo cùng
tên và các đảo khác phụ cận.
2-
Trung Quốc
Từ năm 1959, Trung Quốc (Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa) đặt quần đảo Nam Sa (bao hàm quần đảo Trường Sa) cùng với quần đảo
Tây Sa (tức quần đảo
Hoàng Sa) và quần đảo
Trung Sa (gồm bãi
Macclesfield và một số
thực thể địa lí thuộc biển Đông) thành một cấp gọi là Văn phòng quần đảo Tây
Sa, Nam Sa và Trung Sa (tiếng Trung: 西南中沙群岛办事处; Hán-Việt: Tây Nam Trung Sa quần đảo biện sự xứ)
dưới quyền quản lý của khu hành chính Hải Nam thuộc tỉnh Quảng Đông. Đến năm 1988, khi Hải Nam tách khỏi
Quảng Đông để trở thành một tỉnh riêng biệt, Văn phòng quần đảo Tây Sa, Nam Sa
và Trung Sa trực thuộc tỉnh Hải Nam. Tháng 11 năm 2007, từng có tin rằng Trung Quốc
đã thành lập đô thị cấp
huyện Tam Sa để quản lí
ba quần đảo trên biển Đông. Ngày 21 tháng 6 năm 2012, Quốc vụ viện Trung Quốc
chính thức phê chuẩn thành lập thành phố cấp
địa khu Tam Sa để thay thế Văn phòng quần đảo Tây Sa, Nam Sa và Trung Sa.
3-
Philippines
Năm 1978, Philippines thành lập đô thị tự trị Kalayaan thuộc tỉnh Palawan trên cơ sở Nhóm đảo Kalayaan.
Hiện thời đơn vị hành chính này chỉ có một barangay là Pag-asa (tức đảo Thị Tứ), nằm cách đảo Palawan 285 hải lí về
phía tây.
B- Sinh Hoạt
Dân cư
Ngoài các nhân viên quân sự đồn trú, trên
các đảo thuộc quần đảo Trường Sa còn có các cư dân. Theo kết quả của cuộc tổng
điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009, huyện Trường Sa có 195 cư dân (128
nam và 67 nữ), trong đó 82 cư dân sống ở thành thị (thị trấn Trường Sa)[1] Theo điều tra dân số và nhà ở của
Philippines vào năm 2010, đô thị tự trị Kalayaan có 222 cư dân, tất cả đều sinh sống trên đảo Thị
Tứ (Pag-asa).
Phát
triển kinh tế
Quần đảo Trường Sa vốn không có đất trồng
trọt và không có dân bản
địa sinh sống. Nghiên cứu của một số học giả như Dzurek (1985), Bennett (1992),
Cordner (1994) và Tư vấn Pháp lí cho Bộ Ngoại giao Philippines đều chỉ ra rằng
các đảo thuộc Trường Sa thiếu khả năng duy trì đời sống kinh tế riêng đầy đủ
bởi vì chúng quá nhỏ, khô cằn và có rất ít tài nguyên trên đảo.
Tuy trên các đảo chỉ có một vài tài nguyên
(ví dụ phân chim) nhưng nguồn lợi thiên nhiên của vùng
biển quần đảo Trường Sa thì lại rất có giá trị, ví dụ hải sản và tiềm năng dầu mỏ - khí đốt. Vào năm 1980, dân chúng trong vùng đánh bắt được 2,5 triệu tấn hải sản từ khu vực quần
đảo Trường Sa. Quần đảo cũng có tiềm năng lớn về dầu khí do nằm gần khu vực lòng chảo trầm tích. Hiện địa chất vùng
biển này vẫn chưa được
khảo sát nhiều nên chưa có các số liệu đánh giá đáng tin cậy về tiềm năng dầu
khí và khoáng sản khác. Tuy nhiên, Bộ Địa chất và Tài
nguyên Khoáng sản Trung Quốc ước tính vùng quần đảo Trường Sa có trữ lượng dầu và khí đốt tự
nhiên rất lớn, lên đến
17,7 tỉ tấn so với con số 13 tỉ tấn của Kuwait, và họ xếp nó vào danh sách một trong bốn vùng có trữ lượng dầu khí lớn
nhất thế giới. Tháng 6 năm 1976, Philippines khoan được dầu mỏ tại khu
phức hợp Nido ở ngoài khơi đảo Palawan.
Vùng biển Trường Sa cũng là một trong
những vùng có mật độ hàng hải đông đúc nhất trên thế giới. Trong thập niên
1980, mỗi ngày có ít nhất
hai trăm bảy mươi lượt tàu đi qua quần đảo Trường Sa, và "hiện tại"
hơn một nửa số tàu chở dầu siêu trọng của thế giới chạy qua vùng biển này hàng
năm. Quần đảo Trường Sa hiện chưa có cảng lớn mà chỉ có một số cảng cá và đường băng nhỏ trên các đảo có vị trí chiến lược nằm
gần tuyến đường vận chuyển tàu biển chính. Tuy nhiên, tàu thuyền lưu thông qua
vùng này có thể gặp nhiều khó khăn do phải đối mặt với nguy hiểm từ gió bão, sóng lớn và nguy cơ bị mắc cạn hay va phải các rạn đá ngầm.
Nằm tại khu vực khí hậu nhiệt đới và có hệ
sinh thái đa dạng, quần đảo Trường Sa có tiềm năng để thu hút khách du lịch.
Tháng 6 năm 2011, Tổng cục Du lịch của
Việt Nam mở hội thảo và công bố đề án phát triển du lịch hướng về biển đảo,
trong đó đề cập đến dự định mở tuyến du lịch ra Trường Sa. Tháng 4 năm 2012,
Philippines tuyên bố kế hoạch phát triển đảo Thị Tứ bằng cách sửa chữa lại đường băng trên đảo và
biến nơi đây thành một khu du lịch. Tháng 9 năm 2012, Tân Hoa xã của Trung Quốc
đưa tin về kế hoạch phát triển du lịch du thuyền giai đoạn 2012-2022 của thành
phố Tam Á (tỉnh Hải Nam) đến quần đảo Trường Sa. Tuy vậy, các nước trên
đều đi sau Malaysia bởi vào đầu thập niên 1990, nước này không những đã hoàn
thành việc xây đảo nhân tạo tại đá Hoa Lau (gần cực nam của quần đảo Trường Sa) mà còn mở
cửa một khu nghỉ mát đầy đủ tiện nghi dành cho du khách, đặc
biệt là những người yêu thích lặn biển.
C- Cơ
sở hạ tầng
Giao thông vận tải
Du khách lên
máy bay tại đá Hoa Lau-
Mã Lai
·
Đảo Thị Tứ: năm
1975, Philippines xây dựng một đường băng trên đảo Thị Tứ. Đường băng dài 1.260
m nhưng có vài chỗ đã bị xói mòn, xuống cấp nên chỉ có khả năng tiếp nhận máy
bay C-130 Hercules vào những lúc điều kiện thời tiết tốt; vào các ngày mưa,
đường băng này chỉ đón được các máy bay cỡ nhỏ hơn. Philippines đã có kế hoạch
sửa chữa lại đường băng này
·
Đảo Ba Bình: năm
2006, chính quyền Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) giao cho Bộ Quốc phòng nhiệm vụ
xây dựng đường băng trên đảo Ba Bình. Tháng 1 năm 2008, xuất hiện nguồn tin
thông báo rằng Đài Loan đã hoàn tất công việc xây dựng. Đường băng có bề mặt
lát xi măng với chiều dài khoảng 1.200 m (lúc đầu ước tính là 1.150 m), chiều rộng
30 m cùng với lề vật liệu và khu vực cấm xây dựng rộng 21 m ở hai bên đường
băng, đáp ứng nhu cầu đón máy bay C-130 Hercules.
·
Đá Hoa Lau: trong
quá khứ đá Hoa Lau thực chất chỉ có một phần nổi rất nhỏ. Sau khi chiếm đá này
vào đầu thập niên 1980, quân đội Malaysia đã kiến tạo một hòn đảo nhân tạo và
cho xây dựng một đường băng dài 1.067 m trên đó.
·
Đảo Trường Sa: trên
đảo này có một đường băng do Việt Nam xây dựng. Theo một nguồn tin, đường băng
này đã được làm mới với tiêu chuẩn sân bay cấp ba, cho phép các loại máy bay
cánh bằng chở khách hạ/cất cánh.
D- Danh
sách thực thể bị chiếm đóng.
·
Việt
Nam kiểm soát được 21 thực thể địa lý (7 đảo san hô và cồn cùng 14 ám tiêu san
hô).
·
Philippines 10 (7 đảo san hô và cồn cùng 3 ám
tiêu san hô).
·
Trung
Quốc 7 ám tiêu san hô.
·
Malaysia
7 ám tiêu san hô.
·
Đài
Loan 1 đảo san hô và 1 ám tiêu san hô. Tuy chỉ
chiếm được một đảo, nhưng là đảo lớn nhất của Hoàng Sa.
No comments:
Post a Comment