Triều Thiên Cung
Triều
Thiên Cung còn được dịch là Thiên Đàn ở Bắc Kinh là đền thờ đạo Lão nổi tiếng
nhất ở Trung Quốc.
Triều
Thiên Cung được xây từ năm 1406 và hoàn tất năm
1620, thời Minh Thành Tổ nhà
Minh. Nơi đây các Hoàng Đế thời
Minh, Thanh đến cầu xin Ngọc hoàng Thượng Đế ban phúc cho dân Trung Quốc. Đến đời
Thanh, Càn Long cho trùng tu và
mái biến thành
hình nón mà
các quan Nhà Tthanh đội. Khi các
quan vào triều kiến Hoàng
Đế thì cũng
nhự lạy Ngọc
Hoàng vậy. Vì Hoàng
Đế được coi là Thiên Tử mà.
Bây giờ đây là một nơi thu hút du khách khi tham quan Bắc Kinh.
Công
viên bao quanh Thiên Đàn còn là nơi người dân địa phương tới tập dưỡng sinh mỗi
sáng. Một chú ý khác nếu bạn là du khách, thì đừng theo chân các hướng dẫn viên
vào tham quan cữa hàng bán ngọc trai trước của của cung này. Họ sẽ dụ bạn mua
hàng của TQ làm giàu cho nước này. Các
bà mà vào đây thì lết ra không nổi.
Hang đá Long Môn Quật Thạch (龍門石窟) hay Long Môn động, phiên âm Hán-Việt tọa lạc cách thành phố Trịnh
Châu và Lạc Dương 12 km về phía
nam, tỉnh Hà Nam. Thời Tam
Quốc, Tào Phi vị Ngụy Văn Đế nhà Bắc Ngụy di chuyển kinh đô từ Đại Đồng- Sơn
Tây về đây và bắt đầu cho dựng động này. Các hang động này, chủ yếu mô tả các chủ đề về Phật giáo, được chạm khắc
rải rác dọc theo hai núi Xiangshan (về phía đông) và Long Môn sơn (về phía
tây). Sông Y Hà chảy theo hướng bắc giữa chúng. Vì lý do này, khu vực này
thường được gọi là Y Khuyết (Cổng
của sông Y). Theo nghiên cứu Long Môn Động là hệ
thống gồm có 2.345 hang động và hốc,
2.800 câu khắc, 43 chùa và hơn 100.000 tượng Phật tại đây. Tron số ấy 30% hang có niên đại từ thời Bắc Ngụy, 60% từ
thời nhà Đường, và số hang thuộc các triều đại khác nhỏ hơn 10%. Hiên
nay, người ta tìm ra khỏang 30000 pho tượng Phật lớn nhỏ ở hệ thống hang này.
Trong tỉnh Hà Nam, có một ngôi chùa Bạch Mã Tự, không to lớn lắm nhưng là ngôi
chùa đầu tiên của TQ.
Cùng với hang Mạc Cao và Hang đá Vân Cương,
hang đá Long Môn là một trong 3 địa điểm điêu khắc cổ đại nổi tiếng nhất ở
Trung Quốc.
Hang đá Mạc Cao ( 莫高窟) là một hệ thống 492 ngôi đền cách trung tâm thành
phố Đôn Hoàng, tỉnh Cam Túc, 25 km về phía Đông Nam. Tỉnh này là một trong các tỉnh thưa dân nhất TQ
với nhiều vùng khô cằn của sa mạc Gobi. Dù là diện tích tỉnh lớn hơn VN nhưng
dân số chỉ là 25 triệu. Đây cũng
được gọi là Thiên Phật Động( 千佛洞 qiān fó dòng), hay hang Đôn Hoàng. Các hang đá này thực sự không phải là động
mà là các công trình chạm khắc trong đá, thuộc dạng kiến trúc chạm khắc đá.
Hang Mạc Cao là một ngôi nhà đá có quy mô
lớn nhất, nội dung phong phú nhất và có giá trị nghệ thuật cao nhất Trung Quốc
còn tồn tại cho đến ngày nay. Các tác phẩm nghệ thuật chủ yếu trong ngôi nhà đá
này là các tượng điêu khắc và các bức bích họa. Hiện nay nơi này còn có 492
hang động, 45.000m² bích họa và 2415 pho tượng, 5 ngôi nhà gỗ từ đời Đường, Tống. Năm 1987 hang Mạc Cao đã được UNESCO công nhận là "Di
sản văn hóa thế giới" năm 1987.
Vân Cương
Đây
là hệ thống hang đá nhân tạo lớn nhất và cổ nhất Trung Quốc. Hang này nằm ơ
phía Nam núi Vũ Châu thành phố Đại Đồng- Sơn Tây- kinh đô của Bắc Ngụy. Hang
này cũng được đục trong thời gian Tam Quốc (453) và hoàn thành trên 40 năm sau
đó.
Các
hang đá này trải dài trên 1 km thuộc một quả núi. Hiện nay, người ta khai quật
được 53000 hnag và 51000 pho tượng Phật bằng đá.
Các
công trình điêu khắc tượng được bắt đầu từ khi dục hang và chấm dứt khoảng năm
523 tức 70 năm tạc tượng. Pho tượng lớn nhất cao tới 17m và nhỏ nhất chỉ cao
vài cm. Tất cà các pho tượng được diêu khắc rất tỷ mỷ, tinh saỏ biểu lộ một
trình độ nghệ thuật thật cao. Công trình nghệ thuật này đã thừa kế các công
trình từ thời Tần (220 trước Thiên Chúa).
Cả
ba hệ thống hang đá Vân Cương đã
được đưa vào “Danh mục di sản thế giới” vào tháng 12 năm 2001.
Ngoại Bát Miếu có nghĩa là 8 ngôi chùa lớn, nằm ở phía Đông Bắc
của Tị Thử Sơn Trang ở Thừa Đức. Các ngôi chùa này vây quanh Sơn Trang như 8 vì
tinh tú vây lấy mặt trăng - biểu tượng cho sự đoàn kết và mối quan hệ hữu nghị
giữa các dân tộc trong lãnh thổ Trung Hoa. Các ngôi chùa lộng lẫy có sự kết hợp
giữa lối kiến trúc của người Hán và người Tây Tạng. Ngôi chùa Phật lớn và đẹp
nhất trong số 8 ngôi chùa ở đây là Miếu Phổ Đà Thừa Chi (普陀宗乘之庙) -
được xây dựng vào năm 1767-1771 để mừng thọ vua Càn Long.
Phần chính của chùa Phổ Đà là những tòa
kiến trúc nằm kề nhau có màu đỏ và trắng, rất giống với kiến trúc của Cung điện
Potala ở Lhasa, Tây Tạng. Tòa tháp lớn với những bức tường đỏ nằm ở giữa gọi là
“tháp đỏ”, còn “tháp trắng” với các bức tường màu trắng nằm ở phía Tây và Đông
của chùa. Có hơn 1.000 bức tượng Phật lớn nhỏ đặt trong các hốc tường của chùa
và nơi đây thường tổ chức các lễ hội văn hóa chính của địa phương.
Cạnh đó có chùa Phổ Ninh (普宁寺) ở phía Bắc của Sơn
Trang. Chùa được xây dựng vào năm 1775 mô phỏng theo kiến trúc của một ngôi
chùa Tây Tạng kết hợp nét kiến trúc của Trung Hoa, Ấn Độ. Chùa nổi tiếng với
bức tượng Quan Âm Bồ Tát ngàn tay, ngàn mắt chạm khắc bằng gỗ tùng, bách, linh
sam... cao nhất thế giới (cao hơn 22 mét, nặng 110 tấn).
Ngoài hai ngôi chùa nổi bật trên thì còn
có 6 ngôi chùa khác của tỉnh Hà Bắc cũng trong danh sách di sản thế giới bao
gồm: chùa Phổ Nhạc (普乐寺), chùa Tu Minh Phúc Thọ (须弥福寿之庙), chùa An Viễn (安远庙), chùa Thù Tượng (殊像寺), chùa Phổ Nhân (溥仁寺), chùa Phổ Hựu (普佑寺). Với những kiến trúc Phật giáo, văn hóa mang đậm chất lịch sử, cùng với
Tị Thử Sơn Trang, Ngoại Bát Miếu đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới
vào năm 1994.
No comments:
Post a Comment