July
4-2011 Du Kí- bài 4
ĐOẠN ĐƯỜNG 3: Denver-Gillete
Sáng
sớm hôm sau, chúng tôi cũng được đánh thức dạy với chuông điện thoại. Mọi người
lại dạy và đi ăn sáng trong khách sạn và bữa điểm tâm cũng chẳng hơn bao nhiêu
so với bữa ăn sáng hôm trước. Tất cả lên xe và chỗ ngồi được thay đổi (rotation)
theo ấn định của hướng dẫn viên. Xe ra khỏi Denver rồi theo xa lộ I 25 bắc để
đến Cheyenne thủ phủ của tiểu bang Wyoming. Hai bên đường bây giờ toàn là đồng
cỏ bao la xanh tươi, nhưng ít khi thấy nhà cửa dân cư. Phía tây I 25 là các
ngọn núi còn vương tuyết trắng của dãy Rocky Mountain càng lúc càng xa.
Bản đồ đoạn
3
Trên
100 mile (160 km) di chuyển, xe ngừng tại Cheyenne, Wyominh cho bà con giả khát
mua thức ăn trưa cùng đồ lưu niệm. Hầu hết hành khách đều mua các thứ đồ nguội
ăn trưa, nhưng nhóm chúng tôi chẳng ai mua món ăn gì cả, mà chỉ mua đồ lưu niệm.
Cheyenne thật ra là tên bộ lạc da đỏ sống ở
đây và theo sự khảo sát của các nhà khảo cổ thì người da đỏ chính là người sống
ở bắc Á châu vùng Mông Cổ-Siberia. Họ đã di cư trong thời kỳ giá lạnh trên
11000 năm trước, thời đại băng hàn ở bắc bán cầu. Ở thời đại này, vùng eo biển
Bering, nước bị đóng băng hoàn toàn nên người giống người này đã có thể vượt từ
Á châu sang Mỹ châu. Một nhánh dân này lên bắc cực khuyên thành Eskimo một nhóm
khác sang Mỹ Châu thành người da đỏ.
Trên đường từ Denver tới Wyominh
Nhìn vào hình thì ta đừng nghĩ rằng Mỹ chỗ nào cũng dàu có.
Thành phố Cheyenne là thủ phủ của bang. Thành
phố lập ra năm 1867 khi hàng ngàn người di
dân đổ xô về đây làm cow boys, nông trại, cờ bạc, đĩ điếm. Sau này quân đội Mỹ
lập ra Camp Cheyenne. Hiện nay thành phố có khoảng 60000 dân và thị trấn đông
dân nhất của bang.
Riêng Wyoming có diện tích 97,814 sq mi (253,348 km2 đứng hàng
thứ 10 của Hoa kỳ) và có dân số
theo thống kê mới nhất là 544,270
người đứng cuối bảng dân số Mỹ. Nếu so sánh thì dân cả tiểu bang Wyoming còn ít
hơn thành phố Denver. Xem vậy ta thấy dân Wyoming thưa thớt chừng nào. Đây
là một trong các cái nôi của cow boy với các khẩu súng lục bắn nhanh như chớp
giật. Điều này chẳng lạ gì cho các tiểu bang miền trung tây Hoa Kỳ với các cánh
đồng cỏ bát ngát, nên rất tốt cho việc cượi ngựa chăn bò. Trong quyển Đại Việt
thắng Nguỵên Mông, đã xuất bản tại Hà Nội tháng 8 năm 2010, có nói lý do tại
sao người Mông Cổ có tài cưỡi ngựa. Địa thế đất trên thảo nguyên Mông Cổ cũng
tương tự như các cánh đồng cỏ của các bang bắc Colorado, rất tiện cho việc cưỡi
ngựa.
Xe
khởi hành lúc 10 sáng theo I 25 một đoạn, rồi rẽ vaò đường 85 để tiến vào bang
South Dakota.
Tôi
chưa xem tài liệu nào nói lại nguồn gốc chữ Dakota, nhưng có thể là một sự lẩm
lẫn khi diễn dịch bộ lạc da đỏ Lakota chính sống nơi đây từ 11000 năm trước.
Cũng
như bắc Colorado, đoạn đường nơi đây toàn là đồng cỏ nhưng khác hơn một chút là
dãy Rocky Mountain đã biến dưới chân trời. Nhiều khi thấy một cổng thật đẹp với
tên của ai đó và sau là chữ Ranch (trang trại), một đàn bò đang ăn cỏ, rồi tiếp
theo là một con đường dài thẳng tắp chạy mất hút ở chân trời mà không thấy nhà
của trại đâu cả. Điều này cho ta thấy trang trại này rộng biết bao.
Các
cổng trang trại này hoàn toàn mở rộng, không có cánh cửa chắn ngang, nhưng đàn
bò chỉ đứng sau các cổng nhìn ra, chứ chẳng con nào lại đâm đầu ra đường để bị
xe đụng chết. Các bạn thấy bò nơi này thông minh chưa?
Thật
ra bò thì đã bị người ta ví là ngu như bò thì làm gì mà thông minh vậy. Thông
minh vẫn là con người. Các ông chủ trại cho đào một rãnh rộng năm, sáu feet
(gần 2 m) sâu độ 1 foot. Bên trên lót bởi một tấm kim loại có lỗ thủng to hơn
chân bó một chút, tơ như vỉ sắt lót phi đạo dã chiến. Đàn bó nhìn thấy lỗ thủng
nên chắng dám bước qua. Kể ra thì chúng cũng khôn hơn bò, nếu không lại bị gán
đúng là ngu như bò.
Giờ
ăn trưa đến, hành khách lấy đồ nguội ra ăn, còn nhóm chúng tôi lấy cơm ra sực.
Mấy người Hoa ngồi gần lấy làm lạ hỏi bà xã tôi bằng tiếng Anh:
-
“Làm sao bà mua được cơm vậy?”
Bà
xã tôi trả lời:
-
“Chúng tôi nấu.”
Xem
ra họ cũng thèm cơm vậy.
Đây
cũng chính là chuyện đi chơi TQ năm 2007. Trong mười mấy ngày chúng tôi chỉ ăn
các món TQ ớn tới đỉnh đầu. Thèm một giọt nước mắm cũng không có. Tôi thăm TQ
là tìm hiểu thêm lịch sử văn hóa. Càng tìm hiểu nhiều thì càng có lợi khi phải
đương đầu lúc họ xâm lăng. Theo thành ngữ binh pháp: “Tri kỷ tri bỉ, bách chiến
bách thắng” (Biết người biết mình, trăm trận trăm thắng). Nếu quân TQ sang xâm
lăng, ta đem đổ hết tàu vị yểu là họ phải rút về.
Trước
khi đi hai vợ chồng tôi đã cam kết, không mua một thứ gì ở TQ. Vì vậy chúng tôi
chẳng mua tơ, lụa, tranh ảnh…Nhưng cuối cùng phải mua vài pho tượng nhỏ lính
của Tần Thủy Hoàng ở Tây An.
Vài
giờ di chuyển thì thấy có núi non xuất hiện, nhưng không hùng vĩ như các núi
của Rocky Mountain. Nơi tham quan của bang này là Crazy Horse, Bear Country và Mt
Rushmore.
Crazy
Horse phải dịch là Ngựa Điên. Đây là một memorial park (đài tưởng niệm) có hình
một người da đỏ cưỡi ngựa, mắt đăm chiêu nhìn theo hướng tay chỉ qua đầu ngựa. Ánh mắt nhìn và tay chỉ nói lên: “Các ông đã
lấy hết đất chúng tôi và đó là đất mà chúng tôi đã có.” Hình tượng có người có
ngựa làm nhiều nghĩ ông da đỏ đang cưỡi ngựa điên. Nhưng các bạn đừng hiểu lầm
con ngựa bị điên mà là người đó điên. Crazy Horse là tên của người anh hùng bộ
lạc Oglala Lakota chiến đấu chống lại sự xâm nhập của người da trắng. Người da
đỏ hay lấy tên các con vật như: chó sói khùng, gấu lớn, ngựa khỏe đặt tên cho chính
mình hay con trai. Nhưng oái oăm thay, người chủ trương tạc pho tượng cũng là
người khởi đầu tạc tượng lại là người da trắng gốc Ba Lan sinh quán tại Boston
tên Korczak Ziólkowski. Ông này sau khi xem tượng 4 tổng thống ở Mt Rushmore đã
nảy sinh ý nghĩ tạc pho tượng này để tuyên dương sự can đảm của người da đỏ.
Ông
Korczak đã bắt đầu tạc tượng năm 1948, khi chỉ có 47 đô la trong túi tại núi có
tên Black Hill. Ông được sự ủng hộ nhiệt tình của bà vợ trẻ hơn ông 18 tuổi (Ông
này đúng là sư phụ! Tôi hơn vợ có 14 tuổi mà đã bị vợ đánh u đầu, chê bai đủ
thứ. Ông thì được vợ cưng nghe theo răm rắp). Lúc đầu Ông chỉ dùng một thang
leo vài trăm bực thang và máy khoan chạy bằng xăng làm máy ép khí. Mỗi buổi
sáng, ông đến nổ máy ép khí chặy bằng xăng cũ kỹ, rồi leo mấy trăm bậc thang để
bắt đầu công việc cho đến tối. Nhưng máy quá tệ nên rất nhiều lần chết máy; ông
lại phải tụt xuống sừa máy, quay máy và lại leo lên. Tôi viết lên để các bạn
thấy cái can đảm chịu đựng của một nghệ nhân. Theo cuộn phim chúng tôi được xem
thì thấy quần áo ông rách nát, sống cùng vợ trong túp lều xiêu vẹo.
Có
lần chính phủ Mỹ hứa giúp ômg 10 triệu đô la, nhưng ông từ chối vì nghĩ tới
việc người da đỏ đã mất hết lãnh thổ của họ. Chính thống đốc tiểu bang hai lần
đề nghị giúp 10000 đô, gia đình của nghệ nhân này vẫn từ chối. Hiện nay, công
việc tiếp tục và tiền là do sự bán các đồ kỉ niệm, tiền vào cửa của du khách,
cùng tiền tặng của tư nhân.
Sau lưng có tượng Crazy Horse
Năm
1982, ông Korczak từ trần, vợ và con ông tiếp tục công việc cho đến ngày nay.
Tuy nhiên, bây giờ cách làm tượng dùng đến kỹ thuật là thuốc nổ. Do đó cách làm
tượng lại liên quan đến các kỹ sư. Chưa biết bao giờ thì pho tượng sẽ hoàn
thành. Nhưng khi hoàn tất thì đây sẽ là pho tượng lớn nhất thế giới. Nó sẽ có
bề rộng 641 ft (195 m) và chiều cao 563 ft
(172 m- cao hơn ngọn núi Nhỏ Vũng Tàu). Chỉ nguyên mặt của người hùng Crazy
Horse đã cao 87 feet (27 m) high; và so
với mặt 4 thổng thống tại Mount Rushmore
là 60 feet (18 m). Hiện nay mặt của Crazy Horse đã hoàn tất năm 1998.
Khi chúng tôi tới đây là trưa ngày 4 tháng 7. Đó
là ngày nghỉ, nên chúng tôi không thấy thuốc nổ hay nhân công, mà chỉ thấy một
giàn bắn pháo bông cho đêm ấy để kỷ niệm ngày độc lập nước Mỹ. Cái đầu của pho
tượng đang làm chưa hoàn tất, nhưng mặt mũi của người hùng Crazy Horse thì xong
rồi.
Mới vào tới cửa, tôi đang nhìn quả núi có khắc
tượng Crazy Horse phía xa, thì nghe tiếng reo vui thú của cháu bé Alyssa. Tôi
không hiểu sao cháu lại reo? Pho tượng thì xa lắm mà cháu thì bé làm sao thấy
nổi, vì các hàng rào cùng cửa hàng bán kỷ vật che mất? Đến như tôi mà chỉ thấy
phần nhỏ trên đầu pho tượng.
Thấy tôi
hững hờ, cháu túm tay nói:
- Ông ơi! Con ngựa.
Tôi vẫn không thấy con ngựa mà cháu nói. Tôi lại
nghĩ chắc cháu thấy tựơng Crazy Horse mẫu thu nhỏ đâu đấy.
Tôi hỏi lại:
- Con ngựa nào, con?
Cháu đưa tay chỉ.
Tôi nhìn theo hướng tay cháu thấy thấp thoáng sau
đám đông một con chó trắng đốm đen. Nhưng con chó này to lắm, cái đầu cách mặt
đất tới cả thước. Mình con chó cao tới khoảng 80 phân. Tôi vội giữ cháu lại vì
sợ cháu chạy theo con “ngựa” lốm đốm đó. Nó mà sực một miếng là đi nhà thương.
Ở đây, họ mới làm một khu gồm nhiều nhà lớn vách
gỗ, nền gỗ, trần cũng bằng gỗ đánh bóng, rất đẹp. Tóm lại tất cả là gỗ, rộng
lớn, cao ráo. Khu này vừa làm thương mại lẫn bảo tàng viện. Bên trong có nhiều
khu trưng bày cách quần áo, lều ở, cùng cách sinh hoạt của người da đỏ.
Tất cả chúng tôi đều có dịp học hỏi. Cả hai cô
cháu tôi rất thú vị nhìn các mô hình thú vật, người da đỏ, nhất là mô hình thu
nhỏ tượng Crazy Horse. Cô bé tí cứ bám lấy cho con ngựa, sờ chân, bụng ngựa.
Chúng tôi gọi đi nhất định không đi. May đâu có một con mèo vàng chạy qua. Cô
ta bỏ chỗ này rượt theo con mèo.
Giờ rời đây để đi nơi khác cũng rất khó với chúng
tôi, cũng vì cô cháu này ham xem thú vật. Từ lúc cháu mới bặp bẹ tôi đã nuôi
một con chó và một con thỏ cho cháu chơi. Con chó thì chết sau đó vì quá già,
con con thỏ buồn tình bạn với chó, đã đào lỗ chui ra sang nhà bên cạnh trốn mất
tiêu. Sau này, hai cô cháu hay dụ tôi mua cho cháu một con chó. Nhưng chúng tôi
không dám vì quá bận, rất tốn kém. Ở bên này nuôi chó phải có giấy phép (đóng
tiền), bịnh phải đem đi nhà thương chó tốn vài trăm đô một lần. Khi đi xa mà
không đem chó theo được thì phải đem chó đến khách sạn thú vật, tốn kém chẳng
ít. Nếu con chó chết vì nguyên do không rõ, chủ nhân sẽ bị rắc rối với pháp
luật, nhất là khi mới nuôi vài năm đầu. Vào khoảng năm 2009 hay 2010, ở San
Francisco, một người đàn ông bị vào tù vì quăng con chó của một cô gái ra đường.
Nguyên nhân là vì con chó hay sủa, lúc anh ta đứng cạnh bên xem diễn hành. Còn
giết chó, ăn thịt thì chắc chắn vào tù. Nếu đem luật này về Việt Nam thì chắc
các ông bị vào tù một nửa, nhất là các vùng Hố Nai, Gia Kiệm… Năm 1980, một
người bạn tôi mời tôi nghỉ đêm tại nhà người bà con anh ta tại Hố Nai, khi tôi
giúp anh ta tổ chức vượt biên. Sáng sớm hôm sau, chúng tôi kéo nhau ra chợ tham
quan để mở rộng tầm mắt. Đến chợ, tôi thấy một khu bán toàn chó đủ cỡ. Con thì
bị cột, con thì nằm trong lồng. Chúng đều có vết nước mắt, kêu ăng ẳng, rên
siết làm tôi đau lòng, chắc chúng có linh cảm sắp hết kiếp làm con vật.
Sau khi dừng đây hơn 1 giờ, xe chúng tôi di chuyển
đến Bear Country cách đó khoảng 20
phút. Nhưng một vấn đề khác là cô cháu tôi không chịu lên xe; cô ta cứ chạy
theo mèo, chó và ngựa mãi. Sau một hồi vất vả với cô cháu này, ông cháu cũng
ngồi lên xe cuối cùng vì cháu nghe nói sắp đi coi gấu.
Crazy Horse
Vào xem chỗ ở của ngựa điên.
Vạn dặm từ xa, lại tốn tiền.
Phá núi, đục mài thành tượng đá.
Cầu cho người cỡi sớm thành tiên.
VHKT
No comments:
Post a Comment