II-
Bành Trướng lãnh Hải
Chiếm
đất không xong, họ nghĩ tới chuyện chiếm biển. Nhưng biển chỉ có phương đông và
nam, nên họ chú ý tới việc xâm chiếm các vùng này.
Thật
ra bản đổ này, dưới thời họ Tưởng nắm quyền ở Trung Quốc đã cho xuất bản vào
năm 1948, khi họ Tưởng thấy số người 750 triệu của họ cần có nguồn thực phẩm từ
biển khơi. Xem ra như vậy thì người Hán dù ở chế độ nào ta cũng phải dè dặt,
thân mật có chừng. Hiện nay, Đài Loan phải đượng cự với Trung Quốc Lục Địa nên
họ đối với Việt Nam ta có liên hệ rất vừa phải, nhưng nếu họ thống nhất được đất
nước thì đó là chuyện khác. Ta khong quên sự kiện Đương thời, bộ trưởng Bộ Quốc phòng Đài Loan là Trịnh Vi
Nguyên (鄭為元) từng công khai tuyên bố rằng "Nếu chiến tranh nổ
ra, quân đội Quốc gia sẽ giúp quân đội Cộng sản kháng chiến". Đến năm 1995, khi Trung Quốc giành quyền kiểm soát đá
Vành Khăn với Philippines vào tháng 2 thì Đài Loan cũng giành quyền kiểm soát
bãi Bàn Than vào tháng 3. Ngoài ra, lực lượng Trung Quốc đóng tại Trường Sa còn
nhận được nước ngọt từ quân đồn trú trên đảo Ba Bình của Đài Loan.
Câu
chuyện Trung Hoa Dân Quốc có hoạt động ở Trường Sa là vào cuối thế chiến II. Quần
đảo Trường sa có đảo Ba Bình, hòn đảo lớn nhất.
Theo niên giám Đài Loan xuất bản năm 1993 thì đảo này
dài 1360 m, rộng 350 m, cao 3,8 m và có diện tích là 0,4896 km2,
trong khi nguồn tài liệu khác cho rằng đảo này chỉ cao hơn 2 m và có diện tích
0,443 km2. Chu vi của đảo là 2,8 km.
Ngày 21 tháng 12 năm 1933, thống đốc Nam Kỳ J.
Krautheimer kí Nghị định số 4702-CP sáp nhập một số đảo chính và các đảo phụ
thuộc trong quần đảo Trường Sa, trong đó có đảo Ba Bình, vào địa phận tỉnh Bà Rịa.
Pháp cũng thiết lập tại đây một trạm khí tượng mang số hiệu 48.919 do Tổ chức
Khí tượng Quốc tế giới cấp phát.
Ngay
trong thế chiến II, quân đội Nhật đã biến hòn đảo này thành một căn cứ tầu ngầm.
Sau khi thất bại, họ ký hiệp ước San Francisco từ bỏ quyền sở hữu. Đến ngày 12 tháng
12 năm 1946, lợi dụng danh nghĩa giải giáp tàn quân Nhật sau thế chiến thứ II, năm 1946, Trung Hoa Dân Quốc cho tàu chiến Thái
Bình
và Trung Nghiệpđem quân đổ bộ lên. Sau đó, do thất bại trong cuộc nội chiến nên Trung Hoa Dân Quốc phải tháo chạy ra đảo Đài Loan đồng
thời rút quân khỏi đảo Ba Bình vào năm 1950.
Mãi tới năm 1956, Trung Hoa Dân Quốc mới
quay lại đây, thật sự kiểm sóat và đặt căn cứ đồn trú.
Nhưng
sau khi họ Tưởng bị đẩy sang Đài Loan, năm 1949 thì đảng Cộng Sản ở Hoa Lục
không đả động gì cả.
Một
câu hỏi được đặt ra: Tại sao Trung Cộng lại im hơi lặng tiếng hay phản ứng lấy
lệ?
A.
Tình đoàn kết Việt Hoa.
Trong
thời gian 1945 đến 1954 thì Trung Quốc và Bắc Việt đang trong tuần trăng mật của
thế giới đại đồng Cộng Sản, anh em một nhà, của anh là của tôi. Hai ông Mao Trạch
Đông và Hồ Chí Minh chưa muốn đem vấn này ra mổ sẻ vì miếng ăn là miếng tồi
tàn. Trong khoảng thời gian này, chủ nghĩa Cộng Sản đang ở thời cực thịnh “thắm
thiết tình Việt Trung Xô- Đế quốc càng đầy mối lo.” (bài hát của Việt
Cộng trước năm 1954). Ngay đến vấn đề biên giới giữa hai nước cũng
còn tạm gác lại, huống chi cái biển cả chỉ có cá, chim hải âu làm gì mà quan trọng
hóa. Tốt hơn hết là đợi hòa bình thật sự rồi sẽ tính.
Theo Thạc sĩ Hoàng Việt, một thành viên của Quỹ Nghiên Cứu Biển Đông cho biết: “Năm 1949, Quân Giải
phóng Việt Nam còn tấn công và chiếm vùng Trúc Sơn thuộc lãnh thổ của Trung Quốc,
sau đó trao trả lại cho Trung Quốc. Thế rồi sang năm 1957 Trung Quốc chiếm lại
từ tay một số lực lượng khác đảo Bạch Long Vĩ và sau đó đã trao trả lại cho Việt
Nam.” (Trích VOA 09 tháng 7-0211)
B.
Hạm Đội còn yếu.
Hải
quân Trung Cộng ngày ấy cũng chỉ là con số không. Năm 1949, Trung Hoa Dân Quốc của họ Tưởng có hạm đội mạnh hơn
Mao nhiều, nên lúc thua họ xuống tầu chạy ra đảo Đài Loan. Trung Cộng chỉ còn
cách đứng nhìn từ bờ biển. Trong đầu thập niên 50, ta hẳn còn nhớ chiến dịch Cổ
Ninh đầu của họ Mao nhằm chiếm cứ các hòn đào gần bờ, nhất là hai quần đảo lớn
Kim Môn và Mã Tổ. Đảo Kim Môn Kim Môn nằm ở ngoài cửa sông của Cửu Long Giang,
trông ra cửa vịnh Hạ Môn, chỉ cách Giác tự (角嶼) do Trung Quốc
đại lục kiểm soát gần 1,8 km, cách đảo Đài Loan 210 km. Quần đảo Quần đảo Mã Tổ
tổng cộng có 19 đảo lớn nhỏ,[2] nằm cách đảo Đài Loan 114 hải lý, cách Kim Môn
152 hải lý, cách cửa sông Mân khoảng 54 hải lý, cách duyên hải Phúc Kiến khoảng
hơn 10 hải lý.
Từ ngày 25-27
tháng 10 năm 1949, tại Đại Kim Môn đã diễn ra chiến dịch Cổ Ninh Đầu, Giái Phóng Quân của họ Mao
đã thất bại với thiệt hại theo ước tính
của Trung Hoa Dân Quốc là 4.000 lính chết và 7.000 lính bị bắt. Kết quả của cuộc
chiến này không chỉ làm tiêu tan tham vọng xâm chiếm Kim Môn và vượt biển xâm
chiếm Đài Loan của Giái Phóng Quân mà còn phục hồi tinh thần chiến đấu của Quốc quân
Trung Hoa Dân Quốc. Sự thất bại này là vì hải quân của Trung Cộng còn quá yếu.
Trong
thời gian 1950-1960, hải quân Trung Quốc dựa vào các chiến hạm do Liên Xô viện
trợ. Năm 1958, Chủ Tịch Mao Trạch Đông của
Trung Quốc tuyên bố nước ông phải tự phát triển vũ khí nguyên tử, phi đạn xuyên
lục địa, canh tân quân cùng trương trình không gian. Năm sau, họ cho phóng hỏa
tiễn đầu tiên. Nhưng Trung Quốc còn quá nghèo, chỉ chương trình nguyên tử và
không gian để nở mặt mày cũng chới với nên chuyện hiện đại hóa hải quân tạm
gác.
Tuy
vậy, năm 1955, họ chia hải quân thành ba hạm đội:
1.
Hạm
đội Bắc Hải: chuyên lo tuần tra, bảo vệ vùng Hoàng Hải- Nhật Bản. Tổng hành
dinh tại Thanh Đảo, một nhóm quần đảo trên biển Hoàng Hải. Để tiện di chuyển,
Trung Quốc đã cho xây một cây cầu qua nước dài nhất thế giới. (Tuy đây là cây cầu dài nhất nhưng đó đã đặt chân lên nhiều hòn đảo
và có đường lên xuống các đảo ấy, do đó nó là tập hợp nhiều cầu. Một cây cầu
khác, dài liên tiếp không qua đất liền và cũng được gọi cầu duy nhất dài nhất
thế giới, đó là cầu Pontchartrain Causeway của bang Louisiana-USA. Cầu này, bắc
qua hồ Pontchartrain, trên freeway 10.)
2.
Hạm đội Đông Hải:
chuyên lo tuần tra, bảo vệ vùng Đông Hải. Vùng đối diện với Đài Loan và quần đảo
Okinawa-Senkaku của Nhật. Tổng hành dinh tại Ning Ba (宁波).
Một thành phố cảng của tỉnh Triết Giang,
phía nam vịnh Hàng Châu, nơi con sông Tiền Đường chảy ra biển.
3.
Hạm đội Nam Hải:
chuyên lo tuần tra, bảo vệ vùng Biển Đông Việt Nam, mà họ gọi là Nam Hải. Tổng hành dinh tại Trạm Giang. Trạm Giang là một thành phố trực thuộc tỉnh (địa cấp thị), nằm trên
bán đảo Lôi Châu thuộc tỉnh Quảng Đông.
C.
Chiến tranh Việt Pháp
Khi họ Mao thắng họ Tưởng thì Pháp và Việt Nam đang
có cuộc chiến đẫm máu. Các tầu chiến của Pháp đang tung hoành trên biển khơi. Nếu
Trung Cộng dại đột đem các tàu chiến ọp ẹp của họ ra thì khổ ngay với các chiến
hạm này. Lẽ dĩ nhiên, nếu chuyện này xảy ra lúc ấy, Mỹ và Anh lập tức nhảy vào
vòng chiến. Họ thấy hại nhiều hơn lợi nên co thân nằm im.
D.
Chiến tranh Nam Bắc.
Khi
Việt Nam bị chia đôi năm 1954, rồi người Mỹ tham gia cuộc chiến, Trung Cộng
cũng làm ngơ vì Hải Quân Mỹ quá mạnh. Tất cả vùng Biển Đông nằm dưới sự kiểm
soát của hạm đội 7 Hoa Kỳ. Đến đầu thập niên 70, các công ty dầu khí Hoa Kỳ tìm
ra dầu tại các giếng dầu Bạch Hổ, Đại Hùng. Trung Cộng thèm muốn Biển Đông
nhưng kẹt vì Hoa Kỳ vẫn còn tại đó.
Trong
thập niên 1970-1980, Trung Quốc đã bỏ 20% ngân sách quốc phòng vào hải quân. Từ
đó hải quân Trung Quốc trăng trưởng đáng kể. Lực lượng tầu ngầm thông thường
tăng từ 35 chiếc lên 100 chiếc; chiến hạm trang bị hỏa tiễn tăng từ 20 chiếc
lên 200 chiếc. Và họ bắt cũng bắt đầu phát triển tầu ngầm nguyên tử trang bị hỏa
tiễn mang đầu đạn nguyên tử (SSBN).
Năm
1972, Hoa Kỳ muốn rút chân ra khỏi Việt Nam và để bẽ gãy sự đoàn kết khối Cộng
Sản, Kissinger rồi Nixon sang Hoa Lục cam kết Trung Cộng được rảnh tay trên các
vùng biển dưới đảo Hải Nam.
Ngày
19 tháng giêng năm 1974, Trung Cộng tấn công chiếm quần đảo Hoàng Sa từ tay Việt
Nam Cộng Hòa. Lúc ấy, Mỹ chỉ còn yểm trợ yếu ớt cho lục quân Việt Nam Cộng Hòa.
Một trận hải chiến đã xảy ra.
Thành phần tham dự:
Trung
Cộng
2 tàu quét lôi.
4 tàu chống ngầm lớp Krondstadt (2 chiếc không tham chiến)
2 chiến hạm chở quân cùng
4 tiểu đoàn thủy quân lục chiến.
Một số tầu cá ngụy trang.
Việt
Nam Cộng Hòa:
2 tuần dương hạm
1 hộ tống hạm
1 khu trục hạm
1 đại đội hải kích
1 nhóm biệt kích quân
1 trung đội địa phương quân.
Hình tìm thấy trên các mạng khác nhau:
HQ-4
Trần Khánh Dư
(trước
khi chuyển giao cho Việt Nam)
HQ-5
Trần Bình Trọng
(hình chụp lúc còn làm tầu Tuần Duyên cho
hải quân Mỹ)
HQ-10
Nhật Tảo (tầu bị chìm trong hải chiến Hoàng Sa)
HQ-16
Lý Thường Kiệt.
Tổn thất:
Trung
Cộng
18 thủy thủ chết
Số lính thủy bị thương không rõ
Việt
Nam Cộng Hòa:
1 hộ tống hạm chìm, 3 tàu hư hỏng nặng.
74 thủy thủ chết
16 người bị thương
48 bị bắt làm tù binh
Cũng
có nguồn tin cho rằng Mỹ đã làm ngơ để Trung Cộng sơi tái quần đảo Hoàng Sa.
Tin này không biết đúng hay sai, vì nếu có thì đó là tài liệu tối mật. Nhưng
xem ra rất có lý. Trong thời gian này Mỹ và Trung Cộng rất thân, vì Mỹ muốn
Trung Cộng không còn là bạn thiết
của Liên Xô. Để chứng tỏ tình bạn mới này Mỹ cho Trung Cộng một món quà quý
giá. Hơn nữa, theo các tài liệu Mỹ ngày ấy thi trữ lượng dầu ở Biển Đông không
nhiều lắm. Vậy Trung Cộng có khai thác dầu nơi đây thì cũng chẳng đáng giá.
Sét
lại tổng quát, ta thấy TQ đã dương lên một bẫy để Việt Nam Cộng Hòa vướng vào.
Đây là du kích trên biển khơi với các tầu cá ngụy trang. Theo Wikipedia thì Hải
Quân Việt Nam Cộng Hòa bị tấn công bất ngờ và không có một kế hoạch hành quân để
đến nỗi hai hạm HQ-5 và HQ-16 bắn lầm nhau.
Trận chiến này là dấu hiệu đầu tiên cho thấy tham vọng
của Trung Quốc ở Biển Đông.
No comments:
Post a Comment